Giải bài tập trang 66 Chuyên đề Hóa 10 Bài 10 - Cánh diều

Với giải bài tập trang 66 Chuyên đề Hóa 10 trong Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử sách Chuyên đề Hóa lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Hóa 10 trang 66.

1 577 24/08/2022


Giải bài tập trang 66 Chuyên đề Hóa 10 - Cánh diều

Bài tập 1 trang 66 Chuyên đề Hóa 10: Sử dụng phương pháp PM7 để xác định đồng phân cis-2-butene hay trans-2-butene bền hơn. Biết rằng, đồng phân có năng lượng tổng âm hơn sẽ bền hơn:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Đồng phân cis-2-butene có năng lượng tổng là -599,1911 EV

(Phần kết quả: Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử - Cánh diều (ảnh 1))

- Đồng phân trans-2-butene có năng lượng tổng là -599,2290 EV

(Phần kết quả: Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử - Cánh diều (ảnh 1))

trans-2-butene bền hơn do có năng lượng tổng âm hơn.

Bài tập 2 trang 66 Chuyên đề Hóa 10: Sử dụng phương pháp PM7 tính cấu trúc (độ dài liên kết, góc liên kết), nhiệt tạo thành, năng lượng tổng của 3 đồng phân o, m, p-cresol. So sánh độ bền giữa các đồng phân.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Trả lời:

Sử dụng phương pháp PM7 ta có bảng sau:

Đồng phân

o-cresol

m-cresol

p-cresol

Nhiệt tạo thành (kJ/mol)

-129,08980

-134,94981

-130,75217

Năng lượng tổng (EV)

-1263,1321

-1263,1939

-1263,1509

Độ dài liên kết

 (Ao)

d(C-O)

1,36

1,359

1,36

d(O-H)

0,987

0,987

0,987

d(C-CH3)

1,489

1,491

1,491

Góc liên kết (o)

COH^

112,336o

112,251o

112,141o

Đồng phân có năng lượng tổng âm hơn sẽ bền hơn. Dựa vào kết quả ta thấy độ bền của các đồng phân được sắp xếp như sau: o-cresol < p-cresol < m-cresol.

Bài tập 3 trang 66 Chuyên đề Hóa 10: Cho dãy hợp chất H2X, với X là các nguyên tố nhóm VIA gồm O, S, Se. Sử dụng phương pháp tính PM7 để tối ưu hóa cấu trúc, từ đó tính độ dài liên kết X-H và góc HXH. Tìm quy luật biến đổi các giá trị này trong dãy nêu trên.

Trả lời:

Với hợp chất H2O:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

d(O-H) = 0,956Ao

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Góc HOH^= 105,399o

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Với hợp chất H2S:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

d(S-H) = 1,339Ao

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Góc HSH^ = 96,907o

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Với hợp chất H2Se:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

d(Se-H) = 1,465Ao

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

Góc HSeH^ = 93,752 o

Chuyên đề Hóa 10 Bài 10: Tính tham số cấu trúc và năng lượng phân của phân tử - Cánh diều (ảnh 1)

 Nhận xét:

Trong nhóm VIA từ O đến Se độ dài liên kết X-H tăng dần; góc liên kết HXH giảm dần.

Bài tập 4 trang 66 Chuyên đề Hóa 10: Sử dụng phương pháp PM7 để tối ưu hóa cấu trúc, từ đó tính (độ dài liên kết, góc liên kết) các chất có trong các phương trình phản ứng sau:

O2(g) + 2H2(g) → 2H2O(g)       (1)

F2(g) + H2(g) → 2HF (g)           (2)

a) Tính biến thiên enthalpy của phản ứng (1) và (2) theo phương pháp PM7. So sánh kết quả nhận được với kết quả tính từ enthalpy tạo thành chuẩn của các chất trong Phụ lục 2.

b*) Tính biến thiên năng lượng của phản ứng (1) và (2). Từ đó, so sánh khả năng phản ứng của oxygen và fluorine với hydrogen.

Biết rằng, biến thiên năng lượng của phản ứng cũng được tính giống như biến thiên enthalpy của phản ứng, nhưng thay nhiệt tạo thành bởi năng lượng tổng của phân tử.

Chú ý: Enthalpy tạo thành chuẩn của các đơn chất ở trạng thái bền bằng 0.

Trả lời:

a) Tính biến thiên enthalpy của phản ứng (1) và (2) theo phương pháp PM7:

fH298o(H2O) =  -241,83333 kJ.mol-1

fH298o(HF) = -259,13839 kJ.mol-1

rH298o(1) = 2. ∆fH298o(H2O) – 1.0 – 2.0 = 2.(-241,83333) = -483,66666 kJ

rH298o(2) = 2. ∆fH298o(HF) – 1.0 – 1.0 = 2.(-259,13839) = -518,27678 kJ

Tính biến thiên enthalpy của phản ứng (1) và (2) theo enthalpy tạo thành ở phụ lục 2:

fH298o(H2O) =  -241,8 kJ.mol-1

fH298o(HF) = -273,3 kJ.mol-1

rH298o(1) = 2. ∆fH298o(H2O) – 1.0 – 2.0 = 2.(-241,8) = -483,6 kJ

rH298o(2) = 2. ∆fH298o(HF) – 1.0 – 1.0 = 2.(-273,3) = -546,6 kJ

So sánh: Kết quả nhận được với kết quả tính từ enthalpy tạo thành chuẩn của các chất trong Phụ lục 2 là xấp xỉ nhau.

b*) Biến thiên năng lượng của phản ứng (1)

= 2.năng lượng tổng H2O – (năng lượng tổng O2 + 2.năng lượng tổng H2)

= 2. (-322,6792) – [-585,9147 + 2.( -28,0470)]

= -3,3497 eV

Biến thiên năng lượng của phản ứng (2)

= 2.năng lượng tổng HF – (năng lượng tổng F2 + năng lượng tổng H2)

= 2.(-479,5304) – [-927,7183  + (-28,0470)]

= -3,2955 eV

Nhận xét:

Phản ứng giữa hydrogen và fluorine xảy ra thuận lợi hơn.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Hóa lớp 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải bài tập trang 65 Chuyên đề Hóa 10 Bài 10

Giải bài tập trang 67 Chuyên đề Hóa 10 Bài 10

1 577 24/08/2022


Xem thêm các chương trình khác: