Giải Địa lí 11 trang 73 Kết nối tri thức

Với giải bài tập Địa lí lớp 11 trang 73 trong Bài 15: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, dân cư và xã hội khu vực Tây Nam Á sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập địa lí 11 trang 73 

1 252 18/07/2023


Giải Địa lí 11 trang 73 Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 73 Địa Lí 11: Dựa vào thông tin mục 2 hãy phân tích ảnh hưởng của đặc điểm xã hội đến phát triển kinh tế - xã hội khu vực Tây Nam Á,

Lời giải:

- Tây Nam Á là nơi khởi nguồn của ba tôn giáo chính là Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo.

- Tây Nam Á là nơi xuất hiện của một trong những nền văn minh cổ đại, cũng là nơi có nhiều di sản vật thể và phi vật thế nổi tiếng thế giới được UNESCO công nhận như: thành cổ Pêtra (Gioócđani), thành cổ Shibam (Yêmen), thành phố di sản Samara (Irắc),... Khu vực có nhiều lễ hội, phong tục tập quán truyền thống đặc sắc. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.

- Chất lượng cuộc sống dân cư trong khu vực ngày càng nâng cao nhưng có sự phân hóa giữa các nước, các nhóm dân cư trong một nước.

- Tây Nam Á có các xung đột sắc tộc, tôn giáo,… xảy ra trong một số gia hoặc giữa các quốc gia, đồng thời chịu sự can thiệp của một số cường quốc trên thế giới. Tình hình chính trị bất ổn đã tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội của lhu vực.

Luyện tập 1 trang 73 Địa Lí 11: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Tây Nam Á thuận lợi để phát triển những ngành kinh tế nào ?

Lời giải:

- Tây Nam Á có thể phát triển cả ba ngành kinh tế cơ bản:

+ Nông nghiệp: canh tác cây lương thực, hoa màu nhờ có vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn ở giữa, ngoài ra khu vực sơn nguyên đồi núi thấp có thể chăn thả gia súc lớn.

+ Công nghiệp: phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ với nguồn dầu mỏ giàu có nhất trên thế giới.

+ Thương mại: hoạt động buôn bán xuất khẩu dầu mỏ với thế giới phát triển mạnh mẽ.

Luyện tập 2 trang 73 Địa Lí 11: Dựa vào bảng 15.2 vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi của khu vực Tây Nam Á năm 2000 và 2020. Nêu nhận xét.

Dựa vào bảng 15.2 vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi của khu vực Tây Nam Á năm 2000 và 2020. Nêu nhận xét.Lời giải:

- Vẽ biểu đồ:

Dựa vào bảng 15.2 vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo tuổi của khu vực Tây Nam Á năm 2000 và 2020. Nêu nhận xét.

- Nhận xét: cơ cấu dân số ở khu vực Tây Nam Á đang có sự thay đổi thể hiện đó là sự chuyển dịch cơ cấu theo độ tuổi. Cụ thể:

+ Năm 2000 dân số dưới 15 tuổi chiếm 36.4% đến năm 2020 con số này đã giảm còn 28,7%.

+ Nhóm dân số từ 15 đến 64 tuổi năm 2000 là 59,1; đến năm 2020 là 65,6%.

+ Nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên năm 2000 là 4,5%, năm 2020 là 5,7%.

=> Như vậy, có thể thấy cơ cấu dân số Tây Nam Á đang có sự chuyển dịch từ cơ cấu dân số trẻ sáng cơ cấu dân số già, nguyên nhân là do mức sống dân số ngày càng được nâng cao, chính trị dần ổn định, đời sống dược chăm lo.

Vận dụng trang 73 Địa Lí 11: Sưu tầm thông tin, viết một bài giới thiệu ngắn về cảnh quan hoang mạc hoặc một nền văn minh cổ đại của khu vực Tây Nam Á.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Thông tin về thành cổ Baku

- Thành phố Baku được xây dựng trên một ngọn đồi cao kiểu nhà hát vòng tròn La Mã với ba lớp tường thành bao quanh, mặt nước biển ở dưới chân và gối đầu lên dãy núi Caucasus.

- Tất cả các công trình xây dựng trong thành cổ này đều có chức năng phòng thủ, là biểu tượng của lòng yêu nước và là niềm tự hào lớn lao của quốc gia. Những chữ viết trên vách đá ở Absheron và Gobustan, những văn bản trên đá của August Guy Octavi nói về các doanh trại mà Hoàng đế Pompeii và Lukul thời La Mã đã cho dựng nên để chiếm đóng vùng Caucasus thế kỷ I trước Công nguyên đã khẳng định Baku có lịch sử hơn 5.500 năm tuổi.

- Baku từng là thủ phủ của nước Shirvanshahs (thế kỷ XII), nước Safavid (thế kỷ XVI), đế chế Ottoman (thế kỷ XVII) và công quốc Baku (thế kỷ XVIII). Hàng loạt công trình độc đáo bao gồm cung điện, pháo đài, đền tháp, những tàn tích của các khu nhà trọ và phòng tắm hơi... tạo nên danh sách dài di sản từ thời trung cổ của Baku.

- Năm 2000, thành cổ Baku, cùng với cung điện Shirvanshahs và tháp Maiden đã trở thành địa điểm đầu tiên ở Azerbaijan được UNESCO xếp hạng Di sản thế giới. Điểm xuyết cho những công trình cổ là những con ngõ cong hẹp cùng những căn nhà có mái bằng hoặc mái vòm, cửa sổ nhỏ khiến du khách như lạc trôi về quá khứ.

- Baku vào thế kỷ XIX và thế kỷ XX là một trong những trung tâm sản xuất dầu chính của thế giới. Dầu mỏ là thế mạnh và cũng là nguồn kinh tế chủ yếu của thành cổ Baku. Nhiều tòa nhà lớn được xây dựng hoành tráng chứng tỏ sự giàu có của thành phố này.

1 252 18/07/2023


Xem thêm các chương trình khác: