Giải Địa lí 7 Bài 8 (Kết nối tri thức): Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn Và kinh tế mới nổi của châu Á

Với soạn, giải bài tập Địa lí 7 Bài 8 Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn Và kinh tế mới nổi của châu Á sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Địa lí 7 Bài 8.

1 23,187 12/12/2023
Tải về


Giải bài tập Địa lí 7 Bài 8 Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn Và kinh tế mới nổi của châu Á

Video giải bài tập Địa lí 7 Bài 8 Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn Và kinh tế mới nổi của châu Á

Câu hỏi thực hành trang 126 Địa lí 7: Sưu tầm tư liệu, viết một báo cáo ngắn về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á.

- Trung Quốc

- Nhật Bản

- Hàn Quốc

- Xin-ga-po

Trả lời

HÀN QUỐC

1. Khái quát chung

- Vị trí địa lí:

+ Hàn Quốc hay tên đầy đủ là Đại Hàn dân Quốc là một quốc gia là một quốc gia thuộc khu vực Đông Á. Toàn bộ lãnh thổ Hàn Quốc nằm trên bán phía nam của bán đảo Triều Tiên.

+ Tiếp giáp: phía tây là biển Hoàng Hải, phía nam là biển Hoa Đông và phía đông là biển Nhật Bản, phía Bắc tiếp giáp với Bắc Triều Tiên.

- Diện tích: 100 210 km2

- Dân số: 51.304.431 người (2021) chiếm 0,65% dân số thế giới. Mật độ dân số của Hàn Quốc là 528 người/ km2.

- Thủ đô Hàn Quốc là Thành phố Seoul, trung tâm đô thị lớn thứ tư thế giới

2. Đặc điểm kinh tế

- Hàn Quốc có nền kinh tế phát triển đứng thứ tư ở Châu Á và đứng thứ 11 trên thế giới.GDP bình quân đầu người (GDP/người) của Hàn Quốc là 31.489 USD/người vào năm 2020. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc đạt -1.09% trong năm 2020, giảm -357 USD/người so với con số 31.846 USD/người của năm 2019. GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc năm 2021 dự kiến sẽ đạt 31.136 USD/người nếu nền kinh tế Hàn Quốc vẫn giữ nguyên tốc độ tăng trưởng GDP và mức dân số như năm vừa rồi.

- Đơn vị tiền tệ của Hàn Quốc là KRW (Korean Won), tỷ giá là 1020 KRW = 1 USD.

- Nông nghiệp:

+ Trồng cây lúa nước, lúa mạch, lúa mì, khoai tây.

+ Chăn nuôi bò sữa đóng vai trò quan trọng, các sản phẩm từ bò sữa tăng lên rõ rệt.

+ Nghề đánh bắt cá phát triển từ lâu và đã trở thành một trong những quốc gia đánh bắt cá lớn của thế giới.

- Công nghiệp:

+ Phát triển mạnh các ngành điện tử, ô tô, máy móc, hóa dầu.

+ Đi đầu trong ngành dịch vụ, du lịch, giải trí.

- Hiện nay, Hàn Quốc là thành viên của nhiều tổ chức lớn trên thế giới như Liên Hợp Quốc, WTO, OECD, Tổ chức Y tế thế giới (WHO), UNESCO, Khối APEC,…. Đồng thời quốc gia này còn là thành viên sáng lập của diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) và là một đồng minh không thuộc NATO của Hoa Kỳ.

TRUNG QUỐC

Giải Địa Lí 7 Bài 8: Thực hành tìm hiểu các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á - Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

1. Khái quát:

- Trung Quốc là một quốc gia nằm ở khu vực Đông Á, có số dân đông nhất thế giới.

- Nhờ đường lối chính sách cải cách và mở cửa, phát huy được nguồn lao động dồi dào, nguồn tài nguyên phong phú nên những năm gần đây Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế quan trọng nhất nhì thế giới.

2. Đặc điểm nền kinh tế

- Nền nông nghiệp phát triển nhanh và tương đối toàn diện, giải quyết vấn đề lương thực cho hơn 1,4 tỉ người.

- Nền công nghiệp phát triển nhanh chóng và hoàn chỉnh, trong đó có một số ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, cơ khí chính xác, nguyên tử, hàng không vũ trụ.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, sản lượng của nhiều ngành như lương thực, than, điện đứng đầu thế giới.

- GDP của Trung Quốc năm 2018 đạt hơn 13,608 nghìn tỷ USD (nguồn số liệu: Ngân hàng thế giới)

NHẬT BẢN

1. Khái quát về nền kinh tế của quốc gia

- Nhật Bản là một trong các quốc gia hàng đầu thế giới về kinh tế, tài chính.

- GDP Nhật Bản đạt 4975,42 tỉ USD (2020), chiếm 4,4% trong tổng GDP thế giới (Nguồn: World Bank).

- GDP/người đạt 39,5 nghìn USD/người.

2. Đặc điểm nền kinh tế

a. Lịch sử phát triển nền kinh tế

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng, nhưng đến năm 1952 kinh tế đã khôi phục ngang mức trước chiến tranh và phát triển với tốc độ cao trong giai đoạn 1955 - 1973.

- Những năm 1973 - 1974 và 1979 - 1980, do khủng hoảng dầu mỏ, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm xuống (còn 2,6% năm 1980).

- Nhờ điều chỉnh chiến lược phát triển nên đến những năm 1986 - 1990, tốc độ tăng GDP trung bình đã đạt 5,3%.

- Từ năm 1991, tốc độ tăng trưởng kinh tế Nhật Bản đã chậm lại.

b. Cơ cấu nền kinh tế (Số liệu năm 2012)

- Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP (73,2%).

- Tiếp đến là ngành công nghiệp (25,6%).

- Ngành nông nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, chỉ 1,2%.

c. Một số ngành kinh tế

- Công nghiệp:

+ Giá trị sản lượng công nghiệp của Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kì.

+ Nhật Bản chiếm vị trí cao trên thế giới về sản xuất máy công nghiệp và thiết bị điện tử, người máy, tàu biển, thép, ô tô, vô tuyến truyền hình, máy ảnh, sản phẩm tơ tằm và sợi tổng hợp, giấy in báo,...

- Dịch vụ:

+ Thương mại và tài chính là 2 ngành có vai trò hết sức to lớn.

+ Nhật Bản đứng hàng thứ 4 thế giới về thương mại.

+ Ngành giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt quan trọng, đứng thứ 3 thế giới.

+ Ngành tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư ra nước ngoài ngày càng phát triển.

- Nông nghiệp:

+ Nông nghiệp có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế Nhật Bản, tỉ trọng nông nghiệp trong GDP rất thấp.

+ Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh, ứng dụng nhanh tiến bộ khoa học - kĩ thuật và công nghệ hiện đại để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi và tăng chất lượng nông sản.

+ Cây trồng chính (lúa gạo), cây trồng phổ biến (chè, thuốc lá, dâu tằm), các vật nuôi chính (bò, lợn, gà), nghề nuôi trồng hải sản phát triển.

SINGAPORE

Kinh tế Singapore Quý 3/2021 - Thức giấc sau đại dịch

Singapore là điểm sáng kinh tế của khu vực Đông Nam Á trong đại dịch. Sau khi triển khai tiêm vắc xin covid-19 toàn quốc, nền kinh tế Singapore đã phục hồi một cách ấn tượng.

- Tăng trưởng Quý 3 nền kinh tế Singapore vẫn đạt 6.5% so với cùng kỳ năm 2020. Tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế vẫn giữ mức tăng trưởng tốt dù chỉ bằng một nửa so với Quý 2. Xét tuyệt đối, GDP trong Quý 3 tăng 0.8% so với Quý 2. Xuất khẩu không dầu mỏ của Singapore tăng trưởng liên tục và giữ ở mức cao trong Quý 3, trung bình trên 17% so với cùng kỳ 2020.

- Tỷ lệ thất nghiệp trong Quý 3 đã giảm xuống 2.7%.

- Lạm phát cơ bản cũng tăng từ 0.6% lên 1% trong Quý 3; đây là mức cao nhất kể từ 6/2019. Lạm phát trong Quý 3 tăng do các yếu tố: giá thực phẩm, giá nhà giá điện và gas tăng.

- Singapore kiên quyết nhưng thận trọng mở cửa dần nền kinh tế, đặc biệt là ngành hàng không. Hiện nay, số lượng khách chu chuyển qua sân bay Changi chỉ đạt 3% so với mức trước dịch. Số lượng khách sử dụng dịch vụ của Singapore Airlines đạt 4% so với 2019.

- Singapore đã có nhiều biện pháp nhằm nới lỏng chu chuyển hàng không nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp bản địa và doanh nghiệp nước ngoài. Theo đó, từ ngày 8/9/2021 chương trình Làn du lịch đã vacxin (VTL) cho phép hành khách đã tiêm đủ liều vacxin được đi đến Đức, Brunei và quay trở lại Singapore mà không phải thực hiện cách ly.

- Với mục tiêu tăng tỷ trọng công nghiệp trong nền kinh tế, Singapore tiếp tục đầu tư mạnh vào hạ tầng khu công nghiệp. Bất chấp bối cảnh Covid, Singapore dự kiến sẽ đưa vào sử dụng thêm 1.7 triệu m2 diện tích công nghiệp vào cuối năm 2021.

(Theo Trang thông tin điện tử của Bộ Công thương)

Nền kinh tế Singpaore xứng đáng là một trong 4 con rồng kinh tế mới của Châu Á cũng như điểm sáng kinh tế khu vực Đông Nam Á. Không chỉ vững vàng trong đại dịch toàn cầu mà vẫn có những ngành, lĩnh vực kinh tế tạo sức mạnh cho cả đất nước phát triển đi lên.

Xem thêm lời giải bài tập Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên Châu Á

Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á

Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á. Các khu vực của châu Á

Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu phi

Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Phi

1 23,187 12/12/2023
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: