Giải Địa lí 7 Bài 8 (Cánh diều): Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi ở Châu Á

Với soạn, giải bài tập Địa lí lớp 7 Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi ở Châu Á  sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Địa lí 7 Bài 8.

1 7783 lượt xem
Tải về


Giải Địa lí 7 Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi ở Châu Á

Video giải Địa lí 7 Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu một nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi ở Châu Á

Lựa chọn và tìm hiểu về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Xin-ga-po,…

1. Khái quát chung

Câu hỏi trang 111 Địa lí lớp 7: Tìm hiểu khái quá chung: vị trí địa lí, diện tích, tên thủ đô, tổng số dân,…

Trả lời:

- Vị trí địa lý: Nhật Bản là một đảo quốc ở Đông Bắc Á, một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á tới Alaska.

- Diện tích: 377.972,75 km2 (Đứng vị trí 61 trên tổng 197 quốc gia trên thế giới).

- Thủ đô: Tô-ky-ô

- Dân số: 126.740.000 người (2017).

2. Đặc điểm kinh tế

Câu hỏi trang 111 Địa lí  lớp 7: Tìm hiểu về đặc điểm kinh tế

- Một số chỉ tiêu kinh tế: tổng sản phẩm trong nước (GDP), GDP/người.

- Các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đặc trưng và nổi tiếng.

Trả lời:

Yêu cầu số 1: GDP bình quân đầu người của Nhật Bản năm 2021 dự kiến sẽ đạt 41.090 USD/người nếu nền kinh tế Nhật Bản vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng GDP và mức dân số như năm vừa rồi.

Yêu cầu số 2: Các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp dịch vụ đặc trưng và nổi tiếng của Nhật Bản.

* Công nghiệp

- Chiếm 30,1%GDP cả nước.

- Là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới.

- Cơ cấu ngành công nghiệp: đa dạng, phát triển mạnh các ngành có kĩ thuật cao.

+ Ngành hiện đại: công nghiệp chế tạo, sản xuất điện tử

+ Ngành truyền thống: Dệt may, Xây dựng.

+ Nhiều ngành có vị thế cao trên thế giới: vi mạch và chất bán dẫn, vật liệu truyền thông, robot, tàu biển, ô tô, xe máy,…

- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu  ở  ven bờ Thái Bình Dương.

* Dịch vụ

- Chiếm 68,7 %GDP.

- Cơ cấu ngành:

+ Thương mại: đứng thứ 4 thế giới.

+ Giao thông vận tải biển: đứng thứ 3 thế giới, có vai trò đặc biệt quan trọng.

+ Tài chính ngân hàng: đứng đầu thế giới.

* Nông nghiệp

- Chiếm 1,1% GDP, có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.

- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.

- Cơ cấu cây trồng vật nuôi:

+ Lúa gạo là cây trồng chính. Hiện nay diện tích đang có xu hướng giảm  lúa giảm.

+ Chè, thuốc lá, dâu tằm là những loại cây trồng phổ biến.

+ Các vật nuôi: bò, lợn, gà được nuôi theo phương pháp tiên tiến trong các trang trại.

- Ngư nghiệp:

+ Đánh bắt: Là ngành kinh tế quan trọng. Sản lượng hằng năm lớn. Một số loại: cá thu, cá ngừ, tôm, cua.

+ Nuôi trồng: được chú trọng phát triển. Một số loại: tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc,…

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 9: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Phi

Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi

Bài 11: Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên

Bài 12: Thực hành: Tìm hiểu khái quát về cộng hòa Nam Phi

Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu

1 7783 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: