Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4 (Kết nối tri thức): Xác định phương hướng

Với giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Vật lí 10 KNTT Bài 4.

1 27908 lượt xem
Tải về


Giải bài tập Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng

Giải bài tập trang 34 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4

A/ Câu hỏi đầu bài

Câu hỏi trang 34 Chuyên đề Vật lí 10: Khi đi trên biển hoặc sa mạc, nếu không có la bàn và thiết bị định vị thì chúng ta phải dựa vào quan sát bầu trời sao ban đêm để xác định phương hướng. Vậy căn cứ vào đặc điểm nào trên bầu trời sao mà chúng ta xác định được phương hướng?

Lời giải:

Căn cứ vào vị trí của các chòm sao trên bầu trời sao mà ta xác định được phương hướng.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Bản đồ sao

Câu hỏi trang 34 Chuyên đề Vật lí 10: Nêu căn cứ xác định phương hướng khi quan sát bầu trời sao.

Lời giải:

- Căn cứ xác định phương hướng khi quan sát bầu trời sao là dựa vào vị trí các chòm sao, tuy nhiên rất khó xác định vị trí của một ngôi sao nên các nhà chiêm tinh cổ đại đã nhóm các ngôi sao sáng cạnh nhau thành các chòm sao để dễ quan sát, nhận dạng trên bầu trời.

- Sao Bắc Cực nằm gần cực nên vị trí của nó gần như cố định qua các mùa. Từ một điểm bất kỳ trên bán cầu Bắc, giá trị của góc từ đường chân trời tới sao Bắc Cực (cao độ của nó) bằng vĩ độ của người quan sát trên Trái Đất.

Ví dụ: Người quan sát nhìn thấy sao Bắc Cực nằm cách chân trời 30°, thì người quan sát đang có mặt tại vĩ tuyến 30°.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giải bài tập trang 36 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4

Hoạt động trang 36 Chuyên đề Vật lí 10: Thảo luận để nêu một số đặc điểm khác nhau khi quan sát các chòm sao ở bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Khi quan sát các chòm sao ở bán cầu Bắc ta luôn không nhìn thấy được một bộ phận các chòm sao ở bán cầu Nam và ngược lại.

Câu hỏi 1 trang 36 Chuyên đề Vật lí 10: Các chòm sao thay đổi vị trí trên bầu trời như thế nào?

Lời giải:

Các chòm sao luôn chuyển động trên bầu trời theo hướng từ Đông sang Tây khi ta quan sát từ Trái Đất, nhưng sao Bắc Cực ở gần phía cực Bắc của Trái Đất gần như không thay đổi vị trí.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 36 Chuyên đề Vật lí 10: Tìm hiểu trên internet, sách báo tên các chòm sao và sự xuất hiện các chòm sao theo mùa như thế nào.

Lời giải:

- Chòm sao Gấu Lớn

Chòm sao Gấu Lớn (Ursa Major) còn được gọi là chòm sao Cán Gáo Lớn. Chòm sao này thường xuất hiện trên đỉnh đầu người quan sát vào mùa xuân và do đó rất dễ quan sát, ở gần chân trời cực Bắc vào mùa thu, ở phía cao trên thiên cầu và lệch về phía Đông Bắc trên bầu trời vào mùa đông và ở phía cao trên thiên cầu và lệch về phía Tây Bắc vào mùa hè. Bảy ngôi sao chính của chòm Gấu Lớn lần lượt có tên là α(alpha), β(beta), γ(gamma), δ (delta), ε(epsilon), ζ (zeta) và η (eta).

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Chòm sao Gấu Bé

Chòm sao Gấu Bé (Ursa Minor) còn được gọi là chòm Cán Gáo Bé. Chòm sao này có phương phụ thuộc vào từng thời điểm quan sát trong đêm và từng đêm trong năm. Đầu Cán Gáo Bé chính là sao Bắc Cực. Tên gọi của bảy ngôi sao trong chòm sao Gấu Bé cũng tương tự như chòm sao Gấu Lớn.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Chòm sao Thiên Hậu

Chòm sao Thiên Hậu (Cassiopeia) được tạo thành từ 5 ngôi sao trên bầu trời phương Bắc, có dạng chữ W hay chữ M, nằm đối diện với chòm sao Gấu Lớn qua chòm sao Gấu Bé. Trong đêm, chòm Thiên Hậu nằm thấp về phía Bắc – Tây Bắc vào mùa xuân, nằm thấp về phía Bắc – Đông Bắc vào mùa hè, gần với thiên đỉnh vào mùa thu và nằm cao về phía Bắc – Đông Bắc vào mùa đông. Năm ngôi sao chính của chòm Thiên Hậu lần lượt có tên là Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi 3 trang 36 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy tìm hiểu trên internet, sách, báo để làm bản đồ sao quay cho địa phương của em.

Lời giải:

- Bản đồ sao quay gồm hai phần là:

+ Đĩa tròn có in các chỏm sao bên trong (2 mặt ứng với bản đồ sao ở 2 bán cầu).

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

+ Tâm đĩa là vị trí của cực Bắc, vành đĩa là các vĩ độ quan sát, các tháng trong năm.

- Các em xem cách làm chi tiết ở link phía dưới:

https://www.youtube.com/watch?v=bcf4zScR1Sk

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Chòm sao Gấu Lớn

Câu hỏi 4 trang 36 Chuyên đề Vật lí 10: Xác định chòm Gấu Lớn trên bản đồ sao Hình 4.4.

Lời giải:

Chòm sao Gấu Lớn được khoanh tròn xanh như hình:

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi 5 trang 36 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy kể tên dụng cụ lao động của nước ta có hình dạng giống hình nối 7 ngôi sao chính của chòm sao Gấu Lớn.

Lời giải:

Dụng cụ lao động có hình dạng giống hình nối 7 ngôi sao chính của chòm sao Gấu Lớn là: chiếc gàu tát nước.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

III. Chòm sao Gấu Bé

Giải bài tập trang 37 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4

Câu hỏi 1 trang 37 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy xác định chòm Gấu Bé trên bản đồ sao Hình 4.4.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Chòm sao Gấu Bé được khoanh tròn đỏ như hình:

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 37 Chuyên đề Vật lí 10: Mô tả sự khác nhau của chòm sao Gấu Lớn và Gấu Bé.

Lời giải:

Sự khác nhau của chòm sao Gấu Lớn và Gấu Bé:

- Chòm sao Gấu Bé nhỏ hơn chòm sao Gấu Lớn.

- Chúng ngược chiều nhau.

IV. Chòm sao Thiên Hậu

Câu hỏi 3 trang 37 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy kể tên các chữ có hình dạng giống hình nối 5 ngôi sao sáng chính trong chòm sao Thiên Hậu.

Lời giải:

Các chữ có hình dạng giống hình nối 5 ngôi sao sáng chính trong chòm sao Thiên Hậu là chữ M và chữ W.

V. Sao Bắc Cực

Giải bài tập trang 39 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4

Câu hỏi 1 trang 39 Chuyên đề Vật lí 10: Xác định sao Bắc Cực trên bầu trời sao?

Lời giải:

- Xác định sao Bắc Cực thông qua chòm sao Gấu Lớn

Lấy đoạn có độ dài bằng 5 lần khoảng cách giữa hai ngôi sao α β trong chòm sao Gấu Lớn thì gặp sao Bắc Cực.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Xác định sao Bắc Cực thông qua chòm sao Thiên Hậu

Kẻ đoạn thẳng vuông góc với γδ của chòm sao Thiên Hậu. Trên đoạn thẳng vừa kẻ, lấy một đoạn có độ dài bằng khoảng 7 lần đoạn γδ thì sẽ gặp sao Bắc Cực.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu hỏi 2 trang 39 Chuyên đề Vật lí 10: Tìm hiểu trên internet và sách báo để xác định sao Bắc Cực thông qua các chòm sao khác.

Lời giải:

Xác định sao Bắc Cực thông qua chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Kéo dài cạnh ab (nối từ cánh phải tới đuôi của thiên nga) khoảng 4 đoạn bằng ab sẽ gặp sao Bắc Cực.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Em có thể 1 trang 39 Chuyên đề Vật lí 10: Xác định được các chòm sao trên bản đồ sao.

Lời giải:

Để xác định được các chòm sao trên bản đồ sao, chúng ta cần nhớ số lượng các ngôi sao chính của chòm sao đó và liên tưởng đến những hình dạng quen thuộc để dễ dàng ghi nhớ hơn.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Em có thể 2 trang 39 Chuyên đề Vật lí 10: Xác định được phương hướng nhờ xác định được sao Bắc Cực.

Lời giải:

Sao Bắc Cực nằm gần cực Bắc của Trái Đất nên vị trí của nó gần như cố định qua các mùa, do đó ta có thể xác định được phương hướng nhờ xác định được sao Bắc Cực.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 4: Xác định phương hướng - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 2: Giới thiệu các lĩnh vực nghiên cứu trong Vật lí học

Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề

Bài 5: Đặc điểm chuyển động nhìn thấy của một số thiên thể trên nền trời sao

Bài 6: Nhật thực, nguyệt thực, thủy triều

Bài 7: Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường

1 27908 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: