Giải bài tập trang 38 Chuyên đề Hóa 10 Bài 5 - Cánh diều

Với giải bài tập trang 38 Chuyên đề Hóa 10 trong Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ sách Chuyên đề Hóa lớp 10 Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Hóa 10 trang 38.

1 725 23/08/2022


Giải bài tập trang 38 Chuyên đề Hóa 10 - Cánh diều

Câu hỏi 7 trang 38 Chuyên đề Hóa 10: Trong trường hợp nào thì phản ứng của CH4 với O2 là phản ứng cháy, phản ứng nổ? Thảo luận tương tự với trường hợp của cồn.

Trả lời:

- Phản ứng của CH4 với O2:

+ Khi có nguồn nhiệt khơi mào (ngọn lửa); lượng nhỏ khí CH4 phản ứng với O2 không kèm theo sự tăng thể tích đột ngột, không phát ra tiếng nổ thì phản ứng này là phản ứng cháy.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ - Cánh diều (ảnh 1)

CH4 cháy trong O2

+ Trong trường hợp lượng lớn CH4 phản ứng với O2 với tốc độ nhanh, tỏa nhiều nhiệt, gây ra sự tăng thể tích đột ngột, phát ra tiếng nổ thì phản ứng này là phản ứng nổ.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Trình diễn thử nghiệm nổ khí metan

- Phản ứng của cồn với O2:

+ Khi có nguồn nhiệt khơi mào (ngọn lửa); lượng nhỏ cồn phản ứng với O2 không kèm theo sự tăng thể tích đột ngột, không phát ra tiếng nổ thì phản ứng này là phản ứng cháy.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Cồn cháy trong oxygen

+ Trong trường hợp lượng lớn cồn phản ứng với O2 với tốc độ nhanh, tỏa nhiều nhiệt, gây ra sự tăng thể tích đột ngột, phát ra tiếng nổ thì phản ứng này là phản ứng nổ.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Nổ xưởng sản xuất cồn

Luyện tập trang 38 Chuyên đề Hóa 10: Áp dụng điều kiện cháy theo “tam giác lửa” cho phản ứng nổ có luôn đúng hay không?

Trả lời:

Chuyên đề Hóa 10 Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Áp dụng điều kiện cháy theo “tam giác lửa” cho phản ứng nổ không phải luôn đúng.

Ví dụ:

Sự nổ vật lí gây ra bởi sự giãn nở rất nhanh về thể tích mà không kèm theo phản ứng hóa học do đó không cần đến các điều kiện trong “tam giác lửa”.

Vận dụng 6 trang 38 Chuyên đề Hóa 10: Quả bóng bay, khi được bơm bằng hydrogen sẽ bay rất cao do khí hydrogen rất nhẹ. Tuy nhiên, đã có nhiều vụ nổ thương tâm gây ra bởi bóng bay hydrogen.

a) Có thể thay hydrogen bằng khí nào khác an toàn hơn?

b) Thảo luận cách phòng tránh các vụ nổ gây bởi bóng bay hydrogen.

Trả lời:

a) Quả bóng bay, khi được bơm bằng hydrogen sẽ bay rất cao do khí hydrogen rất nhẹ. Tuy nhiên, đã có nhiều vụ nổ thương tâm gây ra bởi bóng bay hydrogen. Do đó, có thể thay khí hydrogen bằng khí helium (He) – khí trơ sẽ an toàn hơn.

Chú ý:

Khí hydrogen khi kết hợp với khí oxygen với tỉ lệ 2 : 1 tạo hỗn hợp nổ rất mạnh. Đặc biệt hydrogen rất dễ gây cháy nổ, chỉ cần khi gặp không khí nóng (cầm bóng khi đi ngoài trời nắng hay tiếp xúc với nguồn nóng …) là có thể đủ điều kiện kích thích nổ.

Chuyên đề Hóa 10 Bài 5: Sơ lược về phản ứng cháy và nổ - Cánh diều (ảnh 1)

Chùm bóng bay phát nổ trong buổi lễ kỉ niệm

b) Một số biện pháp phòng tránh các vụ nổ gây bởi bóng bay hydrogen:

- Sử dụng khí helium thay cho hydrogen để bơm bóng bay.

- Không cầm bóng bay hydrogen đi ngoài trời nắng.

- Không mang bóng bay hydrogen vào trong nhà hay xe ô tô bởi nếu tiếp xúc với bóng đèn hoặc gặp không khí nóng có thể phát nổ.

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Hóa lớp 10 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải bài tập trang 34 Chuyên đề Hóa 10 Bài 5

Giải bài tập trang 35 Chuyên đề Hóa 10 Bài 5

Giải bài tập trang 36 Chuyên đề Hóa 10 Bài 5

Giải bài tập trang 37 Chuyên đề Hóa 10 Bài 5

Giải bài tập trang 39 Chuyên đề Hóa 10 Bài 5

Giải bài tập trang 40 Chuyên đề Hóa 10 Bài 5

1 725 23/08/2022


Xem thêm các chương trình khác: