Chuyên đề Địa lí 11 Chuyên đề 1 (Cánh diều): Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á
Với giải bài tập Chuyên đề Địa lí 11 Chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Chuyên đề học tập Địa lí 11 Chuyên đề 1.
Giải Chuyên đề Địa lí 11 Chuyên đề 1: Một số vấn đề về khu vực Đông Nam Á
Mở đầu trang 4 Chuyên đề Địa Lí 11: Các quốc gia Đông Nam Á đã có nhiều hợp tác trong việc giải quyết vấn đề chung của khu vực, nổi bật là các vấn đề về sông Mê Công và Biển Đông. Những hợp tác đó được biểu hiện như thế nào và vai trò của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề chung ra sao?
Lời giải:
- Hợp tác trong ủy hội sông Mê Công
+ Thông qua chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lý tổng hợp tài nguyên nước cho các giai đoạn và các chiến lược ngành cho hầu hết các lĩnh vực.
+ Hoàn thành xây dựng bộ quy chế sử dụng nước bao gồm một số thủ tục như: Trao đổi chia sẻ thông tin, số liệu; Giám sát sử dụng nước….
+ Nâng cấp, mở rộng và hiện đại hóa hệ thống giám sát số lượng và chất lượng nước, nguồn thủy sản đa dạng sinh học….
+ Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan cho toàn khu vực.
+ Hoàn thành dự án nghiên cứu chung về quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công.
+ Tăng cường tính tự chủ của MRC cả về tài chính và kỹ thuật thông qua chính sách tăng mức đóng góp hàng năm của các quốc gia thành viên.
+ Tăng cường đối thoại giữa các quốc gia thành viên MRC và giữa MRC Với các đối tác đối thoại, đối tác, phát triển các cơ chế hợp tác vùng.
- Vai trò của Việt Nam trong ủy hội sông Mê Công
+ Tích cực thúc đẩy phát triển bền vững hợp tác giữa các quốc gia thành viên và giữa ủy hội sông Mê Công với các đối tác đối thoại.
+ Trực tiếp trao đổi về các dự án thuỷ điện dòng chính sông Mê Công.
+ Tham gia các công ước thế giới liên quan đến nguồn nước;
+ Thúc đẩy sự hợp tác với các nước khác, đảm bảo an ninh nguồn nước, an ninh lương thực.
- Hợp tác hòa bình trong khai thác ở Biển Đông
+ Hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên (hải sản, dầu khí, du lịch biển,…)
+ Hợp tác về phát triển giao thông vận tải biển.
+ Hợp tác về bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông (xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông; các hợp tác quốc phòng và an ninh ở Biển Đông….)
Lời giải:
- Sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng (Trung Quốc), chảy qua 6 quốc gia là: Trung Quốc, Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam và đổ ra Biển Đông.
- Sông Mê Công là một trong những sông lớn của thế giới và dài nhất Đông Nam Á, dài hơn 4700 km, diện tích lưu vực khoảng 800 000 km2.
+ Phần thượng lưu vực sông Mê Công thuộc lãnh thổ của Trung Quốc và Mi-an-ma, kéo dài, hẹp ngang, mở rộng dần về phần hạ lưu vực.
+ Phần hạ lưu vực thuộc lãnh thổ của Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam; chiếm trên 76 % tổng diện lưu vực.
- Lưu vực sông Mê Công ở Việt Nam chiếm hơn 8 % diện tích toàn lưu vực.
- Chế độ nước của sông Mê Công thay đổi phụ thuộc vào chế độ mưa:
+ Mùa lũ thường diễn ra từ tháng 6 đến tháng 11, chiếm khoảng 70 - 80 % tổng lượng dòng chảy cả năm;
+ Mùa cạn từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau.
- Lưu vực sông Mê Công có đa dạng sinh học cao với hàng nghìn loài động, thực vật và các hệ sinh thái rừng phong phú. Sự đa dạng về cảnh quan và sinh thái lưu vực sông Mê Công, đặc biệt là các vùng đất ngập nước ở phần hạ lưu vực đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, du lịch,...
- Lưu vực sông Mê Công là nơi sinh sống của hàng trăm triệu người với nhiều dân tộc khác nhau, là một trong những khu vực có nền văn hóa đa dạng bậc nhất trên thế giới.
- Các hoạt động kinh tế phát triển chủ yếu ở lưu vực sông Mê Công là:
+ Khai thác thuỷ điện (tập trung nhiều ở Trung Quốc và Lào);
+ Sản xuất lúa nước (chủ yếu ở Thái Lan, Việt Nam, Cam-pu-chia,...);
+ Giao thông;
+ Thương mại và du lịch (phát triển ở hầu hết các nước thuộc khu vực).
1. Lý do ra đời của ủy hội sông Mê Công
Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Địa Lí 11: Đọc thông tin, hãy trình bày lý do ra đời của MRC
Lời giải:
- Lý do ra đời của Ủy hội sông Mê Công:
+ Lưu vực sông Mê Công có tiềm năng rất lớn trong phát triển kinh tế xã hội.
+ Các quốc gia thuộc lưu vực sông Mê Công đang phải đối mặt với nhiều thách thức như: biến đổi khí hậu, nguồn thủy sản cạn kiệt do khai thác chưa hợp lý, gia tăng dân số quá mức,…
+ Vùng phân bố của lưu vực này trải qua nhiều quốc gia nên yêu cầu cấp bách đặt ra cần tăng cường hợp tác quản lý, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững, công bằng.
=> Năm 1995, Uỷ hội sông Mê Công (MRC) được thành lập gồm các quốc gia thành viên là: Cam-pu-chia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
2. Mục tiêu của ủy hội sông Mê Công
Câu hỏi trang 7 Chuyên đề Địa Lí 11: Dựa vào hình 1.4 hãy trình bày mục tiêu của MRC.
Lời giải:
- Ủy hội sông Mê Công được thành lập với các mục tiêu sau:
+ Thúc đẩy hợp tác quản lí, phát triển nước và các nguồn tài nguyên liên quan của lưu vực sông Mê Công nhằm khai thác hết tiềm năng, mang lại lợi ích bền vững cho tất cả các nước trong lưu vực.
+ Hoạt động vì sự phát triển bền vững nguồn tài nguyên nước trong khu vực thông qua đối thoại và hợp tác.
+ Diễn đàn ngoại giao về nước để chính phủ bốn quốc gia thương lượng và chia sẻ những lợi ích chung về tài nguyên nước.
+ Đầu mối tri thức về quản lí lưu vực dựa trên các hướng dẫn, công cụ kĩ thuật và các số liệu khoa học.
+ Hợp tác với các nước ngoài khu vực để khai thác hiệu quả dòng chảy sông Mê Công.
3. Một số hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công
Lời giải:
- Hoạt động bao trùm của MRC là đáp ứng nhu cầu, gìn giữ sự cân bằng nguồn nước với nhiều hoạt động. Cụ thể là:
+ Thông qua Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lí tổng hợp tài nguyên nước cho các giai đoạn và các Chiến lược ngành cho hầu hết các lĩnh vực hợp tác như: môi trường, thuỷ sản, lũ, hạn, thuỷ điện, giao thông đường thuỷ, biến đổi khí hậu.
+ Hoàn thành xây dựng bộ quy chế sử dụng nước, bao gồm 5 thủ tục là: trao đổi và chia sẻ thông tin số liệu; giám sát sử dụng nước; duy trì dòng chảy trên dòng chính; chất lượng nước và các hướng dẫn kĩ thuật để thực hiện.
+ Nâng cấp, mở rộng và hiện đại hoá hệ thống giám sát số lượng và chất lượng nước; giám sát nguồn lợi thuỷ sản, đa dạng sinh học và vận chuyển phù sa bùn cát trên dòng chính sông Mê Công.
+ Xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan cho toàn lưu vực. Xây dựng bộ công cụ phân tích, đánh giá và lựa chọn các kịch bản phát triển của lưu vực.
+ Hoàn thành “Nghiên cứu chung về quản lí và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả tác động của các dự án thuỷ điện dòng chính” (giai đoạn 2015 - 2017).
+ Tăng cường tính tự chủ của MRC cả về tài chính và kĩ thuật thông qua chính sách tăng mức đóng góp hằng năm của các quốc gia thành viên.
+ Tăng cường đối thoại giữa các quốc gia thành viên MRC và giữa MRC với các đối tác đối thoại, đối tác phát triển, các cơ chế hợp tác vùng để tranh thủ nguồn lực và sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế.
4. Vai trò của Việt Nam trong ủy hội sông Mê Công
Câu hỏi trang 10 Chuyên đề Địa Lí 11: Đọc thông tin, hãy xác định vai trò của Việt Nam trong MRC.
Lời giải:
♦ Việt Nam là thành viên tích cực, luôn chủ động đóng góp vào sự phát triển của MRC.
- Thứ nhất, tích cực thúc đẩy phát triển bền vững, hợp tác giữa các quốc gia thành viên và giữa MRC với các đối tác đối thoại, các sáng kiến vùng, các đối tác phát triển. Cụ thể là:
+ Đăng cai Hội nghị Cấp cao lần thứ hai của MRC với chủ đề “An ninh nước, năng lượng, lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu của lưu vực sông Mê Công” vào tháng 4/2014.
+ Tổ chức phiên thảo luận về an ninh nguồn nước trong khuôn khổ Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 132 vào tháng 7/2014.
+ Tổ chức hội thảo quốc tế trong khuôn khổ ASEM với chủ đề “Phối hợp hành động trong quản lí nguồn nước nhằm định hình Chương trình nghị sự sau năm 2015” vào tháng 6/2015.
+ Chủ động đưa nội dung hợp tác về nguồn nước thành một trong những lĩnh vực ưu tiên tại Cơ chế Hợp tác Mê Công - Lan Thương; thành lập Trung tâm Hợp tác tài nguyên nước Mê Công - Lan Thương...
- Thứ hai, trực tiếp trao đổi về các dự án thuỷ điện dòng chính sông Mê Công:
+ Việt Nam đã yêu cầu các quốc gia thượng lưu vực tuân thủ quy định của Hiệp định Mê Công năm 1995 và các văn bản liên quan.
+ Việt Nam đã phối hợp với các nước thành viên MRC đưa ra Tuyên bố về quá trình tham vấn trước đối với dự án thuỷ điện Pắc-beng trên sông Mê Công.
- Thứ ba, chủ động phối hợp triển khai các nghiên cứu đánh giá tác động của thuỷ điện dòng chính như:
+ “Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình thuỷ điện dòng chính Mê Công đối với khu vực đồng bằng sông Cửu Long” (hoàn thành cuối năm 2015);
+ “Nghiên cứu chung về phát triển và quản lí bền vững lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả các tác động của thuỷ điện dòng chính” (hoàn thành cuối năm 2017),...
- Thứ tư, tham gia các công ước thế giới liên quan đến nguồn nước:
+ Việt Nam là nước đầu tiên trong MRC tham gia Công ước Liên hợp quốc về Luật sử dụng các nguồn nước xuyên biên giới vì các mục đích phi giao thông, thuỷ điện năm 1997.
+ Hiện nay, Việt Nam đang tích cực vận động các nước khác tham gia Công ước, góp phần tăng cường cơ chế pháp lí, tạo thuận lợi cho việc quản lí và phát triển bền vững nguồn nước sông Mê Công,
- Thứ năm, thúc đẩy sự hợp tác với các nước khác, đảm bảo an ninh nguồn nước, an ninh lương thực.
III. Hợp tác Hòa Bình trong khai thác ở biển Đông
1. Hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên
Lời giải:
+ Tháng 11/2011, Hội nghị Bộ trưởng Nông - Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 33 tổ chức tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a) đã thông qua Nghị quyết về nghề cá bền vững đối với an ninh lương thực cho khu vực ASEAN đến năm 2020.
+ Việt Nam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan đã tham gia vào Uỷ ban Nghề cá Châu Á - Thái Bình Dương (APFIC) nhằm thúc đẩy việc sử dụng toàn diện và thích hợp các nguồn thuỷ sản sống thông qua phát triển và quản lí các hoạt động đánh bắt cá.
+ Năm 1979, Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã kí kết Bản ghi nhớ về thiết lập quyền khai thác chung các nguồn lợi đáy biển, tại khu vực được xác định của thềm lục địa giữa hai quốc gia trong vịnh Thái Lan.
+ Năm 1990, Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã kí kết thỏa thuận về thể chế và các vấn đề liên quan đến thiết lập Cơ quan có thẩm quyền chung.
+ Hiệp định về vùng nước lịch sử giữa Việt Nam và Cam-pu-chia có hiệu lực từ ngày 7/7/1982. Hiệp định đã tạo môi trường hòa bình, ổn định trên biển để ngư dân của hai nước khai thác thuỷ sản.
+ Tháng 6/2012, Việt Nam và Thái Lan đã kí thỏa thuận tăng cường hợp tác về thuỷ sản.
+ Năm 2010, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a đã kí kết Biên bản ghi nhớ hợp tác nông nghiệp - thủy sản.
+ Tháng 9/2018, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a đã nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác biển, xúc tiến thành lập cơ quan hợp tác để thảo luận, phát triển nghề cá, nuôi trồng thủy sản bền vững, bảo hộ ngư dân.
Lời giải:
+ Giúp các quốc gia mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế.
+ Góp phần khai thác nguồn lợi biển, khẳng định chủ quyền và nâng cao khả năng bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của từng quốc gia theo Công ước Luật Biển năm 1982.
+ Các hiệp định kí kết mang ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương, đa phương giữa các nước về hoạt động khai thác, quản lí hoạt động của ngư dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững của hoạt động khai thác hải sản trên Biển Đông.
Lời giải:
- Các hoạt động hợp tác song phương trong tìm kiếm, khai thác dầu khí trên Biển Đông đang được các quốc gia tích cực thực hiện:
+ Tháng 2/1979, Ma-lai-xi-a và Thái Lan đã kí kết thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn chủ quyền trong khu vực liên quan đến Biển Đông.
+ Năm 1992, Việt Nam và Ma-lai-xi-a đã kí kết thỏa thuận hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn.
+ Quá trình hợp tác giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với Công ty Dầu khí Quốc gia Ma-lai-xi-a đã có sản phẩm dầu khí từ năm 1997.
+ Năm 2003, Việt Nam và In-đô-nê-xi-a đã kí kết Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa (có hiệu lực năm 2007). Hiện nay, hai nước cũng đang nỗ lực đàm phán về vùng biển chồng lấn.
+ Tháng 3/2009, Bru-nây và Ma-lai-xi-a đã kí kết thỏa thuận chia sẻ khai thác dầu khí.
+ Bru-nây và Việt Nam đã kí biên bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí và thỏa thuận cung cấp dầu cho nhà máy lọc dầu Dung Quất (Việt Nam) với sản lượng 240.000 tấn dầu thô.
+ Việt Nam và Mi-an-ma kí kết biên bản thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí vào năm 2012 nhằm thúc đẩy các dự án tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí giữa hai nước.
- Ngoài ra, các nước đã tham gia “Thỏa thuận cơ chế hợp tác ASEAN về phòng ngừa và xử lí sự cố tràn dầu” (năm 2014) để giải quyết các sự cố trên biển. Cụ thể như:
+ Thái Lan, Việt Nam và Cam-pu-chia đã đưa ra Tuyên bố chung và Chương trình khung về hợp tác sẵn sàng ứng phó sự cố tràn dầu vùng vịnh Thái Lan.
+ Việt Nam và Phi-líp-pin có thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực ứng phó sự cố tràn dầu trên biển năm 2010.
Lời giải:
- Góp phần phát triển ngành công nghiệp dầu khí của các quốc gia;
- Có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong quan hệ hợp tác song phương, đa phương giữa các nước;
- Nâng cao vị thế và tăng cường vai trò của các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á trong việc đảm bảo an ninh năng lượng của thế giới;
- Phòng ngừa và xử lí các sự cố về môi trường do tràn dầu ở Biển Đông.
Lời giải:
+ Năm 1994, Khu vực tăng trưởng Đông ASEAN được thành lập, nhằm thúc đẩy phát triển du lịch giữa các quốc gia: Bru-nây, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin.
+ Năm 1989, ba nước Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a và Xin-ga-po đã thành lập Tam giác tăng trưởng Xi-giô-ri để kết nối sự phát triển kinh tế giữa các địa phương của ba nước. Bên cạnh đó, việc hợp tác phát triển du lịch biển thông qua các chuyến du thuyền giữa ba quốc gia này cũng được triển khai có hiệu quả.
+ Năm 1996, các nước Thái Lan, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a đã thành lập Tam giác tăng trưởng IMT-GT nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các quốc gia.
+ Việt Nam và Phi-líp-pin đã kí kết kế hoạch hợp tác về phát triển du lịch tài biển giai đoạn 2014 - 2016.
+ Năm 2018, các nước Việt Nam, Cam-pu-chia và Thái Lan đã hợp tác phát triển hành lang ven biển phía nam dài gần 1000 km giữa các tỉnh của 3 nước.
Lời giải:
Các hoạt động hợp tác về du lịch biển của các quốc gia góp phần:
+ Phát huy tiềm năng và các nguồn lực phát triển du lịch, thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế biển của các nước trong khu vực.
+ Hình thành và phát triển các liên kết du lịch biển giữa các quốc gia nhằm tạo ra các cực tăng trưởng của khu vực.
+ Bảo vệ môi trường biển, phát triển kinh tế biển xanh theo hướng bền vững.
2. Hợp tác về phát triển giao thông vận tải biển
Lời giải:
+ Tháng 10/1991, In-đô-nê-xi-a và Việt Nam đã kí kết Hiệp định vận tải biển thương mại. Hai bên tăng cường quan hệ hữu nghị, thúc đẩy sự hợp tác và nâng cao hiệu quả hoạt động vận tải biển thương mại trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
+ Tháng 2/1992, Phi-líp-pin và Việt Nam đã kí kết Hiệp định về hàng hải nhằm phát triển và thúc đẩy hợp tác trên cơ sở cùng có lợi và phù hợp với nhu cầu, lợi ích của các bên.
+ Tháng 3/1992, Việt Nam và Ma-lai-xi-a đã kí kết Hiệp định hàng hải. Hai nước tăng cường quan hệ hữu nghị và củng cố sự hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.
+ Việt Nam và Thái Lan đã kí kết Hiệp định hàng hải thương mại (1979) và Nghị định thư sửa đổi, bổ sung Hiệp định năm 1999; tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giao lưu hàng hải giữa hai nước cũng như sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng hải.
+ Việt Nam và Lào đã kí kết thỏa thuận về việc sử dụng cảng Vũng Áng (tháng 7/2001), nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá quá cảnh của Lào qua các cảng biển Việt Nam để thông thương với các nước trên thế giới bằng đường biển.
+ Tháng 2/2020, văn minh, Cam-pu-chia và Thái Lan đã kí kết Dự thảo Hiệp định vận tải ven biển giữa ba nước.
+ Việt Nam và một số quốc gia khác đã kí kết thỏa thuận công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn của thuyền viên theo công ước STCW 1978 với 6 quốc gia trong khối là: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a, Bru-nây và Mi-an-ma.
Lời giải:
Việc đa dạng hoá các hoạt động hợp tác trong phát triển giao thông vận tải trên Biển Đông có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của các quốc gia và khu vực:
+ Khai thác tiềm năng lợi thế so sánh về giao thông vận tải đường biển của khu vực.
+ Phát triển hạ tầng giao thông vận tải đường biển của các quốc gia.
+ Thiết lập và phát triển một hệ thống giao thông vận tải khu vực đồng bộ và hài hoà nhằm cung cấp mạng lưới cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải tiên tiến, hữu hiệu và an toàn.
+ Tăng cường hợp tác giao thông vận tải giữa các nước thành viên nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA).
+ Xây dựng cơ chế phối hợp và giám sát các dự án và hoạt động hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải một cách hiệu quả.
3. Hợp tác về bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông
Lời giải:
- Hợp tác trong xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC):
+ Ngày 4/11/2002, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 8 ở Phnôm Pênh (Cam-pu-chia), các quốc gia ASEAN và Trung Quốc thống nhất Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
+ Ngày 6/8/2017, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 50 tại Ma-ni-la (Phi-lip-pin), ASEAN và Trung Quốc chính thức đưa ra dự thảo khung Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (còn gọi là Dự thảo khung COC).
+ Tháng 11/2021, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 24, các nước cam kết sẽ tiếp tục thực hiện đồng thời và hiệu quả Tuyên bố DOC, nỗ lực thúc đẩy xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.
- Ngoài ra, các nước đã kí kết và triển khai các hiệp định, thỏa thuận về hợp tác trên Biển Đông. Ví dụ:
+ Từ năm 2004, hoạt động hợp tác tuần tra chung tại eo biển Ma-lắc-ca giữa ba nước Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a được tiến hành thường xuyên nhằm đảm bảo an ninh hàng hải, ngăn chặn khủng bố và cướp biển.
+ Từ năm 2017, ba nước Phi-líp-pin, In-đô-nê-xi-a và Ma-lai-xi-a đã tiến hành hợp tác quốc phòng nhằm ngăn chặn cướp biển, buôn lậu và các hoạt động tội phạm khác tại vùng biển Xu-lu.
+ Việt Nam và Phi-líp-pin tiến hành hợp tác hải giữa hải quân hai nước nhằm phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn, chia sẻ thông tin, các vấn đề an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực Biển Đông.
+ Việt Nam và Thái Lan đã hợp tác tuần tra chung trên biển (tiến hành từ năm 2002). Ngoài ra, hai nước còn thành lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Thái Lan về thiết lập trật tự trên biển.
Lời giải:
- Tăng cường đoàn kết, thúc đẩy hợp tác đối phó với các thách thức an ninh khu vực vì mục tiêu hòa bình, ổn định và thịnh vượng của các quốc gia Đông Nam Á.
- Giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống đang nổi lên và trở thành mối quan tâm chung của các nước: hỗ trợ nhân đạo, đối phó khủng bố, cướp biển, ứng cứu thảm họa thiên nhiên,...
- Tăng cường năng lực quốc phòng của các quốc gia thành viên, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải trên biển.
- Sự hợp tác cũng làm cho quyền lợi của các nước đối tác của ASEAN tại khu vực được đảm bảo, trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định tăng lên. Đây là nhân tố tích cực bảo đảm an ninh cho khu vực nói riêng và góp phần bảo đảm an ninh của thế giới nói chung.
Luyện tập và Vận dụng (trang 20)
Lời giải:
Lời giải:
- Sự hợp tác giữa các nước trong Ủy hội sông Mê Công đã:
+ Góp phần giúp các nước thành viên sử dụng hợp lí và khai thác tối đa tiềm năng của lưu vực sông Mê Công trong phát triển kinh tế - xã hội.
+ Giúp đỡ các nước trong lưu vực sông Mê Công từng bước giải quyết các thách thức, như: biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn thủy sản,…
- Hợp tác hòa bình giữa các nước ở Biển Đông có vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định và phát triển đối với các quốc gia ở Đông Nam Á, góp phần vào tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân của các nước trong vùng
Vận dụng 3 trang 20 Chuyên đề Địa Lí 11: Tìm hiểu những hoạt động của Việt Nam trong hợp tác với các nước Đông Nam Á để bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc phòng ở Biển Đông.
Lời giải:
- Việt Nam và Phi-líp-pin tiến hành hợp tác giữa hải quân hai nước nhằm phối hợp hoạt động tìm kiếm cứu nạn, chia sẻ thông tin, các vấn đề an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực Biển Đông.
- Việt Nam và Thái Lan đã hợp tác tuần tra chung trên biển (tiến hành từ năm 2002). Ngoài ra, hai nước còn thành lập Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Thái Lan về thiết lập trật tự trên biển.
Xem thêm các chuyên đề học tập Địa lí 11 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Soạn văn lớp 11 Cánh diều (hay nhất)
- Văn mẫu lớp 11 - Cánh diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn 11 - Cánh diều
- Giải SBT Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 – Cánh diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 11 – Cánh diều
- Soạn văn 11 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 11 - Cánh diều
- Giải sbt Toán 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – ilearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Giải sgk Vật lí 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sbt Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Hóa 11 - Cánh diều
- Giải sbt Hóa học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sbt Sinh học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 11 – Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Cánh diều
- Giải sbt Công nghệ 11 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 11 – Cánh diều
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Tin học 11 - Cánh diều
- Giải sbt Tin học 11 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Cánh diều