Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 (Kết nối tri thức): Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề

Với giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 KNTT Bài 3.

1 54,753 12/11/2022
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề

Giải bài tập trang 22 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

A/ Câu hỏi đầu bài

Câu hỏi trang 22 Chuyên đề Vật lí 10: Vật lí học có đóng góp to lớn vào khoa học công nghệ, các tiến bộ kĩ thuật được ứng dụng trong nhiều ngành nghề và lĩnh vực như: quân sự, công nghiệp hạt nhân, nông nghiệp, lâm nghiệp, thậm chí trong tài chính, …

Vật lí có vai trò như thế nào với các ngành nghề trong xã hội?

Lời giải:

Vật lí có vai trò rất quan trọng với các ngành nghề trong xã hội.

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP.

- Nâng cao chất lượng đời sống con người nhờ các thiết bị, đồ dùng hiện đại trong đời sống hàng ngày.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất trong các nhà máy, xí nghiệp thông qua các thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ các thiết bị tiên tiến, hiệu suất cao như ô tô điện, xe máy điện, …

- Đời sống, an ninh trật tự được nâng cao nhờ các hệ thống camera giám sát.

- Giảm thiểu các thủ tục hành chính, giấy tờ nhờ hệ thống quản lí dữ liệu quốc gia.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Ứng dụng của vật lí trong quân sự

Câu hỏi trang 22 Chuyên đề Vật lí 10: Em hãy tìm hiểu: Từ xa xưa, con người đã sử dụng các máy cơ như thế nào trong quân sự?

Lời giải:

- Cung và máy bắn tên là loại vũ khí sử dụng lực đàn hồi.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Máy bắn đá hoạt động theo nguyên lí cơ học lực đòn bẩy.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Trục phá thành là loại vũ khí thường xuyên được sử dụng để công phá cổng thành, lâu đài. Thỉnh thoảng, đầu của trục phá thành được bôi thêm dầu sôi.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giải bài tập trang 23, 24 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Câu hỏi trang 23 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy tìm hiểu trên internet về những nghiên cứu đột phá của vật lí nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các loại vũ khí quân sự hiện đại.

Lời giải:

Nghiên cứu đột phá của vật lí nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các loại vũ khí quân sự hiện đại như: súng máy, đại bác cỡ lớn, máy bay chiến đấu, các loại súng trường mới, lựu đạn, ngư lôi, tàu ngầm, xe tăng và các loại vũ khí mới và đặc biệt là vũ khí hạt nhân.

Ví dụ:

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Ứng dụng của vật lí trong công nghiệp hạt nhân

Câu hỏi trang 24 Chuyên đề Vật lí 10: Năng lượng hạt nhân đã được con người sử dụng như thế nào?

Lời giải:

- Đến năm 2005, năng lượng hạt nhân cung cấp 2,1% nhu cầu năng lượng của thế giới và chiếm khoảng 15% sản lượng điện thế giới, trong khi đó chỉ tính riêng Hoa Kỳ, Pháp, và Nhật Bản sản lượng điện từ hạt nhân chiếm 56,5% tổng nhu cầu điện của ba nước này. Đến năm 2007, theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có 439 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động trên thế giới, thuộc 31 quốc gia.

- Năm 2007, sản lượng điện hạt nhân trên thế giới giảm xuống còn 14%. Theo IAEA, nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do một trận động đất xảy ra vào ngày 16 tháng 7 năm 2007 ở phía tây Nhật Bản, làm cho nước này ngưng tất cả 7 lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa. Một vài nguyên nhân khác như "ngưng hoạt động bất thường" do thiếu nhiên liệu đã xảy ra ở Hàn Quốc và Đức. Thêm vào đó là sự gia tăng hệ số tải của các lò phản ứng để đáp ứng nhu cầu sử dụng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn (cao điểm).

- Hoa Kỳ sản xuất nhiều năng lượng hạt nhân nhất cung cấp 19% lượng điện tiêu thụ, trong khi đó tỷ lệ điện hạt nhân của Pháp là cao nhất trong sản lượng điện của nước này đạt 78% vào năm 2006. Trong toàn Liên minh châu Âu, năng lượng hạt nhân cung cấp 30% nhu cầu điện. Chính sách năng lượng hạt nhân có sự khác biệt giữa các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, và một vài quốc gia khác như Úc, Estonia, và Ireland, không có các trạm năng lượng hạt nhân hoạt động. Khi so sánh với các quốc gia khác thì Pháp có nhiều nhà máy điện hạt nhân, tổng cộng là 16 tổ hợp đang sử dụng.

- Ở Hoa Kỳ, doanh thu của ngành điện hạt nhân là 33 tỷ đô la Mỹ, tăng trưởng trung bình giai đoạn 2007-2012 là 2,7%/năm.

- Bên cạnh đó, một số tàu quân sự và dân dụng (như tàu phá băng) sử dụng động cơ đẩy hạt nhân biển, một dạng của động cơ đẩy hạt nhân. Một vài động cơ đẩy không gian được phóng lên sử dụng các lò phản ứng hạt nhân có đầy đủ chức năng: loạt tên lửa của Liên Xô RORSAT và SNAP-10A của Hoa Kỳ.

- Trên phạm vi toàn cầu, việc hợp tác nghiên cứu quốc tế đang tiếp tục triển khai để nâng cao độ an toàn của việc sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân như các nhà máy an toàn bị động, sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân, và sử dụng nhiệt của quá trình như trong sản xuất hydro để lọc nước biển, và trong hệ thống sưởi khu vực.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giải bài tập trang 25 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Câu hỏi 1 trang 25 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy tìm hiểu trên internet về: Sử dụng các nguồn phóng xạ và các thiết bị hạt nhân trong công nghiệp và nghiên cứu ô nhiễm môi trường như thế nào?

Lời giải:

- Môi trường nước:

Môi trường nước là một trong những nguồn lực quan trọng của con người. Nguồn nước bị nhiễm phóng xạ dẫn đến việc gây khó khăn trong đời sống hằng ngày của con người.

Nhất là những nguồn nước gần các nhà máy hạt nhân hầu như đều bị nhiễm phóng xạ dù ít hay nhiều. Chưa hết, các chất phóng xạ cũng có thể ngấm dần vào lòng đất, ngấm vào các mạch nước ngầm dẫn đến những hệ lụy không thể nào lường trước được. Ngoài ra các loại động vật dưới nước cũng có thể chết khi môi trường nước bị ô nhiễm bởi chất phóng xạ.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Môi trường đất:

Nguyên tử phóng xạ ảnh hưởng đến môi trường đất làm giảm chất lượng của đất. Nhất là đất canh tác, nếu bị nhiễm bức xạ thì cực kỳ nguy hiểm, vì ở nơi đây là nơi hay chăn nuôi gia súc hay trồng các loại thực phẩm. Chất phóng xạ có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua việc con người sử dụng động thực vật được nuôi trồng ở khu vực nhiễm phóng xạ.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Môi trường không khí:

Trong các lò phản ứng hạt nhân đều có những dạng khói bay hơi bốc lên, và trong dạng khí ấy cũng có chứa các đồng vị phóng xạ. Từ đó, gây nguy hiểm cho những người vô tình hít phải. Nhất là các vụ nổ hạt nhân, gây ô nhiễm không khí cực kỳ nghiêm trọng, tác động trực tiếp đến sức khỏe con người.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 25 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy tìm hiểu trên internet về: Lợi ích của công nghiệp hạt nhân mang lại cũng như các thảm hoạ cho nhân loại khi không kiểm soát được phản ứng hạt nhân và việc sử dụng năng lượng hạt nhân không vì mục đích hoà bình.

Lời giải:

- Lợi ích của công nghiệp hạt nhân mang lại:

+ Tạo ra một số lượng lớn năng lượng: phản ứng hạt nhân giải phóng nhiều hơn một triệu lần năng lượng so với thủy điện hoặc năng lượng gió. Vì vậy, một lượng điện năng lớn có thể được tạo ra. Hiện nay, có khoảng 10-15% sản lượng điện của thế giới được tạo ra bằng năng lượng hạt nhân. Với một kg uranium-235 có thể sản xuất ra một lượng điện năng cực kì lớn.

 + Nguồn năng lượng xanh: Ưu điểm lớn nhất của nguồn năng lượng này là không tạo ra các khí thải nhà kính (như carbon dioxide, methane, ozone, chlorofluorocarbon) trong phản ứng hạt nhân. Khí thải nhà kính là một mối đe dọa lớn cho môi trường sống, chúng gây ra sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Phản ứng hạt nhân không tạo ra các khí thải, nên có rất ít ảnh hưởng đến môi trường.

+ Không làm ô nhiễm không khí: Việc đốt nhiên liệu như than đá tạo ra carbon dioxide và khói. Đó là một mối đe dọa đối với môi trường cũng như đời sống con người. Sản xuất năng lượng hạt nhân không thải ra khói. Vì thế, nó không gây ô nhiễm không khí trực tiếp. Tuy nhiên, xử lý chất thải phóng xạ là một vấn đề lớn hiện nay.

+ Nhiên liệu độc lập: Lò phản ứng hạt nhân sử dụng uranium làm nhiên liệu. Phản ứng phân hạch của một lượng nhỏ uranium có thể tạo ra một năng lượng lớn. Hiện nay, nguồn dự trữ uranium được tìm thấy trên Trái đất dự kiến sẽ đáp ứng được nhu cầu trong 100 năm nữa. Sử dụng năng lượng này có thể làm cho nhiều quốc gia có thể độc lập về năng lượng và không phụ thuộc vào việc khai thác những nhiên liệu như than đá. Nếu không có các lỗi của con người hay tai nạn và thiên tai, các lò phản ứng hạt nhân sẽ hoạt động rất hiệu quả trong một thời gian dài. Thêm vào đó, sau khi xây dựng, việc vận hành nhà máy đòi hỏi rất ít lao động.

- Thảm hoạ cho nhân loại khi không kiểm soát được phản ứng hạt nhân. Các vụ nổ nhà máy hạt nhân, gây ô nhiễm đến không khí, nguồn nước, con người, động vật ở khu vực lân cận.

- Việc sử dụng năng lượng hạt nhân không vì mục đích hoà bình: chế tạo các vũ khí hạt nhân gây ảnh hưởng đến tình hình hòa bình của các quốc gia, chạy đua vũ trang. Các vụ phóng thử tên lửa.

III. Ứng dụng của Vật lí trong kĩ thuật điện tử

Giải bài tập trang 26 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Câu hỏi 1 trang 26 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy tìm hiểu những ứng dụng của vật lí trong điện tử và trả lời câu hỏi:

1. Vật lí có vai trò gì trong sản xuất các linh kiện điện tử, đặc biệt là các chip điện tử?

2. Các thiết bị điện tử có vai trò gì trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0?

Lời giải:

Các kiến thức về vật lí giúp nghiên cứu và chế tạo các linh kiện điện tử như LED, photodiode, diode laser, … là các linh kiện chủ yếu trong các mạch điện tử để điều khiển, xử lí, chuyển đổi và phân phối nguồn điện, các ứng dụng này liên quan đến việc tạo ra và xác định trường điện từ và dòng điện.

1. Vật lí có vai trò quan trọng trong sản xuất các linh kiện điện tử, đặc biệt là các chip điện tử:

- Các linh kiện điện tử được nghiên cứu và chế tạo được tích hợp trên các vi mạch, nó có thể là các điện trở, các diode bán dẫn để tạo thành các mạch điện tử, được lắp ghép vào trong các thiết bị điều khiển từ xa, các thiết bị điện tử hiện đại.

- Chip là một bộ phận hoạt động như trung tâm truyền thông và điều khiển, quyết định sức mạnh của hệ thống điện tử. Đóng vai trò giống như bộ não của con người, điều khiển mọi hoạt động của thiết bị.

2. Các thiết bị điện tử có vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:

- Cho phép nghiên cứu chế tạo máy tính lượng tử, giúp máy tính hoạt động nhanh hơn, giải quyết được các vấn đề phức tạp một cách nhanh chóng.

- Cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 với xu hướng phát triển trí tuệ nhân tạo, các thiết bị điện tử sẽ góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu, chế tạo robot thông minh,…

IV. Ứng dụng của Vật lí trong cơ khí, tự động hóa

Câu hỏi 2 trang 26 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy tìm hiểu những ứng dụng của vật lí trong cơ khí, tự động hoá và đánh giá triển vọng cũng như tác động của ngành này đối với khoa học và đời sống.

Lời giải:

- Ứng dụng của vật lí trong cơ khí, tự động hóa:

+ Máy hơi nước của James Watt tạo nền tảng cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 tại nước Anh.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Hệ thống dây chuyền sản xuất tự động hóa của các nhà máy, xí nghiệp: sản xuất ô tô tự lái, robot trí tuệ nhân tạo.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Sự phát triển của vật lí bán dẫn, nền tảng để chế tạo các thiết bị điều khiển thông minh, vận hành các thiết bị tự động.

- Triển vọng cũng như tác động của ngành này đối với khoa học và đời sống:

+ Cơ khí có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra thiết bị, chế tạo máy và công cụ cho mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo điều kiện để các ngành này phát triển tốt hơn. Ngành này cũng tác động trực tiếp tới chất lượng cuộc sống, sự tiện dụng của tất cả mọi người. Nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM năm 2019 cho thấy nhu cầu đối với nhóm ngành Cơ khí - Luyện kim - Công nghệ ô tô xe máy hiện đang đứng đầu, chiếm tỷ lệ trên 25% nhu cầu lao động.

+ Lĩnh vực tự động hóa và robot là một trong những công nghệ chủ chốt của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, bao trùm nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm ứng dụng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, quốc phòng an ninh, trong hàng không vũ trụ, y học… Việc làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo, tích hợp và phát triển ứng dụng robot, xây dựng hình thành một nền công nghiệp robot là điều cần thiết góp phần giúp Việt Nam theo kịp cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

V. Ứng dụng của Vật lí trong thông tin, truyền thông

Giải bài tập trang 28 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Câu hỏi 1 trang 28 Chuyên đề Vật lí 10: Vật lí có vai trò gì trong sự phát triển của thông tin và truyền thông?

Lời giải:

Vật lí có vai trò cực kì quan trọng trong sự phát triển của thông tin và truyền thông:

+ Ngành vật lí vô tuyến nghiên cứu các quá trình liên quan đến sự dao động điện từ và sóng vô tuyến. Từ đó, thiết kế các bộ thu phát vô tuyến dựa theo nguyên tắc thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Ngành vật lí kỹ thuật và điện tử là ngành khoa học cung cấp khối kiến thức nền tảng về Vật lý ứng dụng và Điện tử - là lĩnh vực nghiên cứu, thiết kế, xây dựng các mạch điện tử để tạo ra và tối ưu hóa các giải pháp kỹ thuật; đã chế tạo các thiết bị điện hữu dụng trong khoa học và cuộc sống thường nhật như màn hình tinh thể lỏng, tivi thông minh, điện thoại thông minh, …

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Cùng với sự phát triển của các ngành khác như: điện tử - công nghệ viễn thông, quang học, …. Đã góp phần trong sự phát triển của thông tin và truyền thông.

Câu hỏi 2 trang 28 Chuyên đề Vật lí 10: Những ứng dụng của vật lí trong thông tin, truyền thông và đánh giá triển vọng cũng như tác động của ngành này đối với khoa học xã hội và đời sống như thế nào?

Lời giải:

- Ứng dụng của vật lí trong thông tin, truyền thông:

+ Hệ thống định vị GPS,

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Các thế hệ điện thoại thông minh,

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Các thế hệ mạng internet không dây,

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Hệ thống các vệ tinh nhân tạo,

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Các thiết bị giám sát, theo dõi sức khỏe, xe tự lái.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Triển vọng và tác động của ngành này đối với khoa học xã hội và đời sống:

+ Hiện nay, ngành Vật lý được ứng dụng rất nhiều trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: ngành Công nghệ hạt nhân rất có giá trị trong nền kinh tế quốc dân: ngành năng lượng hạt nhân để phục vụ nhu cầu điện hạt nhân trong tương lai của đất nước; ngành khoa học Vật liệu mới, trong đó có khoa học và công nghệ nano được Nhà nước liệt kê là một trong những ngành khoa học mũi nhọn của đất nước.

+ Với sự đa dạng các ngành trong lĩnh vực Vật lí góp phần phát triển, nâng cao đời sống của con người cả về công việc lẫn các nhu cầu giải trí; giúp con người nghiên cứu được những chuyển động, biến đổi ngoài phạm vi trái đất nhờ hệ thống các vệ tinh nhân tạo chụp ảnh gửi về các trạm nghiên cứu.

VI. Ứng dụng của Vật lí trong khí tượng, thủy văn

Giải bài tập trang 29 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Câu hỏi 1 trang 29 Chuyên đề Vật lí 10: Vì sao phải nghiên cứu khí tượng, thủy văn?

Lời giải:

Chúng ta cần nghiên cứu khí tượng, thủy văn để ứng phó với các vấn đề biến đổi khí hậu, thiên tai, lũ lụt, hạn hán.

Câu hỏi 2 trang 29 Chuyên đề Vật lí 10: Vật lí có vai trò gì trong công tác dự báo thời tiết?

Lời giải:

Vật lí có vai trò rất quan trọng trong công tác dự báo thời tiết.

+ Nhờ một số mô hình vật lí – toán học cho dữ liệu lớn (big data), kết hợp với những siêu máy tính hiện đại đã mô phỏng các quá trình của thời tiết theo các định luật Vật lí để đưa ra những dự báo sớm và chính xác các thiên tai tiềm ẩn.

+ Sự phát triển của vệ tinh nhân tạo và công nghệ chụp ảnh viễn thám cho phép chụp ảnh Trái Đất từ không gian với độ phân giải cao, việc sử dụng ảnh viễn thám kết hợp với mô hình thủy văn để đánh giá những biến động của các đối tượng trên bề mặt Trái Đất cung cấp cơ sở khoa học cho việc xác định các thông số của mô hình thủy văn, dự báo thời tiết và đánh giá sự biến đổi khí hậu.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi 3 trang 29 Chuyên đề Vật lí 10: Vật lí có vai trò gì trong xác định hải lưu, sóng biển, thủy triều?

Lời giải:

Ta có:

+ Hải lưu là sự chuyển động theo mùa của nước biển được tạo ra bởi các lực tác động lên dòng chảy trung bình này, chẳng hạn như gió, hiệu ứng Coriolis, sóng vỡ, sự chênh lệch nhiệt độ và độ mặn.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Sóng biển là các sóng bề mặt xuất hiện tại tầng trên cùng của biển hay đại dương. Chúng thường được tạo ra do tác dụng của gió, nhưng đôi khi cũng do các hoạt động địa chấn. Các phân tử nước biển tham gia vào chuyển động sóng chỉ xoay vòng tại chỗ và có ít chuyển động tịnh tiến theo hướng lan truyền của sóng; tuy rằng một lượng năng lượng lớn có thể được lan truyền theo sóng.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Thủy triều là do lực hấp dẫn của Trái Đất và Mặt trăng.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Do vậy, chúng thuộc đối tượng nghiên cứu của vật lí. Do đó, vật lí có vai trò quan trọng trong việc xác định hải lưu, sóng biển, thủy triều.

+ Giúp con người biết được quy luật vận động của chúng;

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Đưa ra các biện pháp phù hợp về sự thay đổi của con nước, dòng hải lưu để có cái nhìn khách quan, tác động của môi trường; đưa ra các giải pháp thiết kế các công trình, đê, kè chắn sóng, nước biển dâng, … góp phần ổn định đời sống người dân.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

VII. Ứng dụng của Vật lí trong nông nghiệp

Giải bài tập trang 30 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Câu hỏi trang 30 Chuyên đề Vật lí 10: Những ứng dụng của vật lí trong nông nghiệp là gì và triển vọng cũng như tác động của vật lí đối với nông nghiệp thông minh như thế nào?

Lời giải:

- Ứng dụng của vật lí trong nông nghiệp:

+ Công nghệ nano được áp dụng để tăng hiệu quả và an toàn của phân bón và thuốc bảo vệ thực vật làm tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm của cây lương thực, thời gian dự trữ rau quả, tạo tính chín sớm của cây trồng.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Công nghệ nhà kính được áp dụng phổ biến nhất trong nông nghiệp để tạo môi trường ổn định cho cây trồng, vật nuôi, chống côn trùng, bệnh tật lây lan,… cho năng suất cao gấp nhiều lần so với nuôi trồng trong môi trường ngoài trời.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Chiếu xạ là phương pháp sử dụng bức xạ nhằm tiêu diệt các vi sinh vật còn tồn dư trong sản phẩm nông nghiệp, nhờ đó ngăn chặn sự lây lan của vi sinh vật và làm chậm hay loại bỏ mọc mầm hoặc chín, hỏng.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Công nghệ hạt nhân sử dụng phương pháp chiếu xạ để tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất và chất lượng cao, tăng thời gian dự trữ rau quả, …

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Ngày nay, việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào các công đoạn canh tác để tăng hiệu quả sản xuất và chất lượng nông sản đã giúp phát triển ngành nông nghiệp thông minh một cách nhanh chóng. Các máy nông nghiệp tự động có gắn camera, hệ thống định vị và điều hướng, kết nối internet, radar sẽ làm giảm đáng kể sức lao động của con người trong trồng trọt, thu hoạch, làm tăng năng suất và hiệu quả của sản suất nông nghiệp.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

VIII. Ứng dụng của Vật lí trong lâm nghiệp

Giải bài tập trang 31 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Câu hỏi trang 31 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy tìm hiểu những ứng dụng của vật lí trong lâm nghiệp và đánh giá triển vọng cũng như tác động của ngành này đối với khoa học và đời sống.

Lời giải:

- Ứng dụng của vật lí trong lâm nghiệp:

+ Các hệ thống cảm biến giúp phân tích nhiệt độ, độ ẩm không khí, tốc độ gió, ... cung cấp dữ liệu cũng như cảnh báo đến các điểm báo cháy tự động.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Nhờ ứng dụng công nghệ viễn thám, việc theo dõi tài nguyên rừng được triển khai thuận lợi và có độ chính xác cao, không tốn nhiều thời gian, công sức khảo sát hiện trường, thông qua ảnh chụp xác định được sự thay đổi của rừng.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Công nghệ laser ứng dụng trong chế biến lâm sản có năng suất và tính an toàn cao. Đặc biệt, ứng dụng kĩ thuật CNC (điều khiển bằng máy tính) trong sản xuất đồ gỗ, nội thất, đồ gỗ xây dựng tạo ra thành phẩm có sự đồng nhất và độ chính xác cao giúp tiết kiệm nguyên liệu đầu vào.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Triển vọng cũng như tác động của ngành này đối với khoa học và đời sống: Khi áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất giúp nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng và nghề rừng, trên cơ sở kinh doanh rừng bền vững. Góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo tồn, phát huy văn hoá truyền thống của các dân tộc, không ngừng nâng cao vai trò nguồn lực con người.

IX. Ứng dụng của Vật lí trong tài chính

Giải bài tập trang 32 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Câu hỏi trang 32 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy tìm hiểu những ứng dụng của vật lí trong kinh tế và đánh giá triển vọng cũng như tác động của ngành này đối với khoa học và đời sống.

Lời giải:

- Ứng dụng của vật lí trong kinh tế đã được bắt đầu bởi một số nhà vật lí làm việc trong lĩnh vực cơ học thống kê. Kết hợp các mô hình lí thuyết với dữ liệu thực nghiệm, họ đã thử áp dụng các công cụ và phương pháp từ vật lí vào kinh tế.

Ví dụ: Mô hình lực hấp dẫn trong kinh tế học quốc tế, tương tự như mô hình lực hấp dẫn trong vật lí, việc trao đổi thương mại song phương giữa hai quốc gia phụ thuộc vào quy mô của hai nền kinh tế và khoảng cách giữa các quốc gia, được biểu diễn bằng công thức: FAB=G.MA.MBDAB

- Đánh giá triển vọng và tác động của ngành kinh tế đối với khoa học và đời sống: Nhờ ứng dụng Vật lí vào kinh tế đã đưa ra những dự báo, kế hoạch, dự định tương lai cho nền kinh tế, tài chính dựa vào các mô hình tương tự trong vật lí góp phần phát triển kinh tế toàn diện, cải thiện đời sống con người.

Em có thể trang 32 Chuyên đề Vật lí 10: Nói về một số ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề mà em yêu thích và giải thích tại sao em thích ngành nghề đó.

Lời giải:

- Một số ứng dụng của vật lí trong một số ngành nghề mà em yêu thích:

+ Chế tạo robot thông minh,

+ Các thế hệ điện thoại thông minh,

+ Các mẫu xe ô tô điện,

+ Các thiết bị điều khiển tự động, hệ thống máy móc hiện đại,

- Giải thích:

+ Các thiết bị này đều được nghiên cứu, chế tạo dựa trên nền tảng kiến thức vật lí.

+ Các thiết bị ứng dụng rất hiệu quả trong cuộc sống của con người, nâng cao năng suất lao động, phục vụ nhu cầu làm việc, học tập, giải trí, …

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 2: Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong Vật lí học

Bài 4: Xác định phương hướng

Bài 5: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao

Bài 6: Nhật thực, nguyệt thực, thủy triều

Bài 7: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

1 54,753 12/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: