Giải Kinh tế pháp luật 11 Bài 16 (Kết nối tri thức): Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc | KTPL 11
Với giải bài tập Kinh tế pháp luật 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập KTPL 11 Bài 16.
Giải KTPL 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc
Lời giải:
(*) Tham khảo:
- Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc là một trong những nhiệm vụ quan trọng của mỗi công dân Việt Nam; là nhiệm vụ đòi hỏi sự sẵn sàng và trách nhiệm cao đối với đất nước và nhân dân, đồng thời là một trong những điểm tự hào về truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam.
- Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của công dân Việt Nam là một nhiệm vụ pháp lý, được quy định trong Hiến pháp và các luật, điều lệ của nhà nước. Theo đó, mỗi công dân đều có trách nhiệm bảo vệ độc lập, chủ quyền, an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và sự sống của dân tộc, đồng thời thực hiện các nghĩa vụ quân sự và bảo vệ môi trường.
=> Như vậy: nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc không chỉ đòi hỏi sự sẵn sàng và trách nhiệm cao đối với đất nước và nhân dân, mà còn đòi hỏi kiến thức và nhận thức về đất nước và lịch sử Việt Nam, cũng như sự chuẩn bị vật chất và tinh thần để đáp ứng các yêu cầu của công tác bảo vệ tổ quốc.
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc
Lời giải:
- Thông tin 3, hơn 4 300 công dân Hà Nội đã thực hiện quyền bảo vệ Tổ quốc của mình bằng việc lên đường nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công an nhân dân.
- Trường hợp 4, chị V thực hiện quyền bảo vệ Tổ quốc của mình bằng việc nhiều lần tham gia hỗ trợ các cơ quan nhà nước điều tra, ngăn chặn, đấu tranh với các hoạt động tội phạm công nghệ cao chống phá Nhà nước, gây rối trật tự an toàn xã hội, xâm phạm an ninh quốc gia.
Lời giải:
- Công dân có các quyền về bảo vệ Tổ quốc như:
+ Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật;
+ Tổ cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc; bình đẳng về bảo vệ Tổ quốc;
+ Kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia;...
- Ví dụ: Người dân báo cơ quan chức năng khi phát hiện hành vi xâm phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia; thanh niên chủ động đăng kí tham gia lực lượng dân quân tự vệ;...
Lời giải:
- Trong trường hợp 2, ông Q đã thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân bằng việc chủ động theo dõi, đánh dấu vị trí và trình báo kịp thời hành vi chôn giấu vũ khí của nhóm người khả nghi với các cán bộ biên phòng trên địa bàn.
- Trong trường hợp 3, người dân trên địa bàn tỉnh A đã thực hiện nghĩa vụ về bảo vệ Tổ quốc của công dân bằng cách chủ động cung cấp thông tin, tạo điều kiện và phối hợp với lực lượng chức năng đập tan âm mưu phá hoại của các thế lực phản động, bảo vệ sự bình yên của đất nước.
Lời giải:
- Công dân có các nghĩa vụ về bảo vệ Tổ quốc như:
+ Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ Tổ quốc;
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự; tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân;
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Vận động, tuyên truyền người thân tuân theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc;...
- Ví dụ: Người dân chấp hành quyết định trưng dụng đất vì mục đích quốc phòng của Nhà nước; thanh niên đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự theo quyết định của cơ quan chức năng…
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ Quốc
Lời giải:
- Thông tin 1 đề cập đến hậu quả pháp lí đối với người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc: có thể bị phạt tù, tử hình.
- Trường hợp 2 đề cập đến hậu quả pháp lí nếu công dân thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc. Công dân sẽ không được nhập ngũ…
- Trường hợp 3 đề cập đến hậu quả gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; thiệt hại về người và tài sản của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc.
Lời giải:
- Một số hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc:
+ Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân; tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lí, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân;
+ Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tải liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống phá Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng kí nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện;
+ Ngăn cấm không cho người khác đi khám sức khoẻ thực hiện nghĩa vụ quân sự;
+ Quay phim, chụp ảnh, đo, vẽ vành đai an toàn của công trình quốc phòng và khu quân sự khi không được sự cho phép của cấp có thẩm quyền;...
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội và đất nước như:
+ Gây rối loạn an ninh trật tự xã hội, bất ổn về chính trị;
+ Gây tổn thất về người và của;
+ Chia rẽ sự đoàn kết dân tộc;
+ Cản trở sự phát triển của đất nước, thậm chí có thể khiến đất nước suy vong...
+ Ngoài ra, người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, tuỳ theo mức độ vi phạm, có thể bị xử lí với các mức tương ứng như: cảnh cáo, kỉ luật, phạt hành chính, phạt tù hoặc cao nhất là tử hình.
Lời giải:
- Trường hợp: Sau khi khám sức khỏe để thực hiện nghĩa vụ quân sự, anh T đã đủ điều kiện và được lệnh gọi nhập ngũ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến ngày quy định, anh T đã bỏ trốn khỏi địa phương, không chấp hành lệnh nhập ngũ.
- Bài học: Nghiêm túc thực hiện đúng những quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
Luyện tập
Luyện tập 1 trang 107 KTPL 11: Em hãy cho biết các ý kiến sau đúng hay sai. Vì sao?
a. Bảo vệ Tổ quốc trách nhiệm riêng của lực lượng quân đội, công an.
b. Quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chỉ được thực hiện khi đất nước xảy ra chiến tranh.
c. Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.
d. Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.
Lời giải:
- Ý kiến a. Sai, vì bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của tất cả công dân Việt Nam (Điều 45 Hiến pháp năm 2013).
- Ý kiến b. Sai, vì quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân được thực hiện ở mọi thời điểm, không phân biệt đất nước xảy ra chiến tranh hay hoà bình. Khi đất nước có giặc, công dân có thể trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc thực hiện các nhiệm vụ ở hậu phương để hỗ trợ tiền tuyến đánh giặc. Khi hoà bình, công dân có thể tham gia nghĩa vụ quân sự, tố cáo những hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, đóng góp công sức, vật chất xây dựng, phát triển an ninh quốc phòng
- Ý kiến c. Đúng, vì hành vi phản bội Tổ quốc gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng cho quê hương, đất nước, có thể khiến nhiều người sẽ bị mất tính mạng và khiến đất nước suy vong. Hành vi phản bội Tổ quốc đồng nghĩa với việc quay lưng lại với thành quả dựng nước và giữ nước của các thế hệ cha ông, là sự chà đạp lên truyền thống của dân tộc.
- Ý kiến d. Đúng, vì hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội và đất nước như: gây rối loạn an ninh trật tự xã hội, bất ổn về chính trị; gây tổn thất về người và của; chia rẽ sự đoàn kết dân tộc; cản trở sự phát triển của đất nước, thậm chí có thể khiến đất nước suy vong…
a. H khuyên bạn bè không nên xem một bộ phim nước ngoài vì có nhiều thông tin sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ, đường lối quân sự của Việt Nam.
b. N chỉnh sửa ảnh và đăng tải thông tin sai lệch về tình hình chính trị - xã hội đất nước lên mạng xã hội để tăng lượng tương tác.
c. V từ chối khi được người quen gợi ý hỗ trợ để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự.
d. A khuyên một người bạn trong lớp không nên chia sẻ lại các thông tin tiêu cực, bất mãn với chính quyền lên mạng xã hội.
Lời giải:
- Trường hợp a. Hành vi của H đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc. Hành vi này đã góp phần ngăn chặn việc phát tán những thông tin sai lệch về chủ quyền, lãnh thổ, đường lối quân sự của Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến đất nước.
- Trường hợp b. Hành vi của N đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc. Hành vi này sẽ khiến nhiều người hiểu nhầm gây nên những ảnh hưởng xấu đối với an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
- Trường hợp c. Hành vi của V đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc. Hành vi này đã thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân, ngăn chặn người quen của mình thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, tránh được những hậu quả không mong muốn.
- Trường hợp d. Hành vi của A đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc. Hành vi này đã giúp bạn bè trong lớp nâng cao nhận thức, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân, hạn chế những hậu quả xấu do hành vi lan truyền các thông tin tiêu cực, bất mãn với chính quyền trên mạng xã hội gây ra.
Luyện tập 3 trang 107 KTPL 11: Em hãy xử lí các tình huống sau:
Tình huống a. Đang học năm thứ nhất ở một trường đại học lớn, anh C quyết định xin bảo lưu kết quả học tập để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Khi biết tin nhiều bạn bè và người thân của anh C đã phản đối, khuyên anh C nên suy nghĩ lại.
Nếu là anh C, em sẽ giải thích như thế nào để mọi ng hiểu và ủng hộ quyết định của mình?
Tình huống b. Mẹ dự định sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ đưa S đi du học để sau này thừa sự nghiệp kinh doanh của gia đình. Tuy nhiên, S không đồng ý, S muốn được thực hiện nghĩa vụ quân sự rồi phấn đấu rèn luyện để trở thành một sĩ quan chuyên nghiệp. Biết được dự định của S, mẹ tỏ thái độ phản đối khiến S rất khó xử.
Nếu là S, em sẽ thuyết phục mẹ như thế nào?
Lời giải:
- Tình huống a. Nếu là anh C, em sẽ: giải thích cho mọi người hiểu về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân, hiểu được mục đích mình muốn nhập ngũ là để rèn luyện bản thân, cống hiến cho đất nước.
- Tình huống b. Nếu là bạn S, em sẽ: giải thích cho mẹ hiểu về quyền và nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của công dân, giải thích lí do vì sao mình lại có ý định như vậy và bày tỏ mong muốn mẹ tạo điều kiện, tôn trọng sự lựa chọn của mình.
Vận dụng
Lời giải:
(*) Tham khảo: bài viết “Tham gia nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của mọi công dân”
Hòa trong không khí hân hoan của những ngày đầu xuân năm mới, các tỉnh, thành trên cả nước đang tích cực và khẩn trương chuẩn bị cho ngày Hội tòng quân. Đây là hoạt động thường niên giúp thế hệ trẻ thể hiện lòng yêu nước, thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc. Nhưng hơn hết, là tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ, chúng ta cần nhận thức được rằng, việc thanh niên nhập ngũ không chỉ là nghĩa vụ với Tổ quốc mà còn là quyền lợi và cơ hội để trưởng thành.
Mỗi thanh niên Việt Nam ngay từ khi sinh ra đã mang trong mình trách nhiệm đối với cuộc đời và nghĩa vụ với đất nước mà đặc biệt là nghĩa vụ quân sự. Vậy “nghĩa vụ quân sự” là gì? “Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Làm nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của quân đội. Công dân phục vụ tại ngũ gọi là quân nhân tại ngũ. Công dân phục vụ trong ngạch dự bị gọi là quân nhân dự bị”. Đó không chỉ là nghĩa vụ với hiện tại, tương lai mà còn là trách nhiệm bảo vệ thành quả cách mạng của những bậc cha ông đi trước - những người đã ngã xuống vì nền hòa bình, độc lập dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Trong kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược, lớp lớp thanh niên với khát vọng tự do, dưới ngọn cờ của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã tình nguyện lên đường nhập ngũ với tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, làm nên chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, cùng với toàn quân, toàn dân ta giành thắng lợi vĩ đại, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Khi đất nước hòa bình, Đảng ta đã khẳng định công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội phải luôn đi đôi với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn tìm cách lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta và phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên nhiều lĩnh vực trong đó có quốc phòng và an ninh. Là những chủ nhân của đất nước, là cánh tay đắc lực của Đảng chúng ta phải làm gì? “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay” Là những người may mắn được hưởng thành quả của thế hệ đi trước đã dày công xây dựng, vun đắp, mỗi thanh niên sẵn sàng tham gia quân đội chính là thể hiện nghĩa vụ cao cả và lòng biết ơn sâu sắc với Tổ quốc và dân tộc.
Bên cạnh đó, các bạn trẻ cũng cần tự ý thức được rằng, lên đường nhập ngũ không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi và cơ hội để được khẳng định chính mình và trưởng thành. Được học tập, rèn luyện trong quân đội là điều kiện tốt để thanh niên tôi luyện những phẩm chất nhân cách cần thiết đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Có thể nói, môi trường quân đội sẽ giúp thanh niên hình thành và phát triển những phẩm chất mà môi trường khác khó có thể mang lại. Khi mới nhập ngũ, thanh niên phải tuân thủ nghiêm khắc với những quy định, điều lệnh, điều lệ quân đội, phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy. Thực tế, thanh niên bước vào quân đội với nhiều đặc điểm tâm lý khác nhau, họ phải chuyển hóa một cách nhanh chóng theo yêu cầu quân đội. Đó cũng chính là sự thay đổi từ nhận thức, thói quen, ngôn ngữ, cử chỉ, tác phong…. Lý do một số ít bạn trẻ không muốn nhập ngũ vì sợ khổ, sợ vất vả là xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn. Môi trường quân đội với sự nghiêm khắc sẽ giúp cho thanh niên chuyển biến nhanh chóng về mặt nhận thức, đó chính là sự vững vàng về phẩm chất chính trị, về lập trường quan điểm…, từ đó hình thành nên sự đề kháng tốt giúp cho thanh niên luôn có ý thức được nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong môi trường quân đội, thanh niên cũng ý thức được vai trò của mình trong các mối quan hệ như đồng chí, đồng đội, tình quân - dân.... Hiếm có môi trường nào mà tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái được phát huy cao độ như môi trường quân ngũ. Bên cạnh đó, khi thanh niên vào quân đội cũng được hình thành những phẩm chất chuyên môn nghề nghiệp theo các lĩnh vực cụ thể, điều đó sẽ làm cơ sở để mỗi quân nhân có thể vận dụng kiến thức vào cuộc sống sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự của mình. Trong môi trường quân đội, những người chỉ huy, vừa là người thầy mẫu mực và đồng thời cũng là những người bạn có thể giúp quân nhân chia sẽ và giải quyết những vấn đề trong công việc cũng như trong cuộc sống, dần dần hình thành những kinh nghiệm vô cùng quý báu. Những bài học được đúc kết trong môi trường quân ngũ sẽ là hành trang theo suốt cuộc đời của mỗi người để tiếp tục rèn luyện, phấn đấu, xứng đáng với tên gọi “Bộ đội cụ Hồ”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy cho nên phải tự giác tự nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của mình. Tức là thanh niên phải có đức, có tài". Hai năm trong quân ngũ không chỉ là thời gian thực hiện nghĩa vụ mà còn là cơ hội để mỗi thanh niên được trải nghiệm, rèn luyện và trưởng thành. Hãy nhớ rằng để có thể trở thành một người công dân tốt trước tiên hãy học cách là một người lính ưu tú của Quân đội Nhân dân Việt Nam anh hùng.
Lý thuyết KTPL 11 Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc
1. Một số quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc
a) Quyền của công dân về bảo vệ Tổ quốc
- Bảo vệ Tổ quốc là quyền cao quý của mỗi công dân.
- Công dân có quyền:
+ Tham gia lực lượng bảo vệ an ninh quốc gia và thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật.
+ Tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ Tổ quốc;
+ Bình đẳng về bảo vệ Tổ quốc;
+ Kiến nghị với chính quyền hoặc cơ quan chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia khắc phục sơ hở, thiếu sót trong việc thực hiện pháp luật về bảo vệ an ninh quốc gia,...
b) Nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc
- Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam.
- Công dân có nghĩa vụ:
+ Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bảo vệ Tổ quốc;
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự;
+ Tham gia dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân;
+ Giúp đỡ, tạo điều kiện cho cơ quan và người có trách nhiệm tiến hành các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia;
+ Vận động, tuyên truyền người thân tuân theo các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ quốc,....
2. Hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về bảo vệ Tổ Quốc
- Hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc gây nên nhiều hậu quả tiêu cực:
+ Đối với xã hội: gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây khủng hoảng chính trị cản trở sự phát triển của đất nước, trật tự quản lý xã hội...
+ Đối với cá nhân: xâm phạm quyền bình đẳng, quyền tự do, dân chủ của công dân; gây tổn thất về sức khỏe, tính mạng, tiền bạc của công dân;...
- Người thực hiện hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về bảo vệ Tổ quốc, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm có thể bị xử lý kỷ luật, xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Xem thêm lời giải bài tập Kinh tế pháp luật lớp 11 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân
Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin
Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Kết nối tri thức - hay nhất
- Văn mẫu lớp 11 - Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Kết nối tri thức
- Soạn văn 11 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức