Giải GDQP 10 Bài 3 (Kết nối tri thức): Ma túy, tác hại của ma túy

Với giải bài tập Giáo dục quốc phòng 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập GDQP 10 Bài 3.

1 19,400 23/09/2023
Tải về


Giải bài tập GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy 

Khởi động 1 trang 16 GDQP 10: Hãy kể tên 1 số chất ma túy mà em biết?

Trả lời:

- Một số chất ma túy mà em biết: thuốc lắc (Ecstasy); Cần sa; nấm ảo giác; đá (menthamphetamin); Ketamin; Tem giấy tẩm LSD; Heroin…

Khởi động 2 trang 16 GDQP 10: Hãy kể tên văn bản pháp luật về phòng chống ma túy?

Trả lời:

- Một số văn bản pháp luật về phòng chống ma túy:

+ Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: Bộ luật này quy định các tội phạm về ma tuý tại Chương XX, gồm 13 điều luật, từ Điều 247 đến Điều 259

+ Luật phòng, chống ma tuý 2021 bao gồm 8 Chương, 55 Điều. Luật này quy định về phòng, chống ma tuý

+ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, gồm: 5 Chương, 29 Điều (từ Điều 89 đến Điều 118. Quy định các biện pháp xử lý hành chính nói chung, trong đó có vi phạm hành chính về ma túy).

+ Nghị định số 167/2013/NĐ-CP: Điều 21 quy định “Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma tuý”.

I. Thế nào là chất ma tuý

Câu hỏi trang 17 GDQP 10: Chất ma túy là gì? Chất ma túy tồn tại ở những dạng nào? Tiền chất ma túy là gì? Phân biệt chất ma túy với tiền chất ma túy?

Trả lời:

- Chất ma tuý là chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong danh mục chất ma tuý do Chính phủ ban hàn

 - Dựa vào nguồn gốc của ma tuý, người ta phân chia thành 3 loại: 

+ Ma túy có nguồn gốc tự nhiên

+ Ma túy bán tổng hợp

+ Ma túy tổng hợp.

- Tiền chất ma túy là hóa chất không thể thiếu trong quá trình điều chế, sản xuất chất ma túy, được quy định trong danh mục tiền chất do chính phủ ban hành.

 - Phân biệt chất ma túy và tiền chất ma túy:

+ Chất ma túy là chất gây nghiện và chất hướng thần.

+ Tiền chất ma túy là những hóa chất được điều chế trong phòng thí nghiệm.

Câu hỏi trang 17 GDQP 10:  

1. Hãy nêu các tội phạm về ma túy?

2. Hãy nêu các việc nhà trường đã làm để phòng chống ma túy?

Trả lời:

Yêu cầu số 1: các tội phạm về ma túy

- Trồng cây thuốc phiện hoặc cây khác có chứa chất ma tuý

- Sản xuất trái phép chất ma tuý

- Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý

- Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý

- Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma tuý

Yêu cầu số 2: các việc nhà trường đã làm để phòng chống ma túy

- Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma tuý;

- Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh

- Quản lý chặt chẽ, ngăn chặn học sinh, tham gia vào các tệ nạn ma tuý

II. Tác hại của ma tuý và những con đường gây nghiện

Câu hỏi trang 19 GDQP 10: Đặc điểm của người nghiện ma túy? Cách nhận biết người nghiện ma túy?

Trả lời:

- Đặc điểm và dấu hiện nhận biết của người nghiện ma túy:

+ Thường bị rối loạn về tâm lý, thể chất và nhân cách, rất khó từ bỏ ma tuý và dễ bị tái nghiện ma tuý

+ Thay đổi thất thường giời giấc sinh hoạt: thức khuya, đêm ngủ ít, dậy muộn

+ Hay tụ tập bạn bè, tính tình cáu gắt, thích một mình, lười lao động, da xanh tái, trầm cảm

+ Dễ bị kích động, không làm chủ được hành vi, ảo giác, manh động, bạo lực.

+ Có nhu cầu tiêu tiền ngày một nhiều hoặc sử dụng tiền không có lý do chính đáng

Câu hỏi trang 19 GDQP 10: Hãy nêu một số hình thức sử dụng trái phép chất ma túy?

Trả lời:

- Các hành vi sử dụng trái phép chất ma túy:

+ Tàng trữ trái phép ma túy;

+ Vận chuyển trái phép chất ma túy

+ Mua bán trái phép chất ma túy

+ Chiếm đoạt chất ma túy;

+ Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy;

+ Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy.

III. Trách nhiệm học sinh đối với việc phòng, chống ma tuý

Câu hỏi trang 20 GDQP 10: Học sinh có trách nhiệm gì trong phòng chống ma túy?

Trả lời:

- Trách nhiệm của học sinh trong phòng chống ma túy:

+ Nhận thức đầy đủ về hậu quả và tác hại của ma tuý; chủ động bảo vệ bản thân; không sử dụng ma tuý dưới bất kỳ hình thức nào.

+ Không vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý.

+ Thực hiện nghiêm các quy định, chương trình, hoạt động của nhà trường về phòng, chống ma tuý.

+ Vận động thành viên gia đình, bạn bè, cộng đồng nơi cư trú thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống ma tuý.

+ Kịp thời tố giác người có hành vi vi phạm pháp luật về ma tuý cho gia đình, nhà trường, cơ quan chức năng.

Luyện tập (trang 20)

Luyện tập 1 trang 20 GDQP 10: Em hãy trình bày hiểu biết về 1 số chất ma túy điển hình và phổ biến ở Việt Nam hiện nay?

Trả lời:

- Hiểu biết về thuốc lắc

+ Thuốc lắc gọi đầy đủ là thuốc lắc MDMA, được chế xuất từ nhiều  hoá chất khác nhau. Đây là loại ma tuý tổng hợp bao gồm cả các chất dạng amphetamine và một số các chất gây ảo giác. Amphetamine là các chất kích thích hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương. Các chất này gây ảo giác, làm cho người sử dụng nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, hoặc ngửi thấy những gì không tồn tại trên thực tế.

+ Ngoài tên "thuốc lắc", loại ma tuý này còn đựoc gọi là "bướm đêm", "bay" "bánh", "kẹo","nốt lạc", "vương miện","tim lồng", hay "chó dại"….

+ Tuỳ thuộc vào hình ảnh in trên viên thuốc. Thuốc lắc có thể có trên thị trường dưới dạng viên màu trắng, đỏ, xanh,….

- Hiểu biết về Cần sa:

+ Cần sa là một loại ma túy lấy từ cây dầu gai có tên là Cannabis Sativa. Hiện nay trong giới trẻ sử dụng các tên khác nhau cho cùng một loại cần sa xuất phát từ cây Cannabis Sativa như “bồ đà”, “bu”, “cỏ”, “tài mà”, “pin” được sử dụng dưới dạng hút, vape, hít, uống hoặc ăn nhằm mục đích thỏa mãn cá nhân và giải trí.

+ Nhưng cần sa có các hợp chất làm thay đổi tâm trí ảnh hưởng đến cả não và cơ thể do đó gây hại cho sức khỏe của người sử dụng.

- Hiểu biết về Heroin

+ Heroin là một chất gây nghiện được chiết xuất từ quả cây thuốc phiện. Heroin được xếp cùng nhóm với các chất giảm đau mạnh được biết đến với tên chất dạng thuốc phiện.

+ Một số loại thuốc gây nghiện khác trong nhóm chất dạng thuốc phiện này bao gồm thuốc phiện, morphine và codein. Ngoài ra còn có một số chất dạng thuốc phiện khác do con người tổng hợp nên như pethidine và methadone. Những loại này được dùng hợp pháp vì mục đích y tế, nhưng dùng heroin là bất hợp pháp.

+ Heroin còn được biết đến với những tên như hàng trắng, bạch phiến…Heroin có tác dụng làm ức chế làm giảm hoạt động của não bộ và hệ thống thần kinh trung ương.

(*) Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 2 trang 20 GDQP 10: Trình bày hậu quả, tác hại của tình trạng ma túy xâm nhập vào học đường?

Trả lời:

- Hậu quả, tác hại của tình trạng ma túy xâm nhập vào học đường:

+ Gây tổn hại về sức khoẻ thể chất, tổn hại về sức khoẻ tâm thần;

+ Huỷ hoại đạo đức, nhân cách của các bạn học sinh, sinh viên

+ Gây sao nhãng, giảm sút kết quả học tập

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Luyện tập 3 trang 20 GDQP 10: Em hãy nêu những hoạt động nhà trường đã làm để phòng chống ma túy?

Trả lời:

- Các việc nhà trường đang làm để phòng chống ma túy:

+ Tổ chức thực hiện chương trình giáo dục về phòng, chống ma túy, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma túy cho học sinh.

+ Quản lí chặt chẽ, ngăn chặn học sinh vi phạm pháp luật về phòng, chống ma túy

+ Giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý và lối sống lành mạnh cho học sinh

+ Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lí, giáo dục học sinh về phòng, chống ma túy

Vận dụng (trang 20)

Vận dụng 1 trang 20 GDQP 10: Em hãy trao đổi với các bạn trong lớp về những công việc của lực lượng công an đã thực hiện phòng chống ma túy ở địa bàn  (xã, phường) nơi em sinh sống?

Trả lời:

- Tham mưu triển khai, hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống ma túy số, điều tra, rà soát thống kê đầy đủ thông tin chính xác số người nghiện, người sử dụng trái phép chất ma túy để có cơ sở quản lý và nâng cao hiệu quả côngtác cai nghiện.

 -  Tăng cường chỉ đạo các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa xã hội, đẩy mạnh phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, đổi mới về nội dung, cải tiến về hình thức, phối hợp với các cơ quan, đơn vị truyền thông tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về phòng, chống tội phạm ma túy.

  - Xây dựng mô hình, các câu lạc bộ, nhân rộng điển hình tiên tiến trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chú trọng phát triển và nâng cao các mô hình tổ chức tự quản, tự phòng về an toàn giao thông ngay từ gia đình, cộng đồng dân cư, trong từng cơ quan, doanh nghiệp và nhà trường

 - Triển khai các biện pháp, giải pháp về phòng, chống tội phạm ma túy, chú ý tập trung vào các đối tượng cầm đầu, hoạt động chuyên nghiệp, có tổ chức và các đường dây vận chuyển ma túy vào địa phương.

 - Đẩy mạnh công tác lập hồ sơ đưa đối tượng nghiện vào quản lý, giáo dục và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Vận dụng 2 trang 20 GDQP 10: Em hãy sưu tầm những hình ảnh, video về hậu quả tác hại của tình trạng nghiện ma túy?

Trả lời:

- Hình ảnh 1: Ma túy hủy hoại sức khỏe, đạo đức, nhân cách của con người.

Giải GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Hình ảnh 2: Ma túy gây nên tình trạng hoang tưởng

Giải GDQP 10 Bài 3: Ma túy, tác hại của ma túy - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Giáo dục quốc phòng - an ninh lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:  

Bài 4: Phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông

Bài 5: Bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội

Bài 6: Một số hiểu biết về an ninh mạng

Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ

Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và điều lệnh công an nhân dân

1 19,400 23/09/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: