Giải GDQP 10 Bài 12 (Kết nối tri thức): Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 10 Bài 12.

1 3,319 23/09/2023
Tải về


Giải bài tập GDQP 10 Bài 12: Kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương 

Khởi động trang 73 GDQP 10: Khi đang chơi thể thao cùng các bạn, bất chợt em thấy bạn bị đau ở cổ chân và không thể vận động được nữa. Cổ chân của bạn em đã bị làm sao? Em sẽ hành động như thế nào?

Trả lời:

- Cổ chân của bạn em có thể bị sai khớp hoặc bong gân

- Em sẽ báo cáo với giáo viên bộ môn và gọi nhân viên y tế của trường

1. Cấp cứu các tai nạn thông thường

Câu hỏi trang 75 GDQP 10: Trình bày trước lớp cách nhận biết, cấp cứu và đề phòng những tai nạn thường gặp: Bong gân, sai khớp, điện giật, đuối nước, ngất, rắn cắn , say nắng, say nóng.

Trả lời:

- Cách nhận biết bong gân: Triệu chứng bong gân thường gặp là: Đau, sưng, bầm tím, không thể cử động được vùng khớp bị bong gân.

- Cách nhận biết Sai khớp: Đau đớn; Sưng tấy; Bầm tím; Cứng khớp; Tê hoặc ngứa ran xung quanh khu vực bị tổn thương; Khớp mất ổn định; Mất khả năng cử động khớp; Biến dạng khớp

- Cách nhận biết nạn nhân bị đuối nước: đầu nạn nhân chìm thấp trong nước, miệng nằm ở ngang mực nước; Chân tay mất kiểm soát, hiếm khi nhấc lên khỏi mặt nước

- Cách nhận biết nạn nhân bị điện giật: nạn nhân tiếp xúc nguồn điện trực tiếp bị bất tỉnh, bị bỏng, khó thở ( thậm chí ngừng thở )

- Cách nhận biết nạn nhân bị ngất: (trước khí ngất) tim đập nhanh, loạn nhịp hoặc đập quá chậm; ngáp hay thở gấp, thấy buồn nôn, tự dưng chảy mồ hôi nhiều hoặc bị hoa mắt, ù tai

- Cách nhận biết nạn nhân bị rắn cắn: sau khi bị cắn sẽ có dấu răng của rắn trên vết cắn. Sau 1-2 giờ bị cắn thì vết thương sưng lên rất nhanh và sưng đau lan rộng. Xung quanh vết cắn có vết bầm tím lớn (hoại tử do độc tố của nọc rắn)…

- Cách nhận biết nạn nhân bị say nắng: nhịp tim nhanh, thở nhanh, đỏ da (do cơ chế thải nhiệt- giãn mạch dưới da), có thể vã mồ hôi, kèm theo hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn

2. Kỹ thuật băng vết thương

Câu hỏi trang 78 GDQP 10: Từ hai kiểu băng trên, em hãy áp dụng vào băng cụ thể một số vị trí.

Trả lời:

HS thực hiện động tác theo các bước đã được GV hướng dẫn

3. Kỹ thuật cầm máu tạm thời

Câu hỏi trang 78 GDQP 10:

1. Nếu không tiến hành cầm máu khẩn trương thì sẽ xảy ra những điều gì?

2. Em hãy tìm hiểu và trình bày nguyên tắc đặt garo.

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Nếu là vết thương động mạch có thể thấy máu chảy nhiều, phụt thành tia, mạnh lên theo nhịp mạch nảy và máu màu đỏ tươi (trừ vết thương động mạch phổi).

- Hành động nhanh chóng cầm máu rất quan trọng vì mỗi giây chậm trễ là thêm một lượng máu bị mất đi, nạn nhân sẽ bị mất nhiều máu, có thể dẫn đến choáng và tử vong.

Yêu cầu số 2:

- Garo là phương pháp cầm máu tạm thời bằng dây cao su hoặc dây vải xoắn chặt vào đoạn chi, để làm ngừng sự lưu thông máu từ phía trên xuống phía dưới của chi. Nếu thực hiện garo không đúng cách có thể làm cả đoạn chi bị hoại tử, phải cắt bỏ.

- Nguyên tắc đặt garo

+ Garô phải đặt sát ngay phía trên vết thương và để lộ ra ngoài. ...

+ Người bị đặt garo phải được nhanh chóng chuyển về tuyến sau. ...

+ Phải chấp hành triệt để những quy định về ga-rô: Ghi rõ ngày giờ ga-rô, giờ nới ga-rô lần một, giờ nới ga-rô lần hai, họ tên bệnh nhân.

4. Kỹ thuật cố định gãy xương

Câu hỏi trang 79 GDQP 10:

1. Nêu mục đích và nguyên tắc cố định tạm thời gãy xương

2. Có thể sử dụng những loại nẹp nào để cố định gãy xương ?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Mục đích: Nhằm giữ cho ổ gãy được tương đối ổn định, người bị thương được vận chuyện an toàn đến cơ sở y tế.

- Nguyên tắc: Giảm đau trước khi cố định gãy xương, nẹp phải được cố định cả khớp trên và khớp dưới ổ gãy, có thể nhẹ nhàng kéo chỉnh lại trục chi bột biến dạng nếu được giảm đau thật tốt, trước khi đặt nẹp cố định phải lót bông, gạc hoặc vải mềm chống loét điếm ti.

Yêu cầu số 2: Có thể sử dụng những loại nẹp tre hoặc nẹp gỗ để cố định gãy xương

5. Kỹ thuật sơ cứu bỏng

Câu hỏi trang 79 GDQP 10:

1. Bỏng thường do những nguyên nhân nào?

2. Mục đích và biện pháp sơ cứu bỏng là gì ?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Một số nguyên nhân gây bỏng:

+ Bỏng nhiệt: do lửa, hơi nước, các vật nóng hoặc các chất lỏng nóng gây ra. 

+ Bỏng lạnh: do tiếp xúc với những điều kiện ướt, gió hoặc lạnh. 

+ Bỏng điện: do tiếp xúc với nguồn điện hoặc sét đánh. 

+ Bỏng hóa chất: do tiếp xúc với các hóa chất ở nhà hoặc hóa chất công nghiệp.

Yêu cầu số 2:

- Mục đích:

+ Nhanh chóng loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể.

+ Hỗ trợ khẩn cấp những tình trạng gây ảnh hưởng tính mạng bệnh nhân

+ Hạn chế đến mức tối thiểu mức độ ô nhiễm tổn thương bỏng, băng bó vết thương, vận chuyển đến cơ sở y tế, …

- Việc sơ cứu bỏng cần được tiến hành càng sớm càng tốt, đảm bảo an toàn cho cả bệnh nhân và người tham gia cấp cứu, đảm bảo an toàn trên đường vận chuyển, ngoài ra còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và tác nhân gây bỏng

6. Hô hấp nhân tạo

Câu hỏi trang 80 GDQP 10:

1. Những nguyên nhân nào gây ra ngạt thở?

2. Làm thế nào để biết một người bị ngạt thở và cách xử lí?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: Nguyên nhân gây ra hiện tượng này bao gồm việc đường hô hấp bị cản trở do các bệnh lý hoặc sự hiện diện của những vật thể lạ hoặc điều kiện sống bên ngoài cơ thể.

Yêu cầu số 2:

- Người bị ngạt thở thường: ho, nôn khan, đột ngột không thể nói chuyện, da chuyển sang màu xanh lam, trẻ sơ sinh bị sặc, khó thở, khóc yếu, ho yếu…

- Cách xử trí: gọi cấp cứu rồi sơ cứu tại chô theo hưỡng dẫn của bác sĩ

+ Kỹ thuật gập bụng

+ Kỹ thuật thổi ngạt

+ Động tác hóp bụng

7. Kỹ thuật chuyển thương

Câu hỏi trang 81 GDQP 10:

1. Mục đích và yêu cầu chuyển thương là gì?

2. Kỹ thuật thực hiện các phương pháp chuyển thương nêu trên như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu số 1:

- Mục đích chuyển thương là nhằm nhanh chóng đưa người bị thương đến nơi an toàn, đến cơ sở y tế điều trị.

- Yêu cầu khi chuyển thương phải sử dụng phương pháp chuyển thưng thích hợp với vết thương

Yêu cầu số 2: Kỹ thuật thực hiện các phương pháp chuyển thương nếu trên đều là những kỹ thuật cơ bản và thông dụng, dễ làm.

Luyện tập (trang 82)

Luyện tập trang 82 GDQP 10:

1. Luyện tập cá nhân

- Các tai nạn thông thường và sơ cứu bỏng: Từng người quan sát tranh và trình bày các biện pháp cấp cứu các tai nạn: Bong gân, sai khớp, điện giật, đuối nước, ngất, rắn cắn, say nóng, say nắng và cách sơ cứu bỏng.

- Kĩ thuật băng vết thương, cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tọ và chuyển thương: Từng người tự nghiên cứu lại các kĩ thuật băng vết thương, cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo và chuyển thương.

Trả lời:

* Biện pháp cấp cứu và đề phòng bị bong gân

- Biện pháp cấp cứu: Băng ép nhẹ; ngâm vị trí đau vào nước muối ấm hoặc chườm đá; băng cố định nếu có điều kiện; Tập vận động ngay khi bớt đau; Nếu bong gân nặng chuyển ngay tới cơ sở y tế.

- Biện pháp đề phòng: khởi động kĩ trước khi bắt đầu hoạt động thể dục, thể thao.

* Biện pháp cấp cứu và đề phòng bị sai khớp

- Biện pháp cấp cứu: Để nạn nhân nằm bất động, giữ nguyên tư thế và chuyển ngay đến bệnh viện.

- Biện pháp đề phòng: Khi hoạt động phải chấp hành nghiêm các quy định về an toàn. Kiểm tra kỹ về an toàn ở nơi lao động, luyện tập.

* Biện pháp cấp cứu người bị đuối nước và đề phòng đuối nước

- Biện pháp cấp cứu:

+ Nhanh chóng vớt nạn nhân lên bờ bằng mọi cách

+ Hô hấp nhân tạo/ ép tim ngoài lồng ngực

+ Chuyển đến bệnh viện để điều trị tiếp

- Biện pháp đề phòng:

+ Thực hiện nghiêm các quy định về giao thông đường thuỷ và quy tắc an toàn khi bơi, làm việc dưới nước

+ Quản lí trẻ em và hướng dẫn kỹ năng bơi lội

* Biện pháp cấp cứu người bị điện giật

- Người cứu đứng hoặc quỳ bên cạnh người bị nạn, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (vị trí tim) của người bị nạn rồi dùng cả sức mạnh thân người ấn nhanh, mạnh, làm lồng ngực người bị nạn nén xuống 3 đến 4 cm. Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực người bị nạn trở lại bình thường.

* Biện pháp cấp cứu người bị ngất và đề phòng ngất

- Biện pháp cấp cứu:

+ Đặt nạn nhân nằm nơi thoáng khí, yên tĩnh, kê gối dưới vai cho đầu ngửa ra sau

+ Dùng bông, gạc lau chùi đất, cát, đờm, dãi (nếu có) ở mũi, miệng

+ Cởi khuy áo, quần, nới dây lưng để máu dễ lưu thông

+ Xoa bóp cơ thể, tát vào má, giật tóc, cho ngửi amoniac ( nếu có điều kiện )

- Biện pháp đề phòng:

+ Trong quá trình lao động, lyện tập phải bảo đảm an toàn

+ Tránh làm việc căng thẳng, quá sức, cần làm việc điều độ và nghỉ ngơi hợp lý

* Biện pháp cấp cứu người bị rắn cắn và đề phòng rắn cắn

- Biện pháp cấp cứu:

+ Cho nạn nhân nằm yên, trấn an họ.

+ Nằm bất động và đặt nơi bị rắn cắn thấp hơn so với tim để hạn chế hấp thu nọc độc

+ Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước

+ Băng chun hoặc vải sạch lên vết thương ở phía trên vết thương và mang tới cơ sở ý tế gần nhất

- Biện pháp đề phòng:

+ Biết về các loại rắn và nơi chúng sống

+ Đi ủng, giày cao cổ và quần dài (nhất là trong đêm tối)

+ Phát quang khu vực xung quanh để rắn trú ẩn

….

2. Luyện tập theo nhóm

- Các tai nạn thông thường và sơ cứu bỏng: Ba người một nhóm, thay nhau trình bày nội dung như luyện tập cá nhân và có bổ sung, nhận xét, góp ý cho nhau.

Kĩ thuật bằng vết thương, cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo và chuyên thương  Ba người một nhóm, một người giả là nạn nhân, một người cấp cứu, người còn lại kiến tập.  Luân phiên thay nhau thực hiện các kĩ thuật bằng vết thương, cầm máu tạm thời, cố định xương gãy, hô hấp nhân tạo và chuyên thương. Quá trình thực hiện từng người theo dõi, góp ý cho nhau để nắm chắc, thuần thục các kĩ thuật cấp cứu và chuyển thương.

Trả lời:

HS thực hiện động tác theo các bước đã được GV hướng dẫn

Vận dụng (trang 82)

Vận dụng 1 trang 82 GDQP 10: Trong 1 lần đi tập thể dục buổi chiều, khi ngang qua hồ nước em thấy có người bị đuối nước đang vùng vẫy dưới hồ. Khi đó em sẽ hành động như thế nào?

Trả lời:

Trong trường hợp này em sẽ hô hào mọi người xung quanh tới; đồng thời cố gắng chạy đi kiếm cây sào, gậy hoặc vậy đủ độ dài để kéo nạn nhân.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 82 GDQP 10: Trong lúc em cùng các bạn vui đùa, không may bạn em bị va đầu vào tường gây chảy máu và khiến mọi người hoảng hốt. Để giúp đỡ bạn, em sẽ làm những gì?

Trả lời:

Trong trường hợp này, trước tiên em sẽ ngay lập tức tìm cách cầm máu cho bạn; đồng thời đưa bạn tới phòng y tế để được các nhân viên y tế giúp đỡ

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:  

Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

Bài 9: Đội ngũ từng người không có súng

Bài 10: Đội ngũ tiểu đội

Bài 11: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

1 3,319 23/09/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: