Chuyên đề Lịch sử 12 (Chân trời sáng tạo) Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 12 Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 12.

1 276 22/07/2024


Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo

Mở đầu trang 5 Chuyên đề Lịch Sử 12: Ở Việt Nam có những tín ngưỡng, tôn giáo nào? Nội dung chính của tín ngưỡng, tôn giáo? Biểu hiện trong đời sống văn hoá-xã hội của các tôn giáo ra sao?

Lời giải:

- Việt Nam là một quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo.

+ Hệ thống tín ngưỡng ở Việt Nam vô cùng phong phú, bao gồm: tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng thờ cúng tồ tiên, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, tín ngưỡng thờ các anh hùng,...

+ Một số tôn giáo được du nhập và phát triển ở Việt Nam như: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Cơ Đốc giáo, Hồi giáo,…

- Tín ngưỡng và tôn giáo là những hình thức sinh hoạt tâm linh không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Tín ngưỡng và tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đạo lí, đời sống văn hoá, tư tưởng, chính trị,... của Việt Nam.

Câu hỏi trang 6 Chuyên đề Lịch Sử 12: Hãy giải thích khái niệm tín ngưỡng, tôn giáo. Tín ngưỡng và tôn giáo có điểm giống và khác nhau như thế nào?

Lời giải:

♦ Yêu cầu số 1:

- Khái niệm tín ngưỡng: Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. (Khoản 1, Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016)

- Khái niệm tôn giáo

+ Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức. (Khoản 5, Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016)

+ Tôn giáo là một hiện tượng xã hội, chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử, tư tưởng, triết học, đạo đức, chính trị, văn hoá. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tư tưởng, văn hoá, chính trị, đạo đức,... của nhiều dân tộc, quốc gia.

♦ Yêu cầu số 2: so sánh tín ngưỡng và tôn giáo

- Giống nhau:

+ Tín ngưỡng và tôn giáo đều là niềm tin vào sự linh thiêng (tính thiêng), sự huyền diệu của tạo hoá hoặc của một đấng siêu nhiên, là nhân tố cơ bản tạo nên đời sống tâm linh của con người.

+ Những tín điều của cả hai đều giúp điều chỉnh hành vi ứng xử giữa các cá thể trong cộng đồng, hướng con người đến chân - thiện - mĩ.

- Khác nhau:

+ Tín ngưỡng có tính dân tộc và dân gian nhiều hơn tôn giáo; tôn giáo mang tính quốc tế nhiều hơn.

+ Tín ngưỡng không có người sáng lập cũng như không có một hệ thống giáo lí (kinh kệ, lời răn của người sáng lập), giáo luật, giáo đoàn, giáo sĩ hành đạo chặt chẽ như tôn giáo.

+ Tôn giáo hình thành một cộng đồng khép kín hơn tín ngưỡng (một người chỉ theo một tôn giáo trong cùng thời điểm); tín ngưỡng hình thành một cộng đồng mở (sẵn sàng tiếp nhận mọi người, mỗi người có thể theo nhiều tín ngưỡng cùng một lúc).

1 276 22/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: