Giải Địa lí 7 Bài 9 (Cánh diều): Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Phi

Với soạn, giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Phi sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Địa lí 7 Bài 9

1 1,920 07/10/2024
Tải về


Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Phi

Video giải Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Phi

Câu hỏi mở đầu trang 112 Bài 9 Địa lí 7: Châu Phi là một ngôi cao nguyên khổng lồ, phần lớn diện tích nằm trong đới nóng. Vậy vị trí địa lí, hình dạng, thiên nhiên và vấn đề môi trường của châu Phi có những đặc điểm gì nổi bật?

Trả lời:

- Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi:

+ Vị trí địa lí: phần lục địa kéo dài từ khoảng 47o20’B đến 34o52’N. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.

+ Hình dạng: dạng hình khối “mập mạp”, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo lớn.

+ Kích thước: diện tích khoảng 30,3 triệu km² (lớn thứ 3 thế giới).

1. Vị trí địa lí và phạm vi châu Phi

Câu hỏi trang 112 Địa lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hãy cho biết:

- Châu Phi giáp với các biển, đại dương nào?

- Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi.


Bản đồ tư nhiên châu Phi

Trả lời:

- Các biển và đại dương mà châu Phi tiếp giáp:

+ Biển: Biển Địa Trung Hải, biển Đỏ.

+ Đại dương: Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương

- Đặc điểm nổi bật về vị trí địa lí, hình dạng và kích thước của châu Phi:

+ Vị trí địa lí: phần lục địa kéo dài từ khoảng 47o20’B đến 34o52’N. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai đường chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.

+ Hình dạng: dạng hình khối “mập mạp”, đường bờ biển ít bị chia cắt, có rất ít các vịnh biển và bán đảo lớn.

+ Kích thước: diện tích khoảng 30,3 triệu km² (lớn thứ 3 thế giới).

2. Đặc điểm thiên nhiên

Địa hình và khoáng sản

Câu hỏi trang 114 Địa lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hãy:

- Xác định các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi.

- Nêu tên các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng.


Trả lời:

- Các sơn nguyên, bồn địa, các dãy núi của châu Phi:

+ Sơn nguyên: SN. Ê-ti-ô-pi-a, SN. Đông Phi.

+ Bồn địa: Bồn địa Sát, bồn địa Công-gô, bồn địa Nin Thượng, bồn địa Ca-la-ha-ri.

+ Các dãy núi: D. At-lat, D. Đrê-ken-bec.

- Các khoáng sản chủ yếu và sự phân bố của chúng:

+ Các mỏ sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên: khu vực Bắc Phi.

+ Các mỏ vàng, sắt, kim cương: ven biển vịnh Ghi-nê.

+ Các mỏ đồng, chì, cô ban, u-ra-ni-um, crôm, kim cương.

Khí hậu

Câu hỏi trang 115 Địa lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hình 9.3 hãy giải thích vì sao châu Phi có khí hậu nóng và khô.

Trả lời:

- Châu Phi có khí hậu nóng và khô vì:

+ Có 2 đường chí tuyến chạy qua và nằm hoàn toàn ở đới nóng nên nhiệt độ luôn cao.

+ Có đường Xích đạo đi qua chính giữa lãnh thổ, là nơi được ánh sáng Mặt Trời chiếu nhiều nhất.

+ Châu Phi có dạng hình khối với diện tích rộng lớn, đường bờ biển ít bị cắt xẻ nên sự ảnh hưởng của biển khó vào sâu trong lục địa.

+ Ven bờ có các dòng biển lạnh chảy qua: Dòng biển lạnh Ca-na-ri (phía tây bắc châu Phi), dòng biển lạnh Ben-ghê-la (phía tây nam châu Phi) và dòng biển lạnh Xô-ma-li (phía đông châu Phi).

+ Các dãy núi bao quanh châu Phi dẫn đến sự hạn chế ảnh hưởng của biển vào đất liền, đồng thời cản trở các loại gió.

Sông, hồ

Câu hỏi trang 115 Địa lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hãy:

- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ của châu Phi.

- Xác định và đọc tên một số sông, hồ lớn của châu Phi.


Bản đồ tự nhiên châu Phi

Trả lời:

- Nhận xét đặc điểm mạng lưới sông, hồ của châu Phi:

+ Mạng lưới sông, hồ kém phát triển và phân bố không đều.

+ Phần lớn sông có nhiều thác ghềnh.

+ Các hồ lớn hầu hết có nguồn gốc kiến tạo và tập trung ở Đông Phi.

+ Các hồ có diện tích rộng và độ sâu lớn => tích trữ 1 khối nước ngọt phong phú.

+ Các sông, hồ có giá trị cho giao thông, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt con người.

- Xác định và đọc tên một số sông, hồ lớn của châu Phi:

+ Sông lớn: sông Nin, sông Công-gô, sông Dăm-be-đi, sông Ni-giê,...

+ Hồ lớn: hồ Vích-to-ri-a, hồ Sát, hồ Tan-ga-ni-ca, hồ Ni-át-xa, hồ Tuốc-ca-na,...

Sinh vật

Câu hỏi trang 115 Địa lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 9.2, hãy nêu tên một số loài động vật địa phương của châu Phi và sự phân bố của chúng.


Trả lời:

- Một số loài động vật địa phương của châu Phi và sự phân bố của chúng:

+ Hà mã, đà điểu ở Trung Phi.

+ Sư tử, hươu cao cổ ở Trung và Nam Phi.

+ Lạc đà ở Bắc Phi.

3. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên

Câu hỏi trang 116 Địa lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 9.4, hình 9.5, hãy cho biết vì sao nạn buôn bán trái phép sừng tê giác đen và ngà voi lại phổ biến trên thế giới.

Trả lời:

- Nạn buôn bán trái phép sừng tê giác đen và ngà voi phổ biến trên thế giới vì:

+ Việc buôn bán sừng tê giác đen và ngà voi mang lại giá trị kinh tế cao.

+ Một bộ phận người dân có niềm tin hoang đường về tác dụng chữa bệnh thần kì của sừng tê giác.

+ Sử dụng ngà voi làm đồ trang sức hay trang trí nội thất.

+ Hiện nay, tê giác và voi đang dần có nguy cơ tuyệt chủng bởi nạn buôn bán trái phép nên càng trở nên quý hiếm và được truy lùng ở mọi nơi.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 116 Địa lí lớp 7: Quan sát hình 9.2, hãy nhận xét đặc điểm đường bờ biển châu Phi.


Trả lời:

- Đặc điểm đường bờ biển châu Phi: Đường bờ biển ít khúc khuỷu, không có nhiều bán đảo, vịnh và biển ven bờ.

Luyện tập 2 trang 116 Địa lí lớp 7: Hãy cho biết các dòng biển nóng và dòng biển lạnh có ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa các vùng ven biển châu Phi.

Trả lời:

- Ảnh hưởng của dòng biển nóng và lạnh đến lượng mưa các vùng ven biển châu Phi:

+ Dòng biển lạnh Ca-na-ri chảy ven bờ Tây Bắc của châu Phi, dòng biển lạnh Ben-ghê-la chảy ven bờ Tây Nam châu Phi, lượng mưa vùng ven biển này thường dưới 200 mm.

+ Dòng biển nóng Ghi-nê chảy ven bờ vịnh Ghi-nê, lượng mưa vùng ven biển trên 2000 mm.

+ Dòng biển nóng Mô-dăm-bích, dòng biển nóng Mũi Kim chảy ven bờ biển Đông châu Phi, lượng mưa vùng ven biển từ 1000 - 2000 mm.

=> Kết luận:

+ Vùng ven biển châu Phi có dòng biển nóng đi qua => lượng mưa lớn.

+ Vùng ven biển châu Phi có dòng biển lạnh đi qua => lượng mưa nhỏ.

Luyện tập 3 trang 116 Địa lí lớp 7: Môi trường tự nhiên châu Phi sẽ ra sao nếu nạn buôn bán động vật hoang dã (voi, tê giác,…) bất hợp pháp diễn ra phổ biến?

Trả lời:

- Nếu nạn buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp diễn ra phổ biến thì môi trường của châu Phi sẽ:

+ Mất cân bằng sinh thái môi trường.

+ Suy giảm và tuyệt chủng các loài động vật quý hiếm.

+ Ô nhiễm do những người săn bắn trái phép động vật hoang dã sử dụng các công cụ hủy diệt.

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên của Châu Phi

I. Vị trí địa lí và phạm vi châu Phi

- Có dạng khối “ mập mạp”, đường bờ biển ít bị chia cắt, rất ít các vịnh biển, bản đảo lớn, diện tích khoảng 30,3 triệu km2, là châu lục lớn thứ ba trên thế giới

- Phần lục địa kéo dài từ khoảng 37°20’B đến 34°52’N. Đại bộ phận lãnh thổ nằm giữa hai chí tuyến, tương đối cân xứng hai bên đường xích đạo.

- Ba mặt được bao bọc bởi các biển, đại dương, tiếp giáp lục địa Âu-Á qua biển Địa Trung Hải và Biển Đỏ, hai biển này được nối với nhau qua kênh đào Xuy-ê.

Bản đồ tự nhiên châu Phi

II. Đặc điểm thiên nhiên

1. Địa hình và khoáng sản

- Toàn bộ châu Phi được xem như một khối cao nguyên khổng lồ, độ cao trung bình 750m, chủ yếu là sơn nguyên xen bồn địa thấp, có rất ít núi cao và đồng bằng thấp.

Núi Ki-li-man-gia-rô

- Ở Bắc Phi có dãy núi trẻ At-lat, các đồng bằng ven biển Địa Trung Hải, phía nam là hoang mạc Xa-ha-ra. Phần lớn Nam phi có độ cao trung bình hơn 1000m. Các sơn nguyên cao tập trung ở phía đông, phần trung tâm là các bồn địa. Ở đây có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài, nhiều động đất và núi lửa.

- Có tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều kim loại quý hiếm, trữ lượng lớn: vàng, kim cương, dầu mỏ, phốt phát,…

2. Khí hậu

- Khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C

+ Lượng mưa tương đối ít giảm dần từ xích đạo về phía hai chí tuyến

+ Hình thành những sa mạc lớn, lan ra sát biển, do chịu tác động của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ, địa hình, các dòng biển nóng, lạnh ven bờ

Hình 9.3 Bản đồ phân bố lượng mưa châu Phi

3. Sông, hồ

- Mạng lưới sông, hồ kém phát triển, phân bố không đều. Phần lớn các sông có nhiều thác ghềnh.

- Các sông lớn: sông Nin, sông Công- gô,…

- Hồ có nguồn gốc kiến tạo, tập trung ở Đông Phi, các hồ có diên tích rộng và độ sâu lớn nên tích trữ được khối lượng nước ngột phong phú.

4. Sinh vật

- Thực vật, động vật phong phú, đa dạng.

- Thực vật có keo, bao báp, cọ dầu,..

- Động vật có hươu cao cổ, ngựa vằn, voi, tê giác đen,…

Tê giác đen tại Vườn quốc gia Ka-ru-giơ ở Cộng hòa Nam Phi

5. Vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên

- Hiện nay nhiều loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng: gấu núi, linh dương xanh,tê giác, báo đốm,…

- Việc săn bắn trộm, giết hại hàng loạt, buôn bán động vật hoang dã là một trong những vấn đề môi trường ở châu Phi.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi

Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

Bài 12: Thực hành: Tìm hiểu khái quát về cộng hòa Nam Phi

Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu

Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 7 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên của Châu Phi

1 1,920 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: