Chuyên đề Lịch sử 12 (Chân trời sáng tạo) Một số khái niệm

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 12 Một số khái niệm sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 12.

1 195 22/07/2024


Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Một số khái niệm

Mở đầu trang 35 Chuyên đề Lịch Sử 12: Toàn cầu hoá đã tác động đến Việt Nam như thế nào? Quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt được những thành tựu gì?

Lời giải:

- Toàn cầu hoa là xu thế khách quan, tác động đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Ảnh hưởng của toàn cầu hoá đến Việt Nam có mặt tích cực và tiêu cực.

- Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, như:

+ Tham gia và có những đóng góp tích cực trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

+ Tham gia các tổ chức quốc tế, như: Liên hợp quốc; Tổ chức Thương mại thế giới; Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương,…

Câu hỏi 1 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 12: Trình bày khái niệm và những biểu hiện của toàn cầu hoá.

Lời giải:

Khái niệm toàn cầu hoá

- Toàn cầu hoá là một thuật ngữ phản ánh quá trình gia tăng mạnh mẽ các liên kết, tác động và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, dân tộc, khu vực ở quy mô toàn cầu. Theo nghĩa hẹp, toàn cầu hoá chỉ quá trình hình thành thị trường toàn cầu làm tăng sự tương tác, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế quốc gia.

Biểu hiện của toàn cầu hoá

- Toàn cầu hoa mở rộng thị trường; đồng thời, mở thêm nhiều thị trường mới, góp phần phát triển mạnh mẽ quan hệ thương mại quốc tế giữa các quốc gia, tạo điều kiện cho các quốc gia chuyên môn hoa sản xuất.

- Sự phát triển và tác động ngày càng lớn của các công ty xuyên quốc gia, thể hiện qua hoạt động thương mại, dầu tư, phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ.

- Sự hình thành và phát triển của các tổ chức liên kết kinh tế, tài chính.

quốc tế và khu vực đã thúc đẩy sự hợp tác kinh tế giữa các quốc gia, dân tộc trong phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh, giải quyết hiệu quả các vấn để toàn cầu.

- Quá trình trao đổi, giao lưu văn hoa giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng gia tăng trên cơ sở quá trình hội nhập quốc tế, tạo điều kiện cho các quốc gia trao đồi ý tưởng, chia sẻ giá trị và tăng cường thực hành văn hóá, từ đó, hình thành các xã hội đa văn hoá.

- Sự phát triển của các vấn đề an ninh phi truyền thống dẫn đến những thách thức an ninh cho các quốc gia, dân tộc, đòi hỏi sự hợp tác giữa các quốc gia; đồng thời, gia tăng vai trò của các tổ chức quốc tế và khu vực trong việc giải quyết các thách thức từ khủng bố quốc tế, nạn buôn người, tội phạm ma tuý,...

Câu hỏi 2 trang 39 Chuyên đề Lịch Sử 12: Hãy chọn và phân tích một tác động tích cực và tiêu cực của toàn cầu hoá đối với Việt Nam.

Lời giải:

► Tác động của toàn cầu hoá

Tác động tích cực

- Về kinh tế:

+ Thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ thương mại quốc tế, tăng cường kết nối các trung tâm kinh tế thế giới thông qua các hoạt động thương mại, tài chính, đầu tư,...

+ Các quốc gia có thể tham gia vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu, qua đó, tạo cơ hội việc làm, thúc đẩy kinh tế phát triển, thay đổi trong đời sống xã hội của các quốc gia.

- Về chính trị:

+ Thúc đẩy quá trình củng cố, hoàn thiện các thiết chế và hệ thống luật pháp quốc tế, nhằm đảm bảo một thể chế quốc tế vững mạnh, có khả năng quản trị toàn cầu.

+ Tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia, dân tộc trong việc giải quyết những vấn đề phát triển chung; đồng thời, đối phó hiệu quả với các vấn đề toàn cầu.

+ Gia tăng quá trình phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia, nhằm giảm khả năng xảy ra xung đột, chiến tranh, tạo dựng không gian hoà bình cho các quốc gia và khu vực trên thế giới.

- Về văn hoá-xã hội:

+ Thúc đẩy quá trình giao lưu văn hoá, trao đổi và chia sẻ những giá trị xã hội để tăng cường sự hiểu biết giữa các cộng đồng, các quốc gia có nền văn hoá-xã hội khác nhau, từ đó, gia tăng sự hợp tác và giảm xung đột, đối đầu.

+ Tác động tích cực đến giáo dục, y tế, du lịch,... giúp xã hội ngày càng phát triển gần nhau.

- Về khoa học công nghệ: thúc đẩy quá trình giao lưu, trao đổi khoa học, công nghệ giữa các quốc gia trên thế giới, tạo điều kiện cho các quốc gia phát triển kinh tế-xã hội và hội nhập quốc tế hiệu quả.

Tác động tiêu cực

- Về kinh tế:

+ Tạo nên sự lệ thuộc lớn về tài chính và công nghệ, gây khó khăn cho các nước vừa và nhỏ trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế.

+ Gia tăng quá trình cạnh tranh kinh tế giữa các quốc gia.

- Về chính trị:

+ Toàn cầu hoá gắn với các tổ chức quốc tế, các công ty xuyên quốc gia, làm cho quyền lực của các quốc gia bị suy giảm trong quan hệ quốc tế.

+ Làm xuất hiện ngày càng nhiều nguy cơ đe doạ an ninh của các quốc gia, chủ yếu là các thách thức từ an ninh phi truyền thống.

- Về văn hoá-xã hội:

+ Nguy cơ mất bản sắc văn hoá của các quốc gia, dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế; tạo nguy cơ xung đột giữa các nền văn hoá.

+ Thúc đẩy quá trình phân hoá giàu nghèo, gia tăng bất bình đẳng xã hội, tệ nạn xã hội,...

Câu hỏi 1 trang 42 Chuyên đề Lịch Sử 12: Hãy giải thích khái niệm hội nhập quốc tế.

Lời giải:

- Hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển của mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung mà các bên cùng quan tâm.

Câu hỏi 2 trang 42 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nêu các lĩnh vực hội nhập quốc tế. Chọn một lĩnh vực cụ thể để cho ví dụ.

Lời giải:

♦ Hội nhập quốc tế được thể hiện ở 4 lĩnh vực cơ bản, là: kinh tế; chính trị; an ninh – quốc phòng và văn hóa-xã hội. Trong đó:

- Hội nhập kinh tế:

+ Là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với khu vực, thế giới thông qua tự do hoá, mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau: từ đơn phương đến song phương; tiểu khu vực hoặc vùng; khu vực, liên khu vực và toàn cầu.

+ Ví dụ: Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),…

- Hội nhập chính trị

+ Là quá trình các nước tham gia vào các cơ chế quyền lực tập thể nhằm theo đuổi những mục tiêu nhất định và hành xử phù hợp với các quy định chung. Giai đoạn hội nhập chính trị cao đòi hỏi sự tôn trọng về thể chế chính trị và độ tin cậy hoàn toàn của các thành viên trong hợp tác.

+ Ví dụ: Liên minh châu Âu (EU)

- Hội nhập an ninh-quốc phòng

+ Là quá trình các nước tham gia vào cơ chế hợp tác vì mục tiêu duy trì hoà bình và an ninh. Các nước trong quá trình hội nhập phải tham gia vào các thoả thuận song phương hay đa phương về an ninh quốc phòng trên cơ sở các nguyên tắc chia sẻ và liên kết mục tiêu chung, tiến hành các hoạt động chung về đảm bảo an ninh-quốc phòng,...

+ Ví dụ: Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO); Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE),…

- Hội nhập văn hoá-xã hội

+ Là quá trình các nước mở cửa, trao đổi văn hoá với các nước khác thông qua việc chia sẻ các giá trị văn hoá, tinh thần với thế giới; tiếp thu các giá trị văn hoá tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàu nền văn hoá dân tộc. Các nước tham gia hội nhập sẽ gắn kết trong các tổ chức hợp tác, phát triển văn hoá-giáo dục, xã hội khu vực và hợp tác chặt chẽ với các nước thành viên hướng tới xây dựng một cộng đồng văn hoá-xã hội rộng lớn hơn trên phạm vi khu vực và toàn cầu.

+ Ví dụ: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoa của Liên hợp quốc (UNESCO).

1 195 22/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: