Giải GDQP 10 Bài 7 (Kết nối tri thức): Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 10 Bài 7.

1 21,813 23/09/2023
Tải về


Giải bài tập GDQP 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ 

Khởi động trang 36 GDQP 10: Em hãy kể tên một số loại vũ khí thường sử dụng trong chiến tranh và tác hại của các loại vũ khí đó

Trả lời:

- Một số loại vũ khí thường được sử dụng trong chiến tranh là: bom; đạn; mìn, súng, chất độc hóa học...

- Tác hại: gây sát thương người; tàn phá cơ sở vật chất…

I. Phòng, tránh bom, mìn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học và vũ khí công nghệ cao

Câu hỏi trang 37 GDQP 10: Em hãy phân biệt các loại bom, mìn, đạn trong hình 7.1

Trả lời:

- Dựa vào màu sắc, hình dạng của từng loại vũ khí để phân biệt. Trong đó:

+ Hình a (bom bi quả dứa, quả cam), hình b (bom bi quả ổi)… thuộc nhóm bom

+ Hình c (mìn M14), hình d (mình M18A1)…. thuộc nhóm mìn

+ Hình e (đạn cối 81 sát thương), hình g (đạn M79)…. thuộc nhóm đạn

Câu hỏi trang 38 GDQP 10: Quan sát hình 7.2, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ:

1. Nêu nội dung các ảnh ở hình 7.2

2. Để hạn chế các tác hại do bom, mìn của địch gây ra chúng ta cần làm gì?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Nội dung các ảnh hình 7.2:

- Ảnh a: hầm trú ẩn tránh bom đạn, vũ khí

- Ảnh b: sơ tán nhân dân nơi bị đánh bom

- Ảnh c: rà, phá, dò bom mìn.

Yêu cầu số 2: Một số biện pháp phòng chống tác hại của bom mìn

- Một số biện pháp phòng, tránh bom:

+ Tổ chức trinh sát, thông báo, báo động cho mọi người

+ Ngụy trang, nghi binh lừa địch;

+ Làm hầm trú ẩn

+ Sơ tán, huy động toàn dân tham gia đánh trả máy bay ném bom;

+ Khắc phục hậu quả sau đánh bom (cứ thương, cứu sập, cứu hỏa)

- Một số biện pháp phòng tránh mìn:

+ Không đến gần nơi bố trí mìn hoặc nghi ngờ có mìn

+ Không đốt lửa trên vùng đất có nhiều mìn;

+ Không cưa, đục, tháo gỡ mìn;

+ Khi phát hiện mìn nhanh chống báo cho Cơ quan chức năng biết để xử lý 

- Một số biện pháp phòng, tránh đạn: Triệt để lợi dụng địa hình, địa vật và hệ thống công sự, trận địa.

- Một số biện pháp phòng, tránh vũ khí sinh học:

+ Sử dụng các khí tài phòng độc

+ Vệ sinh phòng dịch bệnh.

II. Phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Câu hỏi trang 38 GDQP 10: Dựa vào hiểu biết của bản thân, đọc thông tin và hoàn thành bảng

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI

Thiên tai

Tác hại

Biện pháp

Nên làm

Không nên làm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trả lời:

(*) Bài tham khảo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG GIẢM NHẸ THIÊN TAI

Thiên tai

Tác hại

Biện pháp

Nên làm

Không nên làm

Bão;

Lũ lụt

- Gây mưa lớn và ngập úng, lũ lụt

- Phá hủy các công trình, nhà cửa, tài sản; sạt lở đất…

- Có thể gây thiệt hại về người.

- Trồng rừng và bảo vệ rừng; bảo vệ môi trường sinh thái

- Xây dựng các công trình kiên cố.

- Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo tình hình mưa lũ tại địa phương

- Chủ động chuẩn bị thuyền, phao, bè mảng, dự trữ lương thực, thực phẩm..

- Khi xảy ra thiên tai, cần chấp hành nghiêm phương án sơ tán của chính quyền.

- Trong tình trạng khẩn cấp, có thể gọi đến đường dây nóng theo số 112 yêu cầu trợ giúp cứu nạn

- Đi bộ, bơi lội hoặc lái xe qua vùng nước lũ đang chảy xiết.

- Lơ là, chủ quan khi biết được thông tin về thiên tai

- Hoảng loạn, tự ý hành động mà không nghe theo sự hướng dẫn của chính quyền; lực lượng cứu hộ…

- Vớt củi, đánh bắt cá trên sông suối khi có lũ.

- Trú ẩn ở những khu vực có nguy cơ sạt lở đất cao.

Hạn hán

Gây ra sa mạc hóa, thiếu nước làm cây trồng khô héo, thiếu nước sinh hoạt,...

- Trồng rừng và bảo vệ rừng

- Quy hoạch tưới tiêu hợp lý

- Xây dựng mới những hồ chứa có dung tích thích hợp nhằm tăng cường dòng chảy kiệt cho các hệ thống sông.

- Chặt phá rừng bừa bãi

Câu hỏi trang 39 GDQP 10: Quan sát hình 7.3, 7.4 và thực hiện nhiệm vụ:

1. Nêu triệu chứng, biện pháp phòng bệnh bạch hầu và dịch Covid – 19

2. Em sẽ hành động như thế nào để phòng, chống dịch bệnh?

Giải GDQP 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Nêu triệu chứng, biện pháp phòng bệnh:

* Bệnh bạch hầu:

- Triệu chứng: sốt; đau họng, ho, khản tiếng; chán ăn; giả mạc màu trắng ở họng.

- Phòng bệnh:

+ Đi tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch theo hướng dẫn của cán bộ y tế;

+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch;

+ Che miệng mỗi khi ho hoặc hắt hơi, vệ sinh miệng, mũi, họng hàng ngày;

+ Vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học,... đảm bảo thông thoáng,...

* Dịch Covid – 19:

- Triệu chứng:

+ Triệu chứng thường gặp là: sốt, mệt mỏi, ho khan

+ Triệu chứng ít gặp hơn là: đau họng, đau nhức, tiêu chảy, viên kết mạc, mất vị giác hoặc khứu giác, da nổi mẩn hay ngón tay/ ngón chân bị tấy đỏ hoặc tím tái…

+ Triệu chứng nghiêm trọng là: khó thở, mất khả năng nói hoặc cử động, đau hoặc tức ngực…

- Phòng bệnh: thực hiện thông điệp 5K (Khẩu trang; Khử khuẩn; Không tập trung; Khai báo y tế; Khoảng cách)

Yêu cầu số 2: Để phòng, chống dịch bệnh, em sẽ ghi nhớ các biểu hiện, triệu chứng; thực hiện tốt các biện pháp phòng bệnh mà Bộ y tế, Nhà nước khuyến cáo.

Câu hỏi trang 40 GDQP 10: Quan sát hình 7.5, đọc thông tin và thực hiện nhiệm vụ:

1. Nêu tác hại do cháy nổ gây ra

2. Em hãy tìm hiểu và nêu các biện pháp phòng, chống cháy nổ ở gia đình

Giải GDQP 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Tác hại do cháy nổ gây ra:

+ Làm tổn hại đến tính mạng, sức khỏe con người

+ Gây ra thiệt hại tài sản, ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Yêu cầu số 2: Các biện pháp phòng, chống cháy nổ ở gia đình:

+ Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu.

+ Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở.

+ Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt.

+ Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp... để ốp tường trần, vách ngăn hạn chế cháy lan.

+ Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà.

+ Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người bị mất năng lực hành vi dân sự… sử dụng các thiết bị điện.

+ Bố trí nơi thờ cúng hợp lý. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn chống cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.

+ Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.

+ Trang bị bình cứu hỏa

+ Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì có cửa chốt trong và không được khoá. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.

+ Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khoá cửa phòng của những người nêu trên.

+ Khi xảy ra cháy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện thoại cho Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy theo số 114 hoặc đội dân phòng, chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.

Luyện tập (trang 41)

Luyện tập 1 trang 41 GDQP 10: Nêu các nhận biết và tác hại của một số loại bom, mìn, đạn

Trả lời:

* Dấu hiệu nhận biết một số loại bom, mìn, đạn:

- Bom BLU-3B (còn gọi là bom bi quả dứa):

+ Có dạng hình trụ (64x76mm), sơn màu vàng, có 6 cánh ở đuôi bom để chỉnh hướng

+ Khối lượng khoảng 800g, vỏ bằng kim loại đúc sẵn chứa 250 viên bi (đường kính 6,3mm), thuốc nổ Cyclotol (khối lượng 150g), đầu bom gắn ngòi cơ khí chạm nổ, bán kính sát thương 10 - 15m.

- Bom BLU-46 (còn gọi là bom cam)

+ Bom chùm BLU-46 kết cấu bó 6 ống phóng SUU-7A chứa bên trong 144 quả bom bi BLU-66. Nó được gây phóng bằng điện, phóng bom con xuống mục tiêu thành dải dài và hẹp.

+ Sở dĩ BLU-66 được quân dân ta gọi là bom cam vì nó có hình cầu, sơn màu vàng giống với quả cam.

+ BLU-66 có đường kính 64mm, khối lượng 720g, chứa 120g thuốc nổ, trên thân bom được tạo rãnh ngang, dọc để tạo mảnh khi nổ. Bom nổ sẽ tạo ra 480 mảnh vụn bắn ra xung quanh gây ra sát thương với con người rất lớn.

+ Cánh đuôi bom là một vành nhựa tròn, bên trong đuôi bom gắn những cánh làm chức năng định hướng và xoay bom khi rơi để mở bảo hiểm. Chính giữa bom gắn ngòi nổ hoạt động theo nguyên lý ly tâm chạm nổ.

- Mìn M18A1

+ Mìn M18A1  gồm vỏ màu ô liu, có hình dáng là một phần của hình trụ, lồi về phía trước. Trên vỏ, phần mặt lồi có dòng chữ “Front Toward Enemy”, đó là mặt trước của mìn, mặt này phải đặt hướng về phía đối phương.

+ Vỏ của mìn phần lỗi ở phía trước có rất nhiều viên bi, các viên bi này là nguồn sát thương chủ yếu khi mìn nổ.

+ Thân mìn có nhồi thuốc nổ C-4

+ Khi mìn nổ, tạo ra một vùng sát thương, với 700 mảnh sát thương là các viên bi bay với vận tốc 1.200 m/s .

- Tác hại của bom, mìn:

+ Gây sát thương người

+ Gây thiệt hại lớn về vật chất

+ Gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái…

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 2 trang 41 GDQP 10: Kể tên một số loại thiên tai hoặc dịch bệnh đã xảy ra ở đại phương em. Chính quyền, gia đình và bản thân em đã làm gì khi xảy ra thiên tai hoặc dịch bệnh đó?

Trả lời:

- Một số thiên tai hoặc dịch bệnh đã xảy ra ở địa phương em là: Bão, lũ, dịch Covid 19,...

- Chính quyền địa phương và bản thân em đã

+ Chuẩn bị đóng bao cát để chèn ở bờ đê, rút nước sông, chặt bỏ 1 số cành cây có gây mất an toàn khi bão về,..

+ Tuân thủ nghiêm thông điệp 5K để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh Covid-19

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 3 trang 41 GDQP 10: Em hãy kể tên một vụ hỏa hoạn đã xảy ra? Nguyên nhân và tác hại

Trả lời:

* Một số vụ hỏa hoạn đã xảy ra, nguyên nhân và tác hại của nó:

- Ví dụ 1: cháy nhà tại hẻm 47, đường Lạc Long Quân, quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 7/5/2021.

+ Nguyên nhân: Căn nhà xảy ra vụ cháy dùng để sản xuất kinh doanh trái phép xi đánh bóng gạch được chế biến từ sáp đèn cầy và dầu lửa. Trong quá trình sản xuất bột xi đánh bóng gạch mới nấu đã đổ xuống sàn nhà, xi chảy lan ra bếp lửa đang nấu sáp đèn cầy gây vụ cháy kinh hoàng trên.

+ Hậu quả: khiến 8 người tử vong tại chỗ và 1 người bị thương; thiệt hại nhiều tài sản

- Ví dụ 2. Vụ cháy tại phòng trọ ở ngõ 73 phố Tam Khương, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội vào trưa ngày 4/2/2021

+ Nguyên nhân: người dân bất cẩn khi đốt vàng mã

+ Hậu quả: khiến 4 người tử vong; ; thiệt hại nhiều tài sản

Luyện tập 4 trang 41 GDQP 10: Em hãy kể lại những việc nhà trường đã làm để tuyên truyên về phòng chống cháy nổ

Trả lời:

- Những việc nhà trường đã làm để tuyên truyền về phòng chống cháy nổ là:

+ Tổ chức các buổi ngoại khóa, cuộc thi tìm hiểu về tác hại và biện pháp phòng chống cháy nổ

+ Hướng dẫn học sinh các kĩ năng thoát hiểm khi xảy ra cháy nổ.

Vận dụng (trang 41)

Vận dụng 1 trang 41 GDQP 10: Hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều loại bom, mìn, đạn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, khi phát hiện các loại vũ khí đó em sẽ xử lý như thế nào?

Trả lời:

- Khi phát hiện ra các loại vũ khí đó em cần:

+ Tuyệt đối không tác động trực tiếp vào bom mìn và vật liệu chưa nổ.

+ Không đốt lửa gần khu vực có bom mìn.

+ Giữ nguyên hiện trường, đánh dấu bằng phương tiện giản đơn  (cành cây, gạch đá)

+ Báo ngay với cơ quan chức năng có trách nhiệm để xử lý.

Vận dụng 2 trang 41 GDQP 10: Trong một lần trên đường đi học về bất chợt trời đổ cơn mưa và kèm theo sấm, chớp, khi đó em sẽ làm gì để đảm bảo an toàn?

Trả lời:

- Để bảo đảm an toàn em sẽ:

+ Tránh xa các vật dụng bằng kim loại, như: xe đạp, hàng rào sắt…

+ Không trú mưa dưới gốc cây to

+ Tìm chỗ trú mưa, ví dụ như: nhà người dân ven đường; quán cà phê, hiệu sách…

+ Không đứng thành nhóm người gần nhau.

+ Nếu như cảm thấy tóc bị dựng lên (như cảm giác điện khi sờ tay trước mặt tivi) thì điều đó có nghĩa là có thể bị sét đánh bất cứ lúc nào. Lập tức cúi ngồi xuống và lấy tay che tai, không nằm xuống đất hay đặt tay lên đất.

Vận dụng 3 trang 41 GDQP 10: Một hôm, bạn thân của anh trai em đến nhà chơi và ở lại ăn cơm. Mọi người vui vẻ và kể vơi nhau rất nhiều chuyện. Khi đó em phát hiện người bạn của anh trai mình vừa trở về từ vùng có dịch bệnh nhưng khai báo không trung thực để không phải cách li. Lúc đó em sẽ hành động như thế nào?

Trả lời:

- Em sẽ phân tích cho mọi người hiểu rõ tác hại của dịch bệnh và hậu quả cũng như những hình phạt phải chịu khi không khai báo trung thực.

- Sau đó, em khuyên người bạn của anh trai nên khai báo trung thực và vận động người dân trong gia đình cũng khai báo y tế (vì vừa tiếp xúc với người từ vùng dịch); bên cạnh đó, vận động người thân trong gia đình thực hiện tự cách ly y tế và thực hiện quy tắc 5K.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 4 trang 41 GDQP 10: Khi phát hiện xảy ra cháy do chập điện trong gia đình, ngọn lửa đang bắt đầu lan sang các vật dụng khác, em sẽ xử lý như thế nào?

Trả lời:

Em sẽ:

- Nhanh chóng báo cho bố mẹ, người lớn, hàng xóm biết;

- Ngắt điện khu vực bị cháy;

- Gọi 114 để báo cháy;

- Dùng bình chữa cháy, cát, nước để dập lửa;

- Cùng mọi người di chuyển tài sản, đồ đạc gần khu vực cháy

- Nếu đám cháy lớn, đe dọa đến tính mạng của bản thân, em sẽ lập tức tìm lối thoát hiểm; không trốn ở những nơi kín như tủ quần áo; gầm bàn; kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:  

Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

Bài 9: Đội ngũ từng người không có súng

Bài 10: Đội ngũ tiểu đội

Bài 11: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

1 21,813 23/09/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: