Đề cương ôn tập Hóa 11 Học kì 1 (Chân trời sáng tạo 2024)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Hóa 11 Học kì 1 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Hóa 11 Học kì 1.

1 102 lượt xem


Đề cương ôn tập Hóa 11 Học kì 1 (Chân trời sáng tạo 2024)

A. LÝ THUYẾT

Chương 1. CÂN BẰNG HÓA HỌC

- Khái niệm: phản ứng thuận nghịch, cân bằng hóa học, sự điện li, chất điện li, chất không điện li, thuyết bronsted – Lowry về acid – base, khái niệm và ý nghĩa của pH.

- Viết hằng số cân bằng KC cho phản ứng thuận nghịch.

- Vận dụng nguyên lí chuyển dịch cân bằng Le Chatelier để giải thích ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, áp suất đến cân bằng hóa học.

- Xác định nồng độ acid – base bằng phương pháp chuẩn độ.

- Viết biểu thức và xác định pH bằng các chất chỉ thị phổ biến.

- Làm các dạng bài tập tính nồng độ các ion và pH của dung dịch.

Chương 2. NITROGEN-SULFUR

- Trạng thái tự nhiên của nguyên tố nitrogen; nguyên tố sulfur.

- Sự hoạt động của đơn chất nitrogen ở nhiệt độ cao đối với hydrogen, oxygen.

- Cấu tạo phân tử: ammonia, HNO3, sulfur, H2SO4.

- Giải thích được tính tan, tính base, tính khử của ammonia từ cấu tạo phân tử. Viết được phương trình hóa học minh họa.

- Vận dụng kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, enthalpy cho phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen trong quá trình Haber.

- Tính chất cơ bản của muối amonium và nhận biết ion amonium trong dung dịch; tính acid, tính oxi hóa mạnh của HNO3; tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của sulfur; tính oxi hóa, tính khử của sulfur dioxide; tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của dung dịch sulfuric acid loãng, đặc.

- Nguồn gốc các oxide của nitrogen trong không khí và nguyên nhân gây hiện tượng mưa axit.

- Giải thích được nguyên nhân, hệ quả của hiện tượng phú dưỡng.

- Sự hình thành sulfur dioxide, tác hại của sulfur dioxide và biện pháp giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí.

- Vận dụng kiến thức về năng lượng phản ứng, chuyển dịch cân bằng, vấn đề bảo vệ môi trường để giải thích các giai đoạn trong quá trình sản xuất sulfuric acid theo phương pháp tiếp xúc.

- Ứng dụng của: đơn chất nitrogen; ammonia; amonium nitrate và một số muối amonium tan; nitric acid; sulfur đơn chất; sulfur dioxide; dung dịch sulfuric acid loãng, đặc và lưu ý khi sử dụng; một số muối sulfate.

Chương III: ĐẠI CƯƠNG HÓA HỌC HỮU CƠ

- Nêu được khái niệm hợp chất hữu cơ và hoá học hữu cơ; đặc điểm chung của các hợp chất hữu cơ:

- Phân loại được hợp chất hữu cơ (hydrocacbon và dẫn xuất).

- Nêu được khái niệm nhóm chức và một số loại nhóm chức cơ bản.

- Sử dụng được bảng tín hiệu phổ hồng ngoại (IR) để xác định một số nhóm chức cơ bản.

- Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột.

- Thực hiện được các thí nghiệm về chưng cất thường, chiết.

- Vận dụng được các phương pháp: chưng cất thường, chiết, kết tinh để tách biệt và tinh chế một số hợp chất hữu cơ trong cuộc sống.

- Nêu được khái niệm về công thức phân tử (CTPT) hợp chất hữu cơ (HCHC)

- Sử dụng được kết quả phổ khối lượng (MS) để xác định phân tử khối của HCHC

- Lập được CTPT HCHC từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối.

- Trinh bày được nôị dung thuyết cấu tạo hóa học trong hóa hoc hữu cơ.

- Giải thích được hiên tượng đồng phân trong hóa hoc hữu cơ.

- Nêu được khái niệm chất đồng đẳng và dãy đồng đẳng trong hóa học hữu cơ.

- Viết được công thức cấu tạo của một số hợp chất hữu cơ đơn giản (công thức cấu tạo đầy đủ, công thức cấu tạo thu goṇ ).

B. BÀI TẬP

Phần trắc nghiệm:

Chương 1:

Câu 1: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

A. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.

B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.

C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.

D. xảy ra giữa hai chất khí.

Câu 2: Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào?

A. vt = 2vn.

B. vt=vn≠ 0.

C. vt=0,5vn.

D. vt=vn=0.

Câu 3: Khi hệ hóa học ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là

A. Cân bằng tĩnh.

B. Cân bằng động.

C. Cân bằng bền.

D. Cân bằng không bền.

Câu 4: Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là :

A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.

B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.

C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.

D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.

Câu 5: Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến cân bằng hóa học ?

(1) nồng độ (2) nhiệt độ (3) chất xúc tác (4) áp suất (5) diện tích bề mặt.

A. (1), (2), (4).

B. (3), (4).

C. (3), (5).

D. (2), (3), (5).

Câu 6: Yếu tố nào sau đây luôn luôn không làm chuyển dịch cân bằng của hệ phản ứng?

A. Nồng độ.

B. nhiệt độ

C. Áp suất.

D. Chất xúc tác.

Câu 7: Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2(màu nâu đỏ)⇌N2O4 (không màu)

Biết khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phản ứng thuận có:

A. ΔH < 0, phản ứng toả nhiệt

B. ΔH > 0, phản ứng toả nhiệt

C. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt

D. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt

Câu 8: Xét cân bằng sau: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g)

Nếu tăng nồng độ SO2(g) (các điều kiện khác giữ không đổi), cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào?

A. Chuyển dịch theo chiều nghịch.

B. Chuyển dịch theo chiều thuận.

C. Có thể chuyển dịch theo chiều thuận hoặc chiều nghịch tuỳ thuộc vào lượng SO2 thêm vào.

D. Không thay đổi.

Câu 9: Đối với phản ứng sau, cân bằng sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi tăng nhiệt độ (các điều kiện khác giữ không đổi)? H2(g)  + 12O2(g)     H2O(l)         ΔrH298o=286 kJ

A. Cân bằng chuyển dịch sang phải.

B. Cân bằng chuyển dịch sang trái.

C. Không thay đổi.

D. Không dự đoán được sự chuyển dịch cân bằng.

Câu 10: Cho phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng :4NH3(g) + 3O2(g) 2N2(g) + 6H2O(g) < 0

Cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều thuận khi :

A. Tăng nhiệt độ.

B. Thêm chất xúc tác.

C. Tăng áp suất.

D. Loại bỏ hơi nước.

Câu 11: Chất nào sau đây không phải là chất điện li?

A. C2H5OH.

B. NaOH.

C. NaCl.

D. HNO3.

................................

................................

................................

Chương 2:

Câu 1: Khi có sấm sét, nitrogen tác dụng với oxygen tạo ra?

A. NO2.

B. HNO3.

C. N2O.

D. NO.

Câu 2: Ở -198oC, nitrogen tồn tại ở dạng nào?

A. Lỏng.

B. Khí.

C. Rắn.

D. Bán rắn.

Câu 3: Thành phần chính của không khí chứa hai khí nào sau đây?

A. N2, CO2.

B. N2, O2.

C. CO2, O2.

D. O2, NH3.

Câu 4. Trong tự nhiên, đơn chất nitrogen có nhiều trong

A. nước biển.

B. không khí.

C. cơ thể người.

D. mỏ khoáng.

Câu 5. Trong không khí, chất nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?

A. O2.

B. NO.

C. CO2.

D. N2.

Câu 6. Ở dạng hợp chất, nitrogen tồn tại nhiều trong các mỏ khoáng dưới dạng

A. NaNO3.

B. KNO3.

C. HNO3.

D. Ba(NO3)2.

Câu 7. Trong khí quyển, nguyên tố nitrogen tồn tại chủ yếu dưới dạng

A. N2.

B. NO3.

C. NO2.

D. NH4+.

Câu 8. Phân tử nitrogen có cấu tạo là

A. N=N.

B. N≡N.

C. N–N.

D. N→N.

Câu 9. Đặc điểm cấu tạo của phân tử N2

A. có 1 liên kết ba.

B. có 1 liên kết đôi.

C. Có 2 liên kết đôi.

D. có 2 liên kết ba.

Câu 10. Tính chất nào sau đây không phải tính chất vật lí của N2?

A. Chất khí.

B. Không màu.

C. Nặng hơn không khí.

D. Tan ít trong nước.

Câu 11. Trong phản ứng: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g). N2 thể hiện

A. tính khử.

B. tính oxi hóa.

C. tính base.

D. tính acid.

................................

................................

................................

Chương 3. Đại cương về hoá học hữu cơ

Câu 1. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu

A. các hợp chất của carbon.

B. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2).

C. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, muối carbonate, hợp chất xyanide, các carbide,…).

D. các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống.

Câu 2. Trong các hợp chất sau, chất nào không phải là hợp chất hữu cơ?

A. (NH4)2CO3.

B. CH3COONa.

C. CH3Cl.

D. C6H5NH2.

Câu 3. Trong các hợp chất sau, chất nào là hydrocarbon?

A. C2H5OH.

B. CH3COOH.

C. C6H6.

D. C6H5NH2.

Câu 4. Trong các hợp chất sau, chất nào là hydrocarbon?

A. HCHO.

B. CH3Cl.

C. CH3 – NH – CH3.

D. CH4.

Câu 5. Trong các hợp chất sau, chất nào là dẫn xuất của hydrocarbon?

A. CH4.

B. CH3OH.

C. C2H4.

D. C3H8.

Câu 6. Nhóm chức – OH là của hợp chất nào sau đây?

A.Carboxylic acid.

B. Amine.

C. Alcohol.

D. Ketone.

Câu 7. Nhóm chức – CHO là của hợp chất nào sau đây?

A.Carboxylic acid.

B. Aldehyde.

C. Alcohol.

D. Ketone.

Câu 8. Hợp chất C2H5OH thuộc loại hợp chất nào sau đây?

A.Dẫn xuất halogen.

B. Ketone.

C. Ester.

D. Alcohol.

Câu 9. Nhóm chức ketone (C = O) có số sóng hấp thụ đặc trưng trên phổ hồng ngoại là

A.3500 – 3200 cm-1.

B.3300 – 3000 cm-1.

C.1300 – 1000 cm-1.

D.1715 – 1666 cm-1.

Câu 10. Phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ nào sau đây có hấp thụ ở vùng 3500 – 3200 cm-1?

A.Aldehyde.

B. Ketone.

C. Ester.

D. Alcohol.

Câu 11. Trên phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ X có các hấp thụ đặc trưng ở 2817 cm-1 và 1731 cm-1. Chất X là chất nào trong các chất dưới đây?

A.CH3COCH2CH3.

B. CH2=CHCH2CH2OH.

C. CH3CH2CH2CHO.

D. CH3CH=CHCH2OH.

................................

................................

................................

1 102 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: