Giải Lịch sử 6 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Xã hội nguyên thủy

Với giải bài tập Lịch sử lớp 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 6. 

1 853 lượt xem
Tải về


Mục lục Giải Lịch sử 6 Bài 4: Xã hội nguyên thủy

Câu hỏi trang 21 Lịch Sử 6: Dựa vào sơ đồ 4.1 và thông tin bên dưới, em hãy cho biết:

- Xã hội nguyên thủy đã trải qua những giai đoạn phát triển nào?

- Đặc điểm căn bản trong quan hệ giữa người với người thời nguyên thủy.

Trả lời:

- Xã hội nguyên thủy đã trải qua các giai đoạn: bầy người nguyên thủy; thị tộc; bộ lạc.

- Đặc điểm căn bản trong quan hệ giữa người với người thời nguyên thủy là:

+ Con người ăn chung, ở chung và giúp đỡ lẫn nhau.

+ Của cải chung, cùng lao động và hưởng thụ bằng nhau (công bằng và bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng”).

Câu hỏi trang 22 Lịch Sử 6: Lao động có vai trò như thế nào trong quá trình tiến hóa của người nguyên thủy.

Trả lời:

- Vai trò của lao động trong quá trình tiến hóa của người nguyên thủy:

+ Nhờ chế tác công cụ lao động, đôi bàn tay con người dàn trở nên khéo léo, cơ thể con người cũng dần biến đổi để thích ứng với các tư thế lao động. Như vậy, thông qua quá trình lao động con người đã tự cải biến và hoàn thiện mình.

+ Lao động giúp tư duy sáng tạo của con người ngày càng phát triển (vì: con người biết chế tác, sáng tạo ra nhiều công cụ lao động tỉ mỉ, tinh xảo hơn, phù hợp hơn với tính chất của công việc).

+ Thông quá quá trình lao động, người nguyên thủy kiếm được thức ăn để nuôi sống bản thân và gia đình.

Câu hỏi trang 22 Lịch Sử 6: Dựa vào các hình 4.2, 4.4, 4.5, 4.6 và thông tin bên dưới, em hãy kể tên những công cụ lao động của người nguyên thủy. Những công cụ đó được dùng để làm gì?

Trả lời:

- Các công cụ lao động của người nguyên thủy: rìu đá và mảnh tước

- Các công cụ đó được dùng để:

+ Lao động, tìm kiếm thức ăn.

+ Hỗ trợ việc chế tác loại công cụ hoặc vật dụng khác (ví dụ: hình 4.4 miêu tả việc người nguyên thủy sử dụng rìu đá/ mảnh tước để đục lỗ trên khúc xương thú và mài nhọn khúc gỗ).

Câu hỏi trang 22 Lịch Sử 6: Quan sát hình 4.7, em có đồng ý với ý kiến: bức vẽ trong hang La-xcô (Lascaux) mô tả những con vật là đối tượng săn bắt của người nguyên thủy khi họ đã có cung tên. Tại sao?

Trả lời:

- Em đồng ý với ý kiến: bức vẽ trong hang La-xco mô tả những con vật là đối tượng săn bắt của người nguyên thủy khi họ đã có cung tên. Vì:

+ Nếu chỉ sử dụng các công cụ lao động như: mảnh tước, rìu đá… con người rất khó có thể săn bắt được các con vật chạy nhanh như: hươu, nai, ngựa. Vì vậy, họ cần chế tạo ra loại công cụ lao động mới sắc nhọn hơn, linh hoạt hơn.

+ Mặt khác, trong quá trình săn bắt các con vật như: hươu, nai, ngựa… nếu con người đứng ở cự li quá gần với các con vật đó, thì con người rất dễ gặp nguy hiểm. Do vậy, họ cần đứng ở cự ki xa hơn.

=> Cung tên là công cụ lao động phù hợp với yêu cầu công việc săn bắt.

Câu hỏi trang 23 Lịch Sử 6: Quan sát hình 4.8, em hãy cho biết đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam (cách thức lao động, vai trò của lửa trong đời sống của họ).

Trả lời:

- Đời sống của người nguyên thủy ở Việt Nam:

+ Con người biết mài đá để tạo ra công cụ lao động, như: rìu đá mài lưỡi; cung tên…

+ Cách thức lao động của con người vẫn chủ yếu là: săn bắt và hái lượm.

+ Người tối cổ biết tạo ra lửa để sưởi ấm, nướng chín thức ăn và xua đuổi thú dữ.

Câu hỏi trang 23 Lịch Sử 6: Những chi tiết nào trong hình 4.9 thể hiện con người đã biết thuần dưỡng động vật?

Trả lời:

- Những chi tiết trong hình 4.9 thể hiện con người đã biết thuần dưỡng động vật là:

+ Chi tiết con người cưỡi trên lưng một con thú lớn:

+ Chi tiết con người sống gần với các loài động vật:

Câu hỏi trang 25 Lịch Sử 6: Quan sát hình 4.11 và cho biết người nguyên thủy đã khắc hình gì trong hang Đồng Nội?

Trả lời:

- Người nguyên thủy đã khắc hình mặt người (hình bên phải) và hình mặt thú (hình bên trái) trong hang Đồng Nội.

Câu 1 trang 25 Lịch Sử 6: Em hãy nêu sự tiến triển về công cụ lao động, cách thức lao động của người nguyên thủy.

Trả lời:

- Sự tiến triển của công cụ lao động: công cụ ghè đẽo (rìu cầm tay), công cụ rìu mài lưỡi; rìu có tra cán, cung tên…

- Sự tiến triển của cách thức lao động: săn bắt hái lượm, trồng trọt chăn nuôi.

Câu 2 trang 25 Lịch Sử 6: Em hãy hoàn thành bảng dưới đây?

Nội dung

Người tối cổ

Người tinh khôn

Đặc điểm cơ thể

Công cụ và phương thức

lao động

Tổ chức xã hội

Trả lời:

Nội dung

Người tối cổ

Người tinh khôn

Đặc điểm cơ thể

- Hầu như hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, tay tự do sử dụng công cụ, tìm kiếm thức ăn.

- Trên cơ thể vẫn mang nhiều dấu tích của loài vượn: lớp lông trên cơ thể khá dày; trán thấp, bợt ra sau; u mày nổi cao

- Thể tích não khoảng từ 650 cm3 đến 1100 cm3

- Cấu tạo cơ thể như ngày nay (nên còn gọi là người hiện đại): xương cốt nhỏ, bàn tay khéo léo, hộp sọ và thể tích não phát triển, cơ thể gọn và linh hoạt,...

- Thể tích não lớn khoảng 1450 cm3

Công cụ và phương thức

lao động

- Rìu cầm ta và mảnh tước

- Săn bắt hái lượm

- Rìu mài lưỡi, lao, cung tên

- Săn bắt, trồng trọt, thuần dưỡng động vật và chăn nuôi.

Tổ chức xã hội

- Bầy người

- Thị tộc và bộ lạc

Câu 2 trang 25 SGK Lịch Sử 6: Em hãy hoàn thành bảng dưới đây?

Nội dung

Người tối cổ

Người tinh khôn

Đặc điểm cơ thể

Công cụ và phương thức

lao động

Tổ chức xã hội

Trả lời:

Nội dung

Người tối cổ

Người tinh khôn

Đặc điểm cơ thể

- Hầu như hoàn toàn đi đứng bằng hai chân, tay tự do sử dụng công cụ, tìm kiếm thức ăn.

- Trên cơ thể vẫn mang nhiều dấu tích của loài vượn: lớp lông trên cơ thể khá dày; trán thấp, bợt ra sau; u mày nổi cao

- Thể tích não khoảng từ 650 cm3 đến 1100 cm3

- Cấu tạo cơ thể như ngày nay (nên còn gọi là người hiện đại): xương cốt nhỏ, bàn tay khéo léo, hộp sọ và thể tích não phát triển, cơ thể gọn và linh hoạt,...

- Thể tích não lớn khoảng 1450 cm3

Công cụ và phương thức

lao động

- Rìu cầm ta và mảnh tước

- Săn bắt hái lượm

- Rìu mài lưỡi, lao, cung tên

- Săn bắt, trồng trọt, thuần dưỡng động vật và chăn nuôi.

Tổ chức xã hội

- Bầy người

- Thị tộc và bộ lạc

Câu 3 trang 26 Lịch Sử 6: Hãy phát biểu cảm nhận của em về vai trò của lao động đối với bản thân, gia đình và xã hội ngày nay.

Trả lời:

- Lao động giúp con người tạo ra sản phẩm vật chất, để thân nuôi sống bản thân, gia đình, góp phân xây đựng xã hội phát triển.

- Lao động đem đến cho con người niềm vui, tìm thấy được ý nghĩa thực sự của cuộc sống. Quan trọng hơn hết, lao động chính là phương tiện để mỗi người khẳng định được vị trí và sự có mặt của mình trong cuộc sống...

- Thông qua quá trình lao động, con người sẽ rút ra được những bài học cho riêng bản thân mình từ đó sẽ có sự sáng tạo, tư duy mới mẻ hơn, mở mang tầm hiểu biết.

=> Do đó, mỗi người cần thấy được: lao động là vinh quang, là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của bản thân, từ đó phải biết tự giác, sáng tạo không ngừng, cải tiến để nâng cao năng suất lao động.

Câu 4 trang 26 Lịch Sử 6Vận dụng kiến thức trong bài học, em hãy sắp xếp các bức vẽ minh họa đời sống lao động của người nguyên thủy bên dưới theo 2 chủ đề:

Chủ đề 1: cách thức lao động của Người tối cổ.

Chủ đề 2: Cách thức lao động của Người tinh khôn.

Trả lời:

Xem thêm lời giải bài tập Lịch sử lớp 6 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 5: Sự chuyển biến từ xã hội nguyên thủy sang xã hội có giai cấp

Bài 6: Ai Cập cổ đại

Bài 7: Lưỡng Hà cổ đại

Bài 8: Ấn Độ cổ đại

Bài 9: Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

1 853 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: