Câu hỏi:
23/07/2024 2,824Nội dung nào không phản ánh đúng tình hình văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê sơ?
A. Văn học chữ Hán phát triển và chiếm ưu thế.
B. Nho giáo được đề cao, chiếm địa vị độc tôn.
C. Nhà nước tuyển chọn nhân tài qua các khoa thi.
D. Phật giáo được đề cao, trở thành quốc giáo.
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
Thời Lê sơ, Phật giáo bị nhà nước hạn chế sự phát triển.
D đúng
- A sai vì chữ Hán là ngôn ngữ chính thức trong hành chính và học thuật, được sử dụng rộng rãi trong thi cử, văn bản nhà nước, và sáng tác văn chương.
- B sai vì triều đình Lê sơ áp dụng Nho giáo làm nền tảng tư tưởng và đạo đức chính, ảnh hưởng sâu sắc đến hệ thống giáo dục, thi cử và quản lý nhà nước.
- C sai vì hệ thống thi cử được tổ chức đều đặn nhằm chọn lựa quan lại và nhân tài phục vụ cho bộ máy nhà nước, góp phần nâng cao chất lượng quản lý và phát triển đất nước.
*) Phát triển văn hóa - giáo dục
a. Văn hóa
- Tử tưởng - tôn giáo:
+ Nho giáo được đề cao chiếm địa vị độc tôn
+ Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế
- Văn học:
+ Văn học chữ Hán tiếp tục phát triển và giữ ưu thế, có nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi), Quỳnh Uyển cửu ca (Hội Tao đàn),...
+ Văn học chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng với các tác phẩm như: Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi), Hồng Đức quốc âm thi tập (Lê Thánh Tông),...
- Sử học và Địa lí: nhà Lê sơ coi trọng việc chép sử, biên soạn các bộ sách về địa lí, bản đồ, tiêu biểu như:
+ Lam Sơn thực lục (Nguyễn Trãi), Đại Việt sử ký toàn thư (Ngô Sỹ Liên)
+ Dư địa chí (Nguyễn Trãi), Hồng Đức bản đồ…
- Toán học: có Đại thành toàn pháp, Lập thành toán pháp
- Y học: có Bàn thảo thực vật toát yếu,...
- Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu được xây dựng ở kinh đô Thăng Long, Lam Kinh (Thanh Hóa).
- Nghệ thuật điêu khắc trên đá, gỗ, gốm sứ,... tỉnh xảo.
- Nhã nhạc cung đình và nghệ thuật tuồng, chèo,... ngày càng phát triển.
b. Giáo dục
- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long.
- Nhà Lê tổ chức đều đặn các khoa thi Tiến sĩ để tuyển chọn quan lại và cho lập bia đá ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám để tôn vinh những người đỗ đạt.
Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Xem thêm các bài viết liên quan hay và chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 – 1527)
Giải Lịch sử lớp 7 Bài 17: Đại Việt thời Lê sơ (1428 - 1527)
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Dưới thời Lê sơ, việc định kì chia đều ruộng công làng xã được gọi là
Câu 3:
Nhân vật lịch sử nào được đề cập đến trong câu đố dân gian dưới đây:
“Vua nào chủ hội Tao Đàn,
Nhị thập bát tú những trang văn tài?”
Câu 5:
Thời vua Lê Thánh Tông, ở cấp địa phương, cả nước được chia thành
Câu 6:
Tác phẩm sử học nào do Ngô Sĩ Liên biên soạn dưới thời Lê sơ?
Câu 8:
Nội dung nào không phản ánh đúng mục đích của nhà nước phong kiến Đại Việt khi dựng bia Tiến sĩ trong Văn Miếu?
Câu 9:
Dưới thời Lý - Trần - Lê, một trong những biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp được nhà nước phong kiến Đại Việt quan tâm thực hiện và đưa vào trong các bộ luật là
Câu 10:
Thời Lê sơ, hệ tư tưởng nào chiếm địa vị độc tôn trong xã hội?
Câu 11:
Một trong những điểm tiến bộ của bộ luật Quốc triều hình luật là: bảo vệ quyền lợi của
Câu 12:
Vua Lê Thánh Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như tể tướng, đại tổng quản, đại hành khiển nhằm mục đích gì?
Câu 13:
Bộ “Quốc triều hình luật” (còn gọi là: “Luật Hồng Đức”) được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?
Bộ “Quốc triều hình luật” (còn gọi là: “Luật Hồng Đức”) được biên soạn và ban hành dưới thời vua nào?