Giải Hóa 11 trang 18 Chân trời sáng tạo

Với giải bài tập Hóa học lớp 11 trang 18 trong Bài 2: Cân bằng trong dung dịch nước sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Hóa học 11 trang 18.

1 521 31/05/2023


Giải Hóa 11 trang 18 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi thảo luận 16 trang 18 Hóa học 11: Quan sát Hình 2.10, mô tả hiện tượng ở thời điểm kết thúc chuẩn độ.

Quan sát Hình 2.10, mô tả hiện tượng ở thời điểm kết thúc chuẩn độ

Lời giải:

Tại thời điểm kết thúc chuẩn độ dung dịch trong bình tam giác xuất hiện màu hồng nhạt bền trong khoảng 30 giây.

Câu hỏi thảo luận 17 trang 18 Hóa học 11: Giả sử khi kết thúc chuẩn độ, thể tích dung dịch NaOH đã sử dụng là 12,5 mL. Tính nồng độ của dung dịch NaOH ban đầu.

Lời giải:

Nồng độ của dung dịch NaOH ban đầu:

Áp dụng: CHCl.VHCl = CNaOH. VNaOH

CNaOH=CHCl.VHClVNaOH=0,1.1012,5=0,08M

5. Ý nghĩa thực tiễn cân bằng trong dung dịch nước của ion Al3+, Fe3+ và CO32-

Câu hỏi thảo luận 18 trang 18 Hóa học 11: Tại sao khi bảo quản dung dịch muối M3+ trong phòng thí nghiệm người ta thường nhỏ vài giọt dung dịch acid vào trong lọ đựng dung dịch muối.

Lời giải:

Ion Al3+, Fe3+ (hay gọi chung là M3+) dễ thuỷ phân trong nước tạo thành hydroxide không tan và cho môi trường acid:

M3+ + 3H2O ⇌ M(OH)3↓ + 3H+ (*)

Trong phòng thí nghiệm người ta thường nhỏ vài giọt dung dịch acid vào trong lọ đựng dung dịch muối M3+ để bảo quản, nhằm cho cân bằng (*) chuyển dịch theo chiều nghịch, hạn chế sự thuỷ phân của muối.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 11 Chân trời sáng tạo với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải Hóa 11 trang 12

Giải Hóa 11 trang 13

Giải Hóa 11 trang 14

Giải Hóa 11 trang 15

Giải Hóa 11 trang 16

Giải Hóa 11 trang 17

Giải Hóa 11 trang 19

1 521 31/05/2023


Xem thêm các chương trình khác: