Giải Lịch sử 8 trang 76 Cánh diều

Với Giải Lịch sử 8 trang 76 Bài 16: Việt Nam nửa sau thế kỉ XIX sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Lịch sử 8.

1 257 25/04/2023


Giải Lịch sử 8 trang 76 Cánh diều

Câu hỏi trang 76 Lịch Sử 8Khai thác thông tin, tư liệu và bảng 16:

- Trình bày nguyên nhân xuất hiện phong trào cải cách, canh tân đất nước cuối thế kỉ XIX.

Khai thác thông tin, tư liệu và bảng 16: Trình bày nguyên nhân xuất hiện phong trào cải cách

Lời giải:

+ Ở nửa sau thế kỉ XIX, triều Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng, đất nước suy yếu, lại phải lo đối phó với cuộc xâm lược của thực dân Pháp.

+ Một số quan lại, sĩ phu thức thời, tiêu biểu như: Nguyễn Trường Tộ, Trần Đình Túc, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Lộ trạch,… đã nhận thức rõ sự bảo thủ của triều đình nên đã mạnh dạn đem kinh nghiệm và hiểu biết của bản thân xây dựng các bản điều trần gửi lên triều đình Huế đề nghị thực hiện cải cách.

Câu hỏi trang 76 Lịch Sử 8Khai thác thông tin, tư liệu và bảng 16:

- Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của quan lại, sĩ phu yêu nước Việt Nam cuối thế kỉ XIX.

Khai thác thông tin, tư liệu và bảng 16: Nêu những nội dung chính trong các đề nghị

Lời giải:

+ Từ năm 1863 đến năm 1871, Nguyễn Trường Tộ đã gửi lên triều đình 58 bản điều trần, đề nghị: chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển nông nghiệp, công - thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục,...

+ Năm 1868, Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế và Đinh Văn Điền đề nghị mở cảng Trà Lí (Nam Định), đẩy mạnh khai khẩn đất hoang, khai mỏ, mở mang thương nghiệp, củng cố quốc phòng....

+ Năm 1872, Viện thương bạc đề nghị mở ba cảng biển ở miền Bắc và miền Trung, đẩy mạnh giao thương với bên ngoài,...

+ Năm 1877 và 1882, Nguyễn Lộ Trạch gửi hai bản điều trần “Thời vụ sách” (thượng và hạ) lên vua Tự Đức, phân tích rõ lợi hại của phương lược Hoà - Thủ - Chiến, đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí, bảo vệ đất nước,...

III. Phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế

Câu hỏi trang 79 Lịch Sử 8: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.7 đến 16.10, trình bày những nét chính về khởi nghĩa Bãi Sậy và khởi nghĩa Hương Khê.

 

Đọc thông tin và quan sát các hình từ 16.7 đến 16.10, trình bày những nét chính

Trả lời:

♦ Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892)

- Lãnh đạo: Đinh Gia Quế và Nguyễn Thiện Thuật

Địa bàn hoạt động: vùng bãi sậy ở phủ Khoái Châu (Hưng Yên); sau đó mở rộng ra các tỉnh Hải Dương, Bắc Ninh, Quảng Ninh,…

- Diễn biến chính:

+ Nghĩa quân nhiều lần đẩy lui các đợt tấn công, càn quét của địch; từng bước mở rộng địa bàn chiến đấu.

Trong những năm 1885 - 1889, thực dân Pháp mở nhiều cuộc càn quét vào Bãi Sậy, làm cho lực lượng nghĩa quân suy giảm và rơi vào thế bị bao vây, cô lập; nghĩa quân suy yếu dần.

- Kết quả: cuối năm 1892, khởi nghĩa bị dập tắt.

♦ Khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896)

- Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng,…

Địa bàn hoạt động: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình

- Diễn biến chính:

+ 1885 - 1888 là giai đoạn chuẩn bị lực lượng, xây dựng công sự, rèn đúc khí giới và tích trữ lương thảo. Nghĩa quân được tổ chức quy củ, phiên chế thành 15 quân thứ, đặt dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba. Họ đã tự chế tạo được súng trường theo mẫu súng của Pháp.

+ 1888 - 1896 là giai đoạn đẩy mạnh hoạt động, tổ chức các cuộc tập kích, tấn công đường giao thông và đẩy lui nhiều cuộc hành quân càn quét của quân Pháp. Thực dân Pháp tiến hành bao vây, cô lập nghĩa quân và mở nhiều cuộc tấn công vào căn cứ Ngàn Trươi, làm cho lực lượng nghĩa quân suy yếu dần.

- Kết quả: cuối năm 1895, Phan Đình Phùng bị thương nặng và hi sinh. Đến năm 1896, những thủ lĩnh cuối cùng của cuộc khởi nghĩa cũng bị thực dân Pháp bắt.

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giải Lịch sử 8 trang 80 Cánh diều

1 257 25/04/2023


Xem thêm các chương trình khác: