Công thức hợp chất khí với hidro của Flo (F) | Công thức hợp chất khí với hydrogen của Fluorine

Với bài viết về Công thức hợp chất khí với hidro của Flo (F) hay Công thức hợp chất khí với hydrogen của Fluorine bao gồm nội dung về công thức oxit cao nhất, kiến thức mở rộng và bài tập vận dụng. Mời các bạn đón xem:

1 1,455 05/08/2023


Công thức hợp chất khí với hidro của Flo (F)

I. Công thức hợp chất khí với hidro của F

Công thức hợp chất khí với hydrogen của fluorine là: HF.

Giải thích:

F (Z = 9) có cấu hình electron là: 1s22s22p5.

⇒ Fluorine thuộc nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn

Do đó, công thức hợp chất khí với hydrogen của fluorine là: HF.

II. Mở rộng kiến thức về HF

1. Tính chất vật lý

- Dung dịch HF là loại chất lỏng không màu, ăn mòn mạnh và dễ tan trong nước.

2. Tính chất hóa học

- Dung dịch acid HF là một acid yếu có các tính chất hóa học sau:

- Tác dụng với phi kim:

O+ HF → HFO2

2I+ HF → HFI4

2Br+ HF → HFBr4

- Tác dụng với oxide: Tính chất đặc biệt của acid HF là tác dụng với silicon dioxide (SiO2) có trong thành phần thủy tinh → do đó không dùng chai lọ thủy tinh để đựng acid HF.

SiO2 + 4HF → 2H2O + SiF4

SO3 + HF→ HSO3F

- Tác dụng với nước:

2H2O + HF → 2H2 + HFO2

H2O + HF + AsF5 → HAsF6.H2O

- Tác dụng với base:

NaOH + HF → H2O + NaF

Ca(OH)2 + 2HF→ CaF+ 2H2O

- Tác dụng với muối:

NaF + HF ↔ NaHF2

CuCl + HF → HCl + CuF

3. Điều chế

- Do F2 tác dụng quá mãnh liệt với nước nên phương pháp duy nhất để điều chế HF là dùng CaF2 tác dụng với H2SO4 đặc.

CaF+ H2SO4 250C 2HF + CaSO4

4. Ứng dụng

- HF được dùng vào quá trình ankylation trong các nhà máy lọc dầu.

- HF được dùng làm chất ăn mòn, hòa tan kính, và được dùng trong khắc thủy tinh.

- Vì acid HF có khả năng hòa tan được các oxide kim loại nên HF được dùng để tẩy các tạp chất oxide trên bề mặt kim loại, tẩy cáu cặn trong thiết bị trao đổi nhiệt, được dùng trong công nghệ xử lý thép không gỉ, chống ăn mòn và tẩy trắng inox.

- Do hòa tan được các oxit nên HF được dùng thể giải thể các mẫu đá trước khi phân tích.

- Hydrofluoric acid là nguồn cung ứng fluorine trong quá trình sản xuất các hợp chất organofluorine.

III. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ mạnh của các acid theo dãy từ HF đến HI là do

A.sự tăng khối lượng phân tử từ HF đến HI.

B.sự giảm độ phân cực của liên kết từ HF đến HI.

C.sự giảm độ bền liên kết từ HF đến HI.

D.sự tăng kích thước từ HF đến HI.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

Nguyên nhân chủ yếu làm tăng độ mạnh của các acid theo dãy từ HF đến HI là do sự giảm độ bền liên kết từ HF đến HI.

Câu 2: Phân tử nào dưới đây có nhiệt độ sôi cao bất thường?

A. HCl. B. HF. C. HBr. D. HI.

Hướng dẫn giải:

Đáp án B

Trong dãy hydrogen halide, nhiệt độ sôi tăng dần từ HCl đến HI. Riêng HF có nhiệt độ sôi cao bất thường do các phân tử HF tạo liên kết hydrogen với nhau.

Câu 3: Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là

A. HCl. B. HF. C. HBr. D. HI.

Hướng dẫn giải:

Đáp án D

Trong dãy hydrohalic acid, tính acid tăng dần từ HF đến HI.

Vậy HI có tính acid mạnh nhất.

Xem thêm Công thức hợp chất khí với hidro hay, chi tiết khác:

Công thức hợp chất khí với hidro của Clo (Cl) | Công thức hợp chất khí với hydrogen của Chlorine

Công thức hợp chất khí với hidro của Iot (I) | Công thức hợp chất khí với hydrogen của Iodine

Công thức hợp chất khí với hidro của Lưu huỳnh (S) | Công thức hợp chất khí với hydrogen của Sulfur

Công thức hợp chất khí với hidro của nguyên tố nhóm VA

Công thức hợp chất khí với hidro của Nito (N) | Công thức hợp chất khí với hydrogen của Nitrogen

1 1,455 05/08/2023