Giải Địa lí 7 Bài 22 (Cánh diều): Châu Nam Cực

Với giải bài tập Địa lí 7 Bài 22: Châu Nam Cực sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 7 Bài 22.

1 659 07/10/2024
Tải về


Giải Địa lí lớp 7 Bài 22: Châu Nam Cực

Câu hỏi mở đầu trang 150 Bài 22 Địa Lí lớp 7: Châu Nam Cực bị bang tuyết bao phủ quanh năm. Đây là châu lục duy nhất trên thế giới không có cư dân sinh sống thường xuyên. Châu Nam Cực có đặc điểm vị trí địa lí và thiên nhiên nổi bật gì? Châu Nam Cực được khám phá và nghiên cứu như thế nào? Thiên nhiên nơi đây sẽ thay đổi thế nào khi có biến đổi khí hậu?

Trả lời:

* Đặc điểm nổi bật về châu Nam Cực:

- Châu Nam Cực bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.

- Châu lục này nằm yên trong vòng cực Nam (66­033’N) được bao bọc bởi Nam Đại Dương, có diện tích khoảng 14,1 triệu km2, là châu lục lớn thứ tư trên thế giới.

* Quá trình khám phá và nghiên cứu:

- Châu Nam Cực được phát hiện vào cuối thế kỉ XIX, nhưng đến thế kỉ XX, mới được các nhà khoa học đặt chân đến.

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mãnh mẽ và toàn diện, nhiều quốc gia đặt các trạm nghiên cứu tại đây.

- Năm 1959 có 12 quốc gia kí Hiệp ước Nam Cực nhằm bảo tồn lục địa Nam Cực cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học.

- Năm 2020, có 53 quốc gia tham gia Hiệp ước, 29 quốc gia tham vấn.

* Thiên nhiên châu Nam Cực rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ tang sẽ làm tan băng, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.

1. Vị trí địa lí Châu Nam Cực

Câu hỏi trang 151 Địa Lí lớp 7: Quan sát hình 22.1 và quả Địa cầu, hãy nêu đặc điểm vị trí địa lí của châu Nam Cực.

Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực

Trả lời:

- Châu Nam Cực bao gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa.

- Châu lục này nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66­033’N) được bao bọc bởi Nam Đại Dương, có diện tích khoảng 14,1 triệu km2, là châu lục lớn thứ tư trên thế giới.

2. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

Câu hỏi trang 152 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát hình 22.1, hãy trình bày lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực.

Trả lời:

- Châu Nam Cực được phát hiện vào cuối thế kỉ XIX, nhưng đến thế kỉ XX, mới được các nhà khoa học đặt chân đến.

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được xúc tiến mãnh mẽ và toàn diện, nhiều quốc gia đặt các trạm nghiên cứu tại đây.

- Năm 1959 có 12 quốc gia kí Hiệp ước Nam Cực nhằm bảo tồn lục địa Nam Cực cho mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học.

- Năm 2020, có 53 quốc gia tham gia Hiệp ước, 29 quốc gia tham vấn.

- Hiện nay, ở đây có khoảng 1000-5000 nhà khoa học và khách du lịch đến đây.

3. Đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực

Câu hỏi trang 152 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quan sát các hình 22.1, hình 22.4, hình 22.5, hãy trình bày đặc điểm thiên nhiên nổi bật của châu Nam Cực.

Trả lời:

- Địa hình: Châu Nam Cực là châu lực có độ cao trung bình lớn nhất trên Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.

- Khoáng sản: Châu Nam Cực giàu tài nguyên khoáng sản. Các khoáng sản chính là than và sắt. Bên cạnh đó, vùng thềm lục địa còn có tiềm năng về dầu mỏ.

- Khí hậu:

+ Châu Nam Cực có khí hậu lạnh nhất Trái Đất. Nhiệt độ trung bình năm dao dộng từ khoảng -600C ở trung tâm đến -100C

+ Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão do nằm trong vùng khí áp cao.

- Động - thực vật ở châu lục này rất nghèo nàn do khí hậu lạnh giá và khô hạn; chủ yếu là: rêu, địa ý, chim cánh cụt, hải cẩu…

4. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu

Câu hỏi trang 153 Địa Lí lớp 7: Đọc thông tin và quán sát hình 22.6, hãy mô tả kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu.

Trả lời:

- Thiên nhiên châu Nam Cực rất nhạy cảm với biến đổi khí hậu toàn cầu. Nhiệt độ tăng sẽ làm tan băng, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật.

- So với thời kì tiền công nghiệp, nếu nhiệt độ tang 20C, dải băng Nam Cực sẽ sụp đổ, mực nước biển dâng lên 2m, nếu nhiệt độ tang 6-90C, hơn 70% lượng băng ở Nam Cực sẽ mất đi, mực nước biển sẽ dâng khoảng 40m.

Luyện tập & Vận dụng

Luyện tập 1 trang 153 Địa Lí lớp 7: Sự ấm lên của khí hậu có tác động như thế nào đối với thiên nhiên Nam Cực?

Trả lời:

- Nhiệt độ tăng sẽ làm tan băng, dẫn đến sự thay đổi địa hình, gia tăng mực nước biển, thay đổi độ mặn của nước biển và làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật, ảnh hưởng vô cùng lớn đến các sinh vật đang sinh sống tại đây làm mất cân bằng hệ sinh thái.

Luyện tập 2 trang 153 Địa Lí lớp 7: Vì sao châu Nam Cực không có cư dân sinh sống.

Trả lời:

- Châu Nam Cực không có người sinh sống do có đặc điểm khí hậu, địa hình khắc nghiệt và vị trí biệt lập.

+ Châu Nam Cực là châu lực có độ cao trung bình lớn nhất trên Trái Đất. Đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng lồ.\

+ Châu Nam Cực có khí hậu lạnh nhất Trái Đất. Nhiệt độ trung bình năm dao dộng từ khoảng -600C ở trung tâm đến -100C. Châu Nam Cực là nơi có nhiều gió bão do nằm trong vùng khí áp cao.

Vận dụng 3 trang 153 Địa Lí lớp 7: Hãy thu thập thông tin về hiện tượng băng tan và băng trôi ở Nam Cực.

Trả lời:

* Vấn đề: Hiện tượng băng tan

- Biến đổi khí hậu đã khiến cho tình trạng băng tan chảy lên mức báo động ở châu Nam Cực - nơi mà trong 7 thập kỉ qua, có tới 70% các tảng băng đã tan chảy thành nước.

- Nguyên nhân gây ra hiện tượng băng tan:

+ Nguyên nhân tự nhiên: Trái Đất nóng lên toàn cầu; Hiện tượng núi lửa phun trào.

+ Nguyên nhân nhân tạo: Con người hoạt động công nghiệp xả khí thải ra môi trường, hoạt động giao thông, chặt phá rừng bừa bãi, làm khí hậu toàn cầu bị biến đổi.

- Hậu quả của hiện tượng băng tan:

+ Ảnh hưởng đến tàu thuyền qua lại trên biển

+ Mực nước biển dâng cao

+ Góp phần làm gia tăng hiện tượng ô nhiễm không khí

+ Ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của động – thực vật

+ Tác động tiêu cực đến đời sống con người

Lý thuyết Địa Lí 7 Bài 22. Châu Nam Cực

I. Vị trí địa lí châu Nam Cực

- Gồm lục địa Nam Cực và các đảo ven lục địa, nằm chủ yếu trong vòng cực Nam (66°33’N) được bao bọc bởi Nam Đại Dương, diện tích khoảng 14,1 triệu km2

- Là châu lục rộng thứ tư trên thế giới.

Bản đồ tự nhiên châu Nam Cực

II. Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực

- Được phát hiện vào cuối thế kỉ XIX

- Từ năm 1957, việc nghiên cứu được xúc tiến mạnh mẽ và toàn diện.

- Năm 1959, có 12 quốc gia đã kí Hiệp ước Nam Cực nhằm bảo tồn lục địa Nam Cực có mục đích hòa bình và nghiên cứu khoa học.

- Châu Nam Cực hiện không có cư dân sinh sống thường xuyên.

Trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực

III. Đặc điểm thiên nhiên châu Nam Cực

- Có độ cao trung bình lớn nhất, đại bộ phận lãnh thổ bị băng bao phủ, tạo thành các cao nguyên băng khổng

- Giàu tài nguyên khoáng sản

- Có khí hậu lạnh nhất, nhiều bão nhất và khô nhất trên Trái Đất

- Thực vật rất nghèo nàn: rêu, địa y.

- Động vật chịu lạnh: chim cánh cụt, hải cẩu,..

Chim cánh cụt ở châu Nam Cực

IV. Kịch bản về sự thay đổi thiên nhiên châu Nam Cực khi có biến đổi khí hậu toàn cầu

- Nhiệt độ tăng sẽ làm băng tan, dẫn đến:

+ Sự thay đổi địa hình

+ Gia tăng mực nước biển

+ Thay đổi độ mặn của nước biển

+ Làm biến đổi chuỗi thức ăn của sinh vật

- Nếu nền nhiệt độ tăng 2°C, dải băng Tây Nam Cực sẽ sụp đổ, mực nước biển sẽ dâng hơn 2m, nếu nhiệt độ tăng 6-9°C hơn 70% lượng băng ở Nam Cực sẽ mất đi, mực nước biển sẽ dâng khoảng 40m.

Băng tan ở châu Nam Cực

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 1: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Âu

Bài 2: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Âu

Bài 3: Phương thức con người khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Bài 4: Khái quát về liên minh Châu Âu

Bài 5: Vị trí địa lí, phạm vi và đặc điểm tự nhiên Châu Á

Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 7 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 22. Châu Nam Cực

1 659 07/10/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: