Giải KTPL 11 trang 57 Kết nối tri thức

Với giải bài tập KTPL lớp 11 trang 57 trong Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế pháp luật 11 trang 57.

1 529 30/06/2023


Giải KTPL 11 trang 57 Kết nối tri thức

Câu hỏi 1 trang 57 KTPL 11: Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi thông tin, trường hợp trên?

Công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí được thể hiện như thế nào ở mỗi

Lời giải:

- Các đoạn thông tin 1, 2, 3 cho biết: mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,... nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật.

Trường hợp 4 cho biết: ông A và ông B tuy ở 2 vị trí công việc khác nhau, nhưng đều bị xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ.

Trường hợp 5 cho biết: ông P và ông Q tuy làm những nghề nghiệp khác nhau, nhưng đều bị xử phạt khi có hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.

Trường hợp 6 cho biết: ông V và anh M tuy khác nhau về độ tuổi, nhưng đều bị xử lí hình sự khi có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Câu hỏi 2 trang 57 KTPL 11: Ở trường hợp 4 theo em để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân thì số tiền mà ông A và ông B phải nộp phạt sẽ giống nhau hay khác nhau? Vì sao?

Lời giải:

Trường hợp 4. Tại một ngã tư giao thông, ông A (nhân viên) và ông B (thủ trưởng) cùng làm tại một cơ quan, do mải nói chuyện, không chú ý nên cả hai đã điều khiển xe máy vượt đèn đỏ và đều bị Cảnh sát giao thông xử phạt vi phạm hành chính.

- Trong Trường hợp 4, để bảo đảm quyền bình đẳng của công dân thì số tiền mà ông A và ông B phải nộp phạt sẽ giống nhau.

- Vì: ông A và ông B cùng phạm một lỗi (vượt đèn đỏ); mức độ vi phạm ngang nhau và hành vi vi phạm xảy ra trong một hoàn cảnh như nhau.

Câu hỏi 3 trang 57 KTPL 11: Em hãy nêu một số quy định pháp luật thể hiện công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lí và cho ví dụ minh hoạ.

Lời giải:

- Một số quy định của pháp luật:

Điều 9 Luật Tố tụng Dân sự năm 2015 quy định: Tố tụng hình sự được tiến hành theo nguyên tắc mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần và địa vị xã hội. Bất cứ người nào phạm tội đều bị xử lí theo pháp luật.

Khoản 6 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định: Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

Điều 95 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân quy định: Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Ví dụ minh họa:

+ Ví dụ 1: Anh B là con trai của chủ tịch tỉnh X, anh B  cùng với chị C có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác. Khi đưa ra xét xử thấy hành vi của anh B có tính chất dã man, còn chị C là đồng phạm. Vì vậy toà tuyên án anh B là 2 năm 4 tháng tù còn chị C bị tuyên mức án là 1 năm 7 tháng tù.

=> Như vậy có thể thấy rằng toà án căn cứ vào mức độ, tính chất và hành vi vi phạm để xác định hình phạt và mức án phạt. Cho dù anh B là con trai của chủ tịch tỉnh X thì cũng vẫn phải chịu mức án về hành vi của mình, không có sự thiên vị nào ở đây cả bởi anh B bình đẳng như mọi công dân Việt Nam khác về trách nhiệm pháp lý.

+ Ví dụ 2: Doanh nghiệp A có hành vi trốn thuế, sau khi điều tra và phát hiện doanh nghiệp A đã cấu kết với một cán bộ trong cơ quan thuế để thực hiện trót lọt các hành vi này. Cơ quan điều tra đã khởi tố những người liên quan trong doanh nghiệp thực hiện hành vi này và cả người cán bộ trong cơ quan thuế để xử lý một cách nghiêm minh, đúng pháp luật. 

=> Trong ví dụ này, có thể thấy rằng pháp luật nghiêm minh xử lý đúng người đúng tội, cho dù có là cán bộ cơ quan nhà nước nhưng khi có sai phạm vẫn sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật.

Câu hỏi 1 trang 57 KTPL 11: Em hãy cho biết việc thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân đã mang lại những lợi ích gì cho bản thân chị V, anh A và xã hội?

Em hãy cho biết việc thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân đã mang lại

Lời giải:

Trường hợp 1:

+ Việc thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân đã giúp cho chị V được hưởng quyền học tập; quyền bầu cử và ứng cử vào Quốc hội.

+ Với đại biểu Quốc hội khóa XV, chị V đã có nhiều ý kiến, kiến nghị về chính sách phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi, góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống của nhân dân.

- Trường hợp 2: Việc thực hiện tốt quyền bình đẳng của công dân đã giúp cho anh A được hưởng quyền học tập và lao động, cống hiến cho xã hội.

Câu hỏi 2 trang 57 KTPL 11: Việc Nhà nước ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với sinh viên là người dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

Lời giải:

- Đồng bào các dân tộc thiểu số thường sinh sống tại những địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế; thông tin liên lạc và cơ sở vật chất cho giáo dục còn nhiều thiếu thốn, lạc hậu hơn so với các khu vực khác trong cả nước; mặt khác, do kinh tế khó khăn và nhận thức của một bộ phận đồng bào còn hạn chế, nên nhiều gia đình chưa quan tâm đúng mức đến việc học tập của con, em.

=> Vì vậy, việc nhà nước Việt Nam ban hành và thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Những chính sách ưu tiên này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa,… có thể tiếp tục học tập, lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác. Qua đó, góp phần tích cực vào việc nâng cao dân trí, rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng trong cả nước.

Câu hỏi 3 trang 57 KTPL 11: Theo em, nếu không quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thì sẽ dẫn đến những hậu quả gì cho công dân và cho xã hội?

Lời giải:

- Nếu không quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật thì sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, như: 

+ Tạo ra sự bất bình đẳng giữa các công dân; khiến cho các công dân không được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, không được phát triển đầy đủ và toàn diện… 

+ Sự tôn nghiêm của Hiến pháp và pháp luật bị xâm phạm. 

+ An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội bị đe dọa.

Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải KTPL 11 trang 55

Giải KTPL 11 trang 58

Giải KTPL 11 trang 59

1 529 30/06/2023


Xem thêm các chương trình khác: