Chuyên đề Lịch sử 12 (Chân trời sáng tạo) Nhật Bản từ năm 1973 đến nay

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 12 Nhật Bản từ năm 1973 đến nay sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 12.

1 305 22/07/2024


Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Nhật Bản từ năm 1973 đến nay

Câu hỏi 1 trang 28 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu tình hình kinh tế, chính trị - xã hội của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000.

Lời giải:

♦ Tình hình kinh tế:

- 1970 – 1980: thời kì khủng hoảng

+ Năm 1974, kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng siêu lạm phát, suy thoái.

+ Chính phủ Nhật Bản đưa ra nhiều biện pháp để khắc phục.

- 1980 – 1990: thời kì phục hồi:

+ Mặc dù kinh tế có sự phục hồi, nhưng phát triển không ổn định, "nền kinh tế bong bóng".

+ Tuy vậy, Nhật Bản vẫn là nền kinh tế thứ 2 thế giới, là chủ nợ của nhiều quốc gia.

- 1990 – 2000: thời kì suy thoái:

+ Kinh tế bước vào thời kì trì trệ "thập niên mất máť".

+ Tuy nhiên, khoa học – kĩ thuật tiếp tục phát triển ở trình độ cao, tập trung vào lĩnh vực sản xuất dân dụng, chinh phục vũ trụ.

♦ Tình hình chính trị: Đảng LDP tiếp tục cầm quyền ở Nhật Bản. Về sau, nội bộ Đảng LDP lục đục khiến uy tín bị giảm sút. Nền chính trị Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

♦ Tình hình đối ngoại:

- Nhật Bản tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mỹ, kéo dài vĩnh viễn Hiệp ước An ninh Mỹ - Nhật Bản.

- Tăng cường hợp tác với Tây Âu, các nước công nghiệp mới (NICs) và khu vực ASEAN.

♦ Tình hình xã hội:

- Sự già hoá dân số, khoảng cách giàu nghèo, nạn thất nghiệp.

- Tình trạng mất cân đối về địa bàn phát triển kinh tế.

Câu hỏi 2 trang 28 Chuyên đề Lịch Sử 12: Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phát triển không ổn định về kinh tế của Nhật Bản từ năm 1973 đến năm 2000

Lời giải:

Nguyên nhân của “sự phát triển không ổn định” về kinh tế

- Nền kinh tế Nhật Bản chịu tác động bởi những nhân tố khách quan như khủng hoảng năng lượng năm 1973, khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998,

- Những nhân tố đưa lại “sự thần kì" cho nền kinh tế Nhật Bản trong giai đoạn trước không còn, thậm chí một số nhân tố lại trở thành “vật cản”trong xu thế phát triển mới như chế độ làm việc suốt đời, chính sách “đuổi bắt” kĩ thuật tiên tiến,...

- Các biện pháp của Chính phủ Nhật Bản nhằm khắc phục tình trạng suy thoái, kích thích tăng trưởng chưa thực sự hiệu quả và mang tính bền vững.

- Thị trường xuất khẩu của Nhật Bản bị giảm sút; không đủ nguồn vốn đầu tư, đặc biệt sau thời kì“bong bóng vỡ, nhiều ngân hàng Nhật Bản rơi vào tình trạng phá sản.

- Tình trạng già hoá dân số gia tăng, đặc biệt là dân số trong độ tuổi lao động của Nhật Bản.

Câu hỏi 1 trang 30 Chuyên đề Lịch Sử 12: Trình bày quá trình cải cách và phục hồi kinh tế của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI

Lời giải:

- Hơn hai thập kỉ đầu thế kỉ XXI, kinh tế suy thoái do hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thảm hoạ động đất, sóng thần và đại dịch Covid-19.

- Chính phủ đã có những chính sách quan trọng để cải cách và phục hồi nền kinh tế.

+ Từ năm 2002-2007, Thủ tướng Côi-dư-mi đã đưa ra chính sách tái cơ cấu kinh tế, bước đầu đưa đến những khởi sắc cho nền kinh tế Nhật Bản.

+ Năm 2012, ông Sin-giô A-bê đã đưa chính sách kinh tế (còn được gọi là Abenomics) nhằm phục hưng nền kinh tế Nhật Bản “hai thập kỉ mất mát”.

- Sau thời gian triển khai cải cách, kinh tế có bước phục hồi.

- Năm 2022, GDP của Nhật Bản đứng thứ 3 thế giới, chú trọng phát triển công nghệ.

Câu hỏi 2 trang 30 Chuyên đề Lịch Sử 12: Phân tích những chuyển biến về chính trị-xã hội của Nhật Bản trong những năm đầu thế kỉ XXI

Lời giải:

♦ Về chính trị:

- Với các nhiệm kì của Thủ tướng Sin-giô A-bê, tình hình chính trị - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực.

- Vẫn duy trì quan hệ mật thiết với các nước lớn; đồng thời, thực hiện chủ trương chiến lược hướng mạnh đến châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh.

♦ Về xã hội:

- Xã hội ổn định, tỉ lệ thất nghiệp giảm.

- Thiếu hụt lao động có kĩ năng, tỉ lệ sinh con thấp nhất thế giới, dân số “già hoá", gánh nặng an sinh xã hội lớn,...

1 305 22/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: