Dựa vào thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel, hãy: Phân biệt các thuật ngữ: kiểu gene, kiểu hình, cơ thể thuần chủng

Lời giải Hình thành kiến thức mới 4 trang 154 KHTN 9 sách Chân trời sáng tạo ngắn nhất mà vẫn đủ ý sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Khoa học tự nhiên 9.

1 18 lượt xem


Giải KHTN 9 Bài 36: Các quy luật di truyền của Mendel

Hình thành kiến thức mới 4 trang 154 KHTN 9: Dựa vào thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel, hãy:

a) Phân biệt các thuật ngữ: kiểu gene, kiểu hình, cơ thể thuần chủng, cặp tính trạng tương phản, tính trạng trội, tính trạng lặn. Cho ví dụ minh họa.

b) Giải thích một số kí hiệu thường dùng trong di truyền học.

Trả lời:

a) Phân biệt các thuật ngữ và cho ví dụ:

- Kiểu gene: là tổ hợp các gene quy định kiểu hình của cơ thể. Ví dụ: kiểu gene AA và Aa quy định hoa tím, kiểu gene aa quy định hoa trắng.

- Kiểu hình: là tổ hợp các tính trạng của cơ thể được biểu hiện ra bên ngoài. Ví dụ: kiểu hình hạt vàng, kiểu hình hạt xanh, kiểu hình thân cao, kiểu hình thân thấp,…

- Cơ thể thuần chủng: là cơ thể có đặc tính di truyền đồng nhất và ổn định về một tính trạng nào đó, các thế hệ con cái sinh ra giống nhau và giống với thế hệ trước (không phân li kiểu hình, kiểu gene). Ví dụ: cơ thể mang kiểu gene AA và cơ thể mang kiểu gene aa là những cơ thể thuần chủng về 1 cặp gene, cơ thể mang kiểu gene AABB là cơ thể thuần chủng về 2 cặp gene trên,…

- Cặp tính trạng tương phản: là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng một tính trạng. Ví dụ: xét tính trạng màu hoa có cặp tính trạng tương phản là màu hoa tím và màu hoa trắng, xét tính trạng màu hạt có cặp tính trạng tương phản là tính trạng hạt vàng và hạt xanh,…

- Tính trạng trội: là tính trạng biểu hiện ở F1 trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel (tính trạng biểu hiện khi có kiểu gene ở dạng đồng hợp tử hoặc dị hợp tử). Ví dụ: màu hoa tím, màu hạt vàng, dạng hạt trơn, thân cao,…

- Tính trạng lặn: là tính trạng không được biểu hiện ở F1 mà chỉ được biểu hiện ở F2 trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Mendel (tính trạng chỉ xuất hiện khi kiểu gene ở trạng thái đồng hợp lặn). Ví dụ: màu hoa trắng, màu hạt xanh, dạng hạt nhăn, thân thấp,…

b) Giải thích một số kí hiệu thường dùng trong di truyền học:

- P: Bố mẹ.

- Pt/c: Bố mẹ thuần chủng.

- ×: Phép lai.

- G: Giao tử. Trong đó, GP: Giao tử của bố mẹ; GF1: Giao tử của thế hệ F1;…

- ♀: Giao tử cái hoặc cơ thể cái, ♂: Giao tử đực hoặc cơ thể đực.

- F: Thế hệ con. Trong đó, F1: Thế hệ thứ nhất được sinh ra từ P; F2: Thế hệ con được sinh ra từ F1;…

- Các chữ cái in hoa thường kí hiệu gene trội (A, B, C, D, E, G,…), chữ cái in thường kí hiệu gene lặn (a, b, c, d, e, g,…).

1 18 lượt xem