Giải bài tập trang 23, 24 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3 - Kết nối tri thức

Với giải bài tập trang 23, 24 Chuyên đề Vật lí 10 trong Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề sách Chuyên đề Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Chuyên đề Vật lí 10 trang 23, 24.

1 940 lượt xem


Giải bài tập trang 23, 24 Chuyên đề Vật lí 10 - Kết nối tri thức

Câu hỏi trang 23 Chuyên đề Vật lí 10: Hãy tìm hiểu trên internet về những nghiên cứu đột phá của vật lí nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các loại vũ khí quân sự hiện đại.

Lời giải:

Nghiên cứu đột phá của vật lí nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các loại vũ khí quân sự hiện đại như: súng máy, đại bác cỡ lớn, máy bay chiến đấu, các loại súng trường mới, lựu đạn, ngư lôi, tàu ngầm, xe tăng và các loại vũ khí mới và đặc biệt là vũ khí hạt nhân.

Ví dụ:

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

II. Ứng dụng của vật lí trong công nghiệp hạt nhân

Câu hỏi trang 24 Chuyên đề Vật lí 10: Năng lượng hạt nhân đã được con người sử dụng như thế nào?

Lời giải:

- Đến năm 2005, năng lượng hạt nhân cung cấp 2,1% nhu cầu năng lượng của thế giới và chiếm khoảng 15% sản lượng điện thế giới, trong khi đó chỉ tính riêng Hoa Kỳ, Pháp, và Nhật Bản sản lượng điện từ hạt nhân chiếm 56,5% tổng nhu cầu điện của ba nước này. Đến năm 2007, theo báo cáo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) có 439 lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động trên thế giới, thuộc 31 quốc gia.

- Năm 2007, sản lượng điện hạt nhân trên thế giới giảm xuống còn 14%. Theo IAEA, nguyên nhân chính của sự sụt giảm này là do một trận động đất xảy ra vào ngày 16 tháng 7 năm 2007 ở phía tây Nhật Bản, làm cho nước này ngưng tất cả 7 lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa. Một vài nguyên nhân khác như "ngưng hoạt động bất thường" do thiếu nhiên liệu đã xảy ra ở Hàn Quốc và Đức. Thêm vào đó là sự gia tăng hệ số tải của các lò phản ứng để đáp ứng nhu cầu sử dụng chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn (cao điểm).

- Hoa Kỳ sản xuất nhiều năng lượng hạt nhân nhất cung cấp 19% lượng điện tiêu thụ, trong khi đó tỷ lệ điện hạt nhân của Pháp là cao nhất trong sản lượng điện của nước này đạt 78% vào năm 2006. Trong toàn Liên minh châu Âu, năng lượng hạt nhân cung cấp 30% nhu cầu điện. Chính sách năng lượng hạt nhân có sự khác biệt giữa các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, và một vài quốc gia khác như Úc, Estonia, và Ireland, không có các trạm năng lượng hạt nhân hoạt động. Khi so sánh với các quốc gia khác thì Pháp có nhiều nhà máy điện hạt nhân, tổng cộng là 16 tổ hợp đang sử dụng.

- Ở Hoa Kỳ, doanh thu của ngành điện hạt nhân là 33 tỷ đô la Mỹ, tăng trưởng trung bình giai đoạn 2007-2012 là 2,7%/năm.

- Bên cạnh đó, một số tàu quân sự và dân dụng (như tàu phá băng) sử dụng động cơ đẩy hạt nhân biển, một dạng của động cơ đẩy hạt nhân. Một vài động cơ đẩy không gian được phóng lên sử dụng các lò phản ứng hạt nhân có đầy đủ chức năng: loạt tên lửa của Liên Xô RORSAT và SNAP-10A của Hoa Kỳ.

- Trên phạm vi toàn cầu, việc hợp tác nghiên cứu quốc tế đang tiếp tục triển khai để nâng cao độ an toàn của việc sản xuất và sử dụng năng lượng hạt nhân như các nhà máy an toàn bị động, sử dụng phản ứng tổng hợp hạt nhân, và sử dụng nhiệt của quá trình như trong sản xuất hydro để lọc nước biển, và trong hệ thống sưởi khu vực.

Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3: Giới thiệu các ứng dụng của Vật lí trong một số ngành nghề - Kết nối tri thức (ảnh 1)

Xem thêm lời giải bài tập Chuyên đề Vật lí lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải bài tập trang 22 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Giải bài tập trang 25 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Giải bài tập trang 26 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Giải bài tập trang 28 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Giải bài tập trang 29 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Giải bài tập trang 30 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Giải bài tập trang 31 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

Giải bài tập trang 32 Chuyên đề Vật lí 10 Bài 3

1 940 lượt xem


Xem thêm các chương trình khác: