Giải Địa Lí 6 Bài 6 (Kết nối tri thức): Trái đất trong hệ mặt trời
Với giải bài tập Địa Lí lớp 6 Bài 6: Trái đất trong hệ mặt trời sách Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Địa Lí 6 giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Địa Lí 6.
Mục lục Giải Địa Lí 6 Bài 6: Trái đất trong hệ mặt trời
Câu hỏi giữa bài:
Câu hỏi trang 116 Địa Lí 6 – KNTT: Dựa vào hình 1, em hãy cho biết:
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- Ý nghĩa của khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.
Trả lời:
- Trái Đất nằm ở vị trí thứ ba theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
- Với khoảng cách lí tưởng giúp cho Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sông có thể tồn tại và phát triển.
Câu hỏi trang 117 Địa Lí 6 – KNTT: Có bạn cho rằng Trái Đất là một mặt phẳng. Bằng hiểu biết và các thông tin, hình ảnh trong bài, em hãy nêu một số ví dụ để thuyết phục bạn đó rằng Trái Đất có dạng khối cầu.
Trả lời:
Một số sự kiện và hiện tượng chứng tỏ Trái Đất hình cầu:
- Trái Đất có bán kính Xích đạo là 6 378 km, các vĩ tuyến càng về cực càng nhỏ dần.
- Trái Đất hình cầu nên chỉ được Mặt Trời chiếu ság một nửa, gọi là hiện tượng ngày và đêm.
- 20/09/1519: Magellan bắt đầu hành trình vòng quanh thế giới.
- Dạng khối cầu của Trái Đất chụp từ vệ tinh.
- Khi nguyệt thực xảy ra (Trái đất từ từ di chuyển vào giữa, thẳng hàng với Mặt trăng và Mặt trời), phần tối trên bề mặt Mặt trăng có hình tròn. Đây chính là bóng của Trái đất, đã chứng minh hành tinh của chúng ta có dạng hình cầu.
Luyện tập & Vận dụng
Câu 1 trang 117 Địa Lí 6 – KNTT: Dựa vào hình 1, hãy nêu tên các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
Trả lời:
Tám hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời: Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh và Hải Vương tinh.
Câu 2 trang 117 Địa Lí 6 – KNTT: Giả sử có người sinh sống ở hành tinh khác, em hãy viết một lá thư khoảng 10 dòng giới thiệu về Trái Đất của chúng ta với họ.
Trả lời:
Xin chào các bạn!
Mình tên là A, là con người đến từ Trái Đất. Trái Đất của chúng mình là hành tinh thứ ba trong Hệ Mặt Trời. Không biết các bạn đã biết đến hành tinh của mình chưa, nó thực sự rất xinh đẹp và nhiều điều lí thú đó.
Trái đất của chúng mình có hình cầu, nó không chỉ là nơi con người có thể sinh sống - mà còn được biết đến như nguồn gốc của sự sống. Con người đã xuất hiện trên Trái Đất cách đây hàng triệu năm. Trái Đất của mình luôn quay quanh Mặt Trời, và mất 1 năm để quay hết một vòng. Ngoài ra, Trái Đất còn tự xoay quanh mình nó trong 24 giờ để đảm bảo mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều nhận được ánh sáng.
Trái Đất là một hành tinh đất đá, vỏ ngoài của nó được cấu tạo từ nhiều loại đất đá khác nhau, 70% hành tinh của chúng tớ được bao phủ là nước, còn 30% là lớp vỏ rắn nằm trên mực nước biển.
Với sự khám phá, tìm tòi cùng khoa học kĩ thuật phát triển, con người chúng tớ đã thám hiểu và đặt chân đến một số hành tinh khác trong hệ mặt trời. Đó chỉ là một vài đặc điểm nổi bật của hành tinh tớ thôi, còn hành tinh của bạn thì sao? Kể cho mình nghe vào lá thư tới nhé. Mong sớm nhận được thư của bạn.
Lý thuyết Địa Lí 6 Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời
1. Vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời
- Vũ trụ: là khoảng không gian vô tận chứa vô số thiên hà.
- Thiên hà chứa hệ Mặt Trời trong đó có Trái Đất gọi là dải ngân hà.
- Hệ Mặt Trời bao gồm: Mặt Trời ở trung tâm - là một ngôi sao tự phát ra ánh sáng và tám hành tinh quay xung quanh, đồng thời các hành tinh cũng tự quay quanh mình nó.
- Trái Đất là hành tinh thứ ba, tính từ Mặt Trời trở ra, có khoảng cách lí tưởng với Mặt Trời để nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp. Trái Đất là hành tinh duy nhất trong hệ Mặt Trời có sự sống.
2. Hình dạng, kích thước của Trái Đất
- Trái Đất có dạng hình cầu và có bán kính xích đạo dài 6378 km, diện tích bề mặt là 510 triệu km2.
- Nhờ có kích thước và khối lượng lớn nên Trái Đất tạo ra lực hút đối với các vật chất xung quanh.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Bài 7: Chuyển động tự quay quanh trục của trái đất và hệ quả
Bài 8: Chuyển động của trái đất quanh mặt trời và hệ quả
Bài 9: Xác định phương hướng ngoài thực tế
Bài 10: Cấu tạo của trái đất. Các mảng kiến tạo
Bài 11: Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi
Xem thêm tài liệu Địa lí lớp 6 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Lý thuyết Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Trắc nghiệm Bài 6: Trái Đất trong hệ Mặt Trời
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 6 (hay nhất) - Kết nối tri thức
- Soạn văn lớp 6 (ngắn nhất) - Kết nối tri thức
- Bộ câu hỏi ôn tập Ngữ văn lớp 6 - Kết nối tri thức
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 6 – Kết nối tri thức
- Văn mẫu lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Toán 6 – Kết nối tri thức
- Giải Vở thực hành Toán lớp 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 6 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Toán 6 Kết nối tri thức (2024 có đáp án)
- Giải sgk Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử lớp 6 - Kết nối tri thức
- Giải sgk GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết GDCD 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 6 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tiếng Anh 6 – Global Success
- Giải sbt Tiếng Anh 6 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 6 Global success theo Unit có đáp án
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 6 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 6 Global success