Chuyên đề Lịch sử 12 (Chân trời sáng tạo) Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản

Với giải bài tập Chuyên đề Lịch sử 12 Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Lịch sử 12.

1 214 22/07/2024


Giải Chuyên đề Lịch sử 12 Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản

Câu hỏi trang 31 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nguồn nhân lực của Nhật Bản có những đặc điểm gì nổi bật?

Lời giải:

- Nguồn nhân lực của Nhật Bản có những đặc điểm như:

+ Có những phẩm chất đáng quý như: luôn phấn đấu vươn lên, có nghị lực, có tính kỉ luật cao, có lòng trung thành, khiêm nhường, biết giữ chữ tín,...; Có ý thức cầu tiến, nhạy bén với những thay đổi trên thế giới, có khả năng thích ứng, coi trọng học vấn, có tinh thần và kĩ năng làm việc tập thể,...

+ Đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng kĩ thuật, công nghệ mới. Thêm đó, đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật của Nhật Bản khá đông đảo, có chất lượng cao, góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kĩ thuật và công nghệ của đất nước.

+ Các nhà quản lí kinh doanh cũng được đánh giá là những người nhạy bén, biết nắm bắt thị trường và đổi mới phương pháp kinh doanh, đem đến những thành công của công ty Nhật Bản trên trường quốc tế.

Câu hỏi trang 32 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nhà nước Nhật Bản có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế?

Lời giải:

- Vai trò của nhà nước thể hiện ở việc tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, vừa là chủ thể quản lí kinh tế, vừa là chủ thể đầu tư đối với các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tố đặc biệt là các lĩnh vực công nghiệp mới.

- Sự điều tiết của nhà nước những tập đoàn kinh phần tác động trực kinh tế. Mối quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhật Bản là một khía n trọng giúp gia tăng kiểm soát của nhà nước i phối khu vực tư nhân, tiêu đạt được tăng anh và bền vững.

Câu hỏi trang 33 Chuyên đề Lịch Sử 12: Các công ty, xí nghiệp Nhật Bản được tổ chức quản lí như thế nào?

Lời giải:

Các nhà lãnh đạo kinh tế Nhật Bản đã du nhập từ bên ngoài các kinh nghiệm về tổ chức, quản lí sản xuất, các chiến lược kinh doanh,...

- Phương thức quản trị của các công ty Nhật Bản là chế độ làm việc trọn đời và chế độ phúc lợi, thăng tiến theo thâm niên. Theo đó, người lao động khi vào làm việc trong một công ty thì trung thành, gắn bó suốt đời với công ty đó. Đổi lại họ được nhận tiền lương và thăng chức theo thâm niên.

- Tổ chức công đoàn có trong hầu hết các doanh nghiệp ở Nhật Bản và đóng vai trò trung gian giữa nhân viên và công ty, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Câu hỏi trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 12: Nhật Bản đã giữ gìn và phát huy văn hoá truyền thống như thế nào?

Lời giải:

- Nhật Bản có một nền văn hoá riêng biệt, mang đậm tính truyền thống. Văn hoá đã trở thành một trong những động lực quan trọng đưa đến sự phát triển “thần kì Nhật Bản”, đảm bảo tính bền vững, lâu dài của dân tộc.

- Các giá trị văn hoá truyền thống được lưu truyền tảng đạo đức xã hội Nhật Bản. Người Nhật biết dung duy trì thuyết duy linh Thần đạo, quan niệm duy cảm với tự nhiên… Trong nếp sống hiện đại, người Nhật vẫn giữ được những phẩm chất truyền thống và phát huy giá trị trong công việc.

- Văn hoá Nhật Bản có sự pha trộn hài hoà nhưng không kém phần đặc sắc giữa truyền thống và hiện đại, giữa phương Đông và phương Tây. Hệ thống di sản văn hoá được bảo tồn gần như nguyên vẹn, từ các di sản vật thể như đền, chùa, các ngôi làng cổ truyền,... đến các di sản phi vật thể như lễ hội truyền thống, nghệ thuật, phong tục tập quán,...

Luyện tập (trang 34)

Luyện tập 1 trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 12: Lập bảng thống kê nét khái quát về các thời kì phát triển của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến nay theo gợi ý bên vào vở:

Thời kì

Tình hình kinh tế

Tình hình chính trị, xã hội

Lời giải:

Thời kì

Tình hình kinh tế

Tình hình chính trị, xã hội

1945 - 1952

- SCAP tiến hành một số cải cách, giúp nền kinh tế Nhật Bản từng bước được phục hồi và phát triển trở lại

- Chính trị: xây dựng được một nền chính trị dân chủ, chủ quyền của toàn dân, tôn trọng những quyền cơ bản của con người.

- Xã hội: Dân chủ hóa quyền lợi của người lao động; xây dựng nền giáo dục khoa học và tiến bộ.

1952 - 1973

- 1952 - 1960: các lĩnh vực kinh tế đều tăng trưởng nhanh.

- 1960 - 1973: kinh tế bước vào giai đoạn phát triển “thần kì".

- Chính trị: Đảng LDP liên tục cầm quyền; chủ trương xây dựng một nhà nước phúc lợi chung.

- Xã hội: Giáo dục, y tế được cải thiện; đời sống của nhân dân được nâng cao.

1973 - 2000

- Do tác động của cuộc khủng hoảng dầu mỏ từ năm 1973 đến thập niên 80, kinh tế có những đợt suy thoái.

- Nửa sau thập niên 80, kinh tế Nhật Bản phát triển trở thành siêu cường tài chính số 1 thế giới, trữ lượng vàng và ngoại tệ vượt Mỹ.

- Chính trị: Đảng LDP tiếp tục cầm quyền ở Nhật Bản. Về sau, nội bộ Đảng LDP lục đục khiến uy tín bị giảm sút. Nền chính trị Nhật Bản lâm vào khủng hoảng.

- Xã hội: Sự già hoá dân số, khoảng cách giàu nghèo, nạn thất nghiệp. Tình trạng mất cân đối về địa bàn phát triển kinh tế.

Đầu thế kỉ XXI

- Kinh tế suy thoái do hậu quả của khủng hoảng tài chính toàn cầu, thảm hoạ động đất, sóng thần và đại dịch Covid-19.

- Chính phủ đã có những chính sách quan trọng để cải cách và phục hồi nền kinh tế.

- Chính trị: vẫn duy trì quan hệ mật thiết với các nước lớn; đồng thời, thực hiện chủ trương chiến lược hướng mạnh đến châu Á, châu Phi và Mỹ La-tinh.

- Xã hội: ổn định, tỉ lệ thất nghiệp giảm; phải đối mặt với nhiều khó khăn, như: thiếu hụt lao động; “già hoá" dân số

Luyện tập 2 trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 12: Rút ra nhận xét về các bài học thành công của Nhật Bản

Lời giải:

♦ Nhận xét:

- Thành công của Nhật Bản là sự tổng hoà của nhiều yếu tố, trong đó có những yếu tố bắt nguồn từ truyền thống lịch sử và văn hoa của đất nước.

- Sự thành công của Nhật Bản đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các nước khác, đặc biệt là các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam). Một số bài học cụ thể có thể kể tới, như:

+ Phát huy những phẩm chất cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, có tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước sâu sắc,... để đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao có ý thức cộng đồng, tính kỉ luật, có kế hoạch làm việc, có khả năng tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật,...

+ Thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ, nhưng mặt khác, cần tăng cường các mối quan hệ quốc tế và khu vực, hội nhập với thế giới để tận dụng nguồn vốn đầu tư, thành tựu khoa học - kĩ thuật từ các nước khác.

+ Nhà nước quản lí kinh tế một cách có hiệu quả; tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nắm bắt những thời cơ, vượt qua thách thức,...

Vận dụng (trang 34)

Vận dụng trang 34 Chuyên đề Lịch Sử 12: Từ phẩm chất cần cù, kỉ luật, coi trọng bản sắc văn hoá dân tộc của người Nhật, liên hệ với Việt Nam trong thời kì Đổi mới.

Lời giải:

(*) Tham khảo:

- Trong quá trình Đổi mới đất nước, Việt Nam có thể học hỏi một số bài học thành công của Nhật Bản. Ví dụ như:

+ Phát huy những phẩm chất cần cù, chăm chỉ, ham học hỏi, có tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước sâu sắc,... để đào tạo một nguồn nhân lực chất lượng cao có ý thức cộng đồng, tính kỉ luật, có kế hoạch làm việc, có khả năng tiếp thu và ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật,...

+ Thực hiện chính sách đối ngoại tự chủ, nhưng mặt khác, cần tăng cường các mối quan hệ quốc tế và khu vực, hội nhập với thế giới để tận dụng nguồn vốn đầu tư, thành tựu khoa học - kĩ thuật từ các nước khác.

+ Nhà nước quản lí kinh tế một cách có hiệu quả; tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; nắm bắt những thời cơ, vượt qua thách thức,...

1 214 22/07/2024


Xem thêm các chương trình khác: