Đề cương ôn tập Hóa 11 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2024)

Vietjack.me biên soạn và giới thiệu Đề cương ôn tập Hóa 11 Giữa học kì 2 sách Chân trời sáng tạo giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Hóa 11 Giữa kì 2.

1 230 lượt xem


Đề cương ôn tập Hóa 11 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2024)

I. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

- Nêu được khái niệm về alkane, nguồn alkane trong tự nhiên, công thức chung của alkane.

- Trình bày được quy tắc gọi tên theo danh pháp thay thế; áp dụng gọi được tên cho một số alkane (từ C1 đến C10) mạch không phân nhánh và một số alkane mạch nhánh chứa không quá 5 nguyên tử C.

- Trình bày và giải thích được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, tính tan) của một số alkane.

- Trình bày được đặc điểm về liên kết hoá học trong phân tử alkane, hình dạng phân tử của methane, ethane; phản ứng thế, cracking, reforming, phản ứng oxi hoá hoàn toàn, phản ứng oxi hoá không hoàn toàn.

- Trình bày được các ứng dụng của alkane trong thực tiễn và cách điều chế alkane trong công nghiệp.

- Trình bày được một trong các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí là do các chất trong khí thải của các phương tiện giao thông; Hiểu và thực hiện được một số biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường do các phương tiện giao thông gây ra.

- Nêu được khái niệm về alkene và alkyne, công thức chung của alkene; đặc điểm liên kết, hình dạng phân tử của ethylene và acetylene.

- Gọi được tên một số alkene, alkyne đơn giản (C2 - C5), tên thông thường một vài alkene, alkyne thường gặp.

- Nêu được khái niệm và xác định được đồng phân hình học (cis, trans) trong một số trường hợp đơn giản.

- Nêu được đặc điểm về tính chất vật lí (nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tỉ khối, khả năng hoà tan trong nước) của một số alkene, alkyne.

- Trình bày được các tính chất hoá học của alkene, alkyne: Phản ứng cộng hydrogen, cộng halogen (bromine); cộng hydrogen halide (HBr) và cộng nước; quy tắc Markovnikov; Phản ứng trùng hợp của alkene; Phản ứng của alk-1-yne với dung dịch AgNO3 trong NH3; Phản ứng oxi hoá (phản ứng làm mất màu thuốc tím của alkene, phản ứng cháy của alkene, alkyne).

- Trình bày được ứng dụng của các alkene và acetylene trong thực tiễn; phương pháp điều chế alkene, acetylene trong phòng thí nghiệm (phản ứng dehydrate hoá alcohol điều chế alkene, từ calcium carbide điều chế acetylene) và trong công nghiệp (phản ứng cracking điều chế alkene, điều chế acetylene từ methane).

- Nêu được khái niệm về arene.

- Viết được công thức và gọi được tên của một số arene (benzene, toluene, xylene, styrene, naphthalene).

- Trình bày được đặc điểm về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của một số arene, đặc điểm liên kết và hình dạng phân tử benzene.

- Trình bày được tính chất hoá học đặc trưng của arene (hoặc qua mô tả thí nghiệm): Phản ứng thế của benzene và toluene, gồm phản ứng halogen hoá, nitro hoá (điều kiện phản ứng, quy tắc thế); Phản ứng cộng chlorine, hydrogen vào vòng benzene; Phản ứng oxi hoá hoàn toàn, oxi hoá nhóm alkyl.

- Trình bày được ứng dụng của arene và đưa ra được cách ứng xử thích hợp đối với việc sử dụng arene trong việc bảo vệ sức khoẻ con người và môi trường.

- Trình bày được phương pháp điều chế arene trong công nghiệp (từ nguồn hydrocarbon thiên nhiên, từ phản ứng reforming).

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN

Bài 1.

a) Viết công thức cấu tạo các chất có công thức phân tử: C4H10; C5H12 và gọi tên.

b) Viết công thức cấu tạo của các chất có tên gọi sau đây:

+) 3,3- dimethylpentane +) 2- methylbut-2-ene. +)3- methylbut-1-yne.

c) Viết các công thức cấu tạo các đồng phân alkene ứng với công thức phân tử C5H10. Gọi tên các đồng phân đó. Cho biết cấu tạo nào có đồng phân hình học? Hãy viết các đồng phân hình học đó.

d) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các đồng đẳng của benzene có công thức phân tử C8H10.

Bài 2:

a) Trình bày phương pháp hoá học để phân biệt các khí: ethane, ethene, ethyne. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

b)Trìnhbày phương pháp hoá học để phân biệt các chất: benzene, toluene, styrene. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.

Bài 3: Vì sao không được dùng nước để dập tắt các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc CO2 ?

Bài 4: Khí thải của động cơ có thể chứa những chất nào gây ô nhiễm môi trường? Có những giải pháp nào để hạn chế ô nhiễm môi trường do khí thải của động cơ?

Bài 5: Alkane A khi thế chlorine (tỉ lệ số mol 1:1, ánh sáng) tạo ra sản phẩm hữu cơ B có chứa 45,223% Cl về khối lượng. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên của A, B.

Bài 6: Một số hydrocarbon mạch hở, đồng phân cấu tạo của nhau, trong phân tử có phần trăm khối lượng carbon bằng 85,714%. Trên phổ khối lượng của một trong các chất trên có peak ion phân tử ứng với giá trị m/z = 70. Viết công thức cấu tạo của các chất thoả mãn các đặc điểm trên.

Bài 7: Một hydrocarbon X trong phân tử có phần trăm khối lượng carbon bằng 94,117%. Trên phổ khối lượng của X có peak ion phân tử ứng với giá trị m/z = 102. X có khả năng tác dụng được với bromine khi có xúc tác FeBr3. Xác định công thức cấu tạo của X.

III. ÔN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Alkane có CTPT C5H12 có bao nhiêu đồng phân?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 2: Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

  • A. CCl4.
  • B. CaC2.
  • C. CaCO3
  • D. NaCN.

Câu 3: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng đặc trưng của hydrocarbon không no?

  • A. Phản ứng cộng.
  • B. Phản ứng trùng hợp.
  • C. Phản ứng oxi hoá - khử.
  • D. Phản ứng thế.

Câu 4: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí?

  • A. C3H8
  • B. C7H16
  • C. C8H18
  • D. C10H22

Câu 5: Số nguyên tử hydro trong phân tử propane là

  • A. 4.
  • B. 6.
  • C. 8.
  • D. 10.

Câu 6: Chất nào sau đây là chất rắn, màu trắng?

  • A. Benzene.
  • B. Toluene.
  • C. Styrene.
  • D. Naphthalene.

Câu 7: Số đồng phân cấu tạo alkene có công thức phân tử C4H8

  • A. 4.
  • B. 3.
  • C. 2.
  • D. 1.

Câu 8: Nhận xét nào sau đây là đúng về tính chất hoá học của alkane?

  • A. Khá trơ về mặt hoá học, phản ứng đặc trưng là thế và tách.
  • B. Hoạt động hoá học mạnh, phản ứng đặc trưng là thế và tách.
  • C. Khá trơ về mặt hoá học, phản ứng đặc trưng là cộng và trùng hợp.
  • D. Hoạt động hoá học mạnh, phản ứng đặc trưng là cộng và trùng hợp.

Câu 9: Cho sơ đồ phản ứng sau: Đề cương ôn tập Hóa 11 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 1). X có công thức cấu tạo là

  • A. CH3-CAg≡CAg.
  • B.  CH3-C≡CAg.
  • C. Ag CH2-C≡CAg.
  • D.  CH3-C≡CH.

Câu 10: Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là:

  • A. dd bromine.
  • B. Br2 (xt: Fe).
  • C. dd KMnO4.
  • D. dd Br2 hoặc dd KMnO4.

Câu 11: Sản phẩm chính trong phản ứng giữa but-1-ene với HBr là

  • A.  CH3- CH2-CHBr- CH2Br.
  • B. CH2Br- CH2- CH2- CH2Br.
  • C.  CH3- CH2-CHBr- CH3.
  • D.  CH3-CH=CH- CH2Br.

Câu 12: Hợp chất X có công thức phân tử C5H12, khi tác dụng với chlorine (có chiếu sáng) tạo được bốn dẫn xuất thế monochlorine. X là

  • A. pentane.
  • B. isopentane.
  • C. neopentane.
  • D. isobutane.

Câu 13: Phản ứng giữa toluene và chlorine khi được chiếu sáng tạo sản phẩm là

  • A. p-chlorotoluene.
  • B. m-chlorotoluene.
  • C. benzyl chloride.
  • D. 2,4-dichlorotoluene.

Câu 14: Cho các chất sau: chloromethane, dichloromethane, trichloromethane và tetrachloromethane.

Số chất là sản phẩm của phản ứng xảy ra khi trộn methane với chlorine và chiếu ánh sáng tử ngoại là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 15: Cho alcohol có công thức cấu tạo sau:

Đề cương ôn tập Hóa 11 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 1)

Tên theo danh pháp thay thế của alcohol đó là

  • A. 4-methylpentan-1-ol.
  • B. 2-methylbutan-3-ol.
  • C. 3-methylbutan-2-ol.
  • D. 1,1-dimethylpropan-3-ol.

Câu 16: Nhận xét nào sau đây không đúng đối với phản ứng cộng chlorine vào benzene?

  • A. Khó hơn phản ứng cộng chlorine vào ethylene.
  • B. Xảy ra với điều kiện ánh sáng tử ngoại và đun nóng.
  • C. Sản phẩm thu được là 1,2,3,4,5,6-hexachlorocyclohexane.
  • D. Tỉ lệ mol của các chất tham gia phản ứng là 1:1.

Câu 17: Cho phản ứng hoá học sau:

Đề cương ôn tập Hóa 11 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 1)

Phản ứng trên thuộc loại phản ứng nào sau đây?

  • A. Phản ứng thế.
  • B. Phản ứng cộng.
  • C. Phản ứng tách.
  • D. Phản ứng oxi hoá - khử.

Câu 18: Geraniol có mùi thơm của hoa hồng và thường được sử dụng trong sản xuất nước hoa. Công thức của geraniol như bên:

Đề cương ôn tập Hóa 11 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 1)

Chọn phát biểu không đúng về geraniol.

  • A. Công thức phân tử có dạng CnH2n-3OH
  • B. Tên của geraniol là cis-3,7-dimethylocta-2,6-dien-1-ol.
  • C. Geraniol là alcohol thơm, đơn chức.
  • D. Oxi hoá geraniol bằng CuO, đun nóng thu được một aldehyde.

Câu 19: Một cửa hàng có 10 máy photocopy. Bình quân mỗi máy sử dụng liên tục 12 giờ/ngày. Trong một tháng (30 ngày), khối lượng cumene tối đa phát thải từ 1 000 cửa hàng có quy mô trên là bao nhiêu? Biết tỉ lệ phát thải của máy photocopy là 220 µg/h.

  • A. 7,92 g
  • B. 792 pg
  • C. 792 g
  • D. 2460 g

Câu 20: Phân tích nguyên tố hợp chất hữu cơ X cho thấy phần trăm khối lượng ba nguyên tố C, H và O lần lượt là 64,86%; 13,51% và 21,63%. Phổ MS của X được cho trên hình sau.

Đề cương ôn tập Hóa 11 Giữa học kì 2 (Chân trời sáng tạo 2024) (ảnh 1)

Tìm công thức phân tử của X.

  • A. C2H6O
  • B. C3H8O
  • C. C4H10O
  • D. C4H6O2

ĐÁP ÁN:

1C 2A 3D 4A 5C 6D 7B 8A 9B 10C
11C 12B 13C 14D 15A 16D 17A 18C 19C 20C

1 230 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: