Câu hỏi:
03/12/2024 180Trong cơ thể, protein chuyển hóa thành
A. axit béo.
B. β-amino axit.
C. α-amino axit.
D. glucozo.
Trả lời:
Đáp án cần chọn là: C
- Trong cơ thể, protein chuyển hóa thành các α-amino axit.
Khi cơ thể chúng ta ăn thức ăn có đạm (protein), protein sẽ được chuyển hoá thành axit amin (9 axit amin cần thiết và 12 axit amin không cần thiết). Các axit amin sẽ tiếp tục được chuyển hoá để cung cấp năng lượng và cấu tạo nên cơ thể.
→C đúng.A,B,D sai.
* PROTEIN
1. Khái niệm
- Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
- Protein được phân thành 2 loại:
+ Protein đơn giản: là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, ví dụ: abumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm.
+ Protein phức tạp: được tạo thành từ các protein đơn giản kết hợp với các phân tử không phải protein (phi protein) như axit nucleic, lipit, cacbohiđrat…
Mô hình phân tử insulin
2. Cấu tạo phân tử
- Tương tự như peptit, phân tử protein được cấu tạo bởi nhiều gốc α-amino axit nối với nhau bằng liên kết peptit, nhưng phân tử protein lớn hơn, phức tạp hơn ( n > 50, n là số gốc α-amino axit).
- Các phân tử protein khác nhau không những bởi các gốc α-amino axit khác nhau mà còn bởi số lượng, trật tự sắp xếp của chúng khác nhau. Vì vậy từ trên 20 α-amino axit khác nhau tìm thấy trong thiên nhiên có thể tạo ra một số rất lớn các phân tử protein khác nhau.
3. Tính chất
a) Tính chất vật lí
- Nhiều protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo và bị đông tụ lại khi đun nóng.
Ví dụ: Hòa tan lòng trắng trứng vào nước, sau đó đun sôi, lòng trắng trứng sẽ đông tụ lại.
- Sự đông tụ và kết tủa protein cũng xảy ra khi cho axit hoặc bazơ hoặc một số muối vào dung dịch protein.
b) Tính chất hóa học
- Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit, bazơ hoặc enzim sinh ra các chuỗi peptit và cuối cùng thành các α-amino axit.
- Protein có phản ứng màu biure với Cu(OH)2. Màu tím đặc trưng xuất hiện là màu của sản phẩm phức tạp giữa protein và ion Cu2+. Đây là một trong các phản ứng đặc trưng để phân biệt protein.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Hoá 12 Bài 11: Peptit và protein
Mục lục Giải Hóa 12 Bài 11: Peptit và protein
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 5:
Khi đun nóng protein trong dung dịch axit hoặc kiềm hoặc dưới tác dụng của các men, protein bị thủy phân thành (1)..., cuối cùng thành (2)...
Câu 7:
Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure của lòng trắng trứng (protein) theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch + 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.
Nhận định nào sau đây là sai?
Câu 8:
Dung dịch albumin của lòng trắng trứng dễ bị thủy phân trong dung dịch chất nào sau đây
Câu 11:
Cho các phát biểu sau về protit:
(1) Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp.
(2) Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật.
(3) Protein bền đối với nhiệt, đối với axit và kiềm.
(4) Chỉ các protein có cấu trúc dạng hình cầu mới có khả năng tan trong nước tạo dung dịch keo.
Những phát biểu đúng là
Câu 12:
Cho các loại hợp chất sau: (1) đipeptit; (2) polipeptit; (3) protein; (4) lipit; (5) đisaccarit. Có bao nhiêu hợp chất tác dụng với trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường?
Câu 13:
Khi nấu canh cua, xuất hiện các mảng riêu cua nổi lên được giải thích là do
Câu 14:
Khi nhỏ axit đậm đặc vào dd lòng trắng trứng đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện:...(1)..., cho đồng (II) hiđroxit vào dd lòng trắng trứng thấy màu..(2)...xuất hiện