Trắc nghiệm Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) có đáp án
Trắc nghiệm Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) có đáp án
-
1201 lượt thi
-
15 câu hỏi
-
30 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
23/07/2024Ai là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
Đáp án đúng là: A
Lê Lợi là người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (SGK Lịch sử 7 - trang 78).
Câu 2:
19/07/2024Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của quân dân Việt Nam chống lại quân xâm lược nào?
Đáp án đúng là: D
Bất bình trước ách cai trị tàn bạo của nhà Minh, Lê Lợi - một hào trưởng có uy tín ở vùng đất Lam Sơn (Thanh Hóa) đã tích cực xây dựng lực lượng, dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh (SGK Lịch sử 7 - trang 78).
Câu 3:
21/07/2024Giữa năm 1418, ai là người đóng giả Lê Lợi nhử địch, giải cứu cho chủ tướng và đã hi sinh?
Đáp án đúng là: B
Năm 1418, quân Minh liên tiếp vây đánh căn cứ Chí Linh. Lê Lai đã đóng giả Lê Lợi để nhử địch, cứu chủ tướng khỏi sự truy sát và đã hi sinh (SGK Lịch sử 7 - trang 79).
Câu 4:
23/07/2024Tháng 10/1427, khi Liễu Thăng dẫn quân ào ạt tiến vào Việt Nam, chúng đã bị nghĩa quân Lam Sơn phục kích và giết ở đâu?
Đáp án đúng là: C
Tháng 10/1427, Luễn Thăng và Mộc Thạnh chỉ huy 15 vạn viện binh theo hai đường Quảng Tây và Vân Nam tiến vào Việt Nam. Nghĩa quân lam sơn tổ chức phục kích quân Minh tại Chi Lăng (Lạng Sơn), Liễu Thăng bị giết tại trận (SGK Lịch sử 7 - trang 81).
Câu 5:
19/07/2024Ai là tác giả của “Bình Ngô đại cáo”?
Đáp án đúng là: C
Sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn, Lê Lợi giao Nguyễn Trãi soạn Bình Ngô đại cáo, chính thức tuyên bố chấm dứt chiến tranh, mở nền hòa bình và dựng xây đất nước (SGK Lịch sử 7 - trang 82).
Câu 6:
19/07/2024Năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân
Đáp án đúng là: B
Năm 1424, Nguyễn Chích đề nghị nghĩa quân Lam Sơn tạm rời núi rừng Thanh Hóa, chuyển quân vào Nghệ An (SGK Lịch sử 7 - trang 80).
Câu 7:
19/07/2024Trong giai đoạn đầu của khởi nghĩa (1418 -1423), nghĩa quân Lam Sơn ở trong tình trạng thế nào?
Đáp án đúng là: B
Trong những ngày đầu khởi nghĩa, căn cứ của nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần bị quân Minh bao vây, gặp rất nhiều khó khăn (SGK Lịch sử 7 - trang 79).
Câu 8:
19/07/2024Ý nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
Đáp án đúng là: B
Trong quá trình chiến đấu để tiêu diệt quân Lam Sơn, quân Minh rất mạnh, chi viện thêm nhiều quân, ví dụ: tháng 10/1427, nhà Minh điều 15 vạn quân sang Việt Nam chi viện.
Câu 9:
27/09/2024Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì
Đáp án đúng là: D
- Vào mùa hè năm 1423, Lê Lợi đã đề nghị tạm hoà với quân Minh vì muốn tranh thủ thời gian hòa hoãn để xây dựng lực lượng.
- Do so sánh tương quan lực lượng giữa hai bên:
+ Nghĩa quân Lam Sơn: những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân còn non yếu, gặp nhiều khó khăn, nguy nan, phải ba lần rút lên núi Chí Linh (Lang Chánh, Thanh Hóa) và liên tiếp chống lại sự vây quét của giặc. Nghĩa quân đã lâm vào cảnh thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét.
+ Trong khi đó, lực lượng quân Minh còn mạnh và làm chủ cả nước.
=> Vì vậy, mùa hè năm 1423 Lê Lợi đã đề nghị tạm hòa với quân Minh để bảo toàn lực lượng.
→ D đúng. A, B, C sai.
* Một số sự kiện tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
a. Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa
- Sau khi chiếm nước ta, Nhà Minh thiết lập bộ máy đô hộ, thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta.
- Lê Lợi là một hào trưởng đã tích trữ lương thực, vũ khí chờ đợi thời cơ khởi nghĩa và bí mật tập hợp những người cùng chí hướng => đông đảo anh hùng hào kiệt đã hội tụ về Lam Sơn, trong đó có Nguyễn Trãi.
- Đầu 1418 Lê Lợi tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch, kêu gọi nhân dân khởi nghĩa.
b. Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa (1418-1423)
- Những năm đầu, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, chịu tổn thất lớn.
- Ba lần Lê Lợi phải rút lui lên núi Chí Linh, có lúc nghĩa quân chỉ còn 100 người.
- Trước tình thế đó, Lê Lợi chủ trương tạm hòa với quân Minh. Nguyễn Trãi đã thương lượng thành công.
- Mùa hè 1423 nghĩa quân về căn cứ Lam Sơn, từng bước khôi phục và phát triển lực lượng.
c. Mở rộng địa bàn hoạt động và giành những thắng lợi đầu tiên (1424-1425)
- Năm 1424 theo kế hoạch, Nguyễn Chích đề xuất, Lê Lợi chuyển địa bàn hoạt động, đưa quân tiến về phía Nam đánh chiếm Nghệ An.
- Chỉ trong vòng 10 tháng, nghĩa quân giải phóng một vùng rộng từ Thanh Hóa vào đến đèo Hải Vân.
d. Khởi nghĩa toàn thắng (1426-1427)
- Tháng 9/1426 nghĩa quân tiến quân ra Bắc, đánh thắng nhiều trận. Quân Minh phải rút vào thành Đông Quan (Hà Nội) cố thủ, chờ viện binh.
- Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn tiến công.
- Chiến thắng Tốt động - Chúc động:
+ Tháng 11/1426, Vương Thông chỉ huy viện binh tiến đánh vào thành Đông Quan và mở cuộc tấn công vào Cao Bộ => quân Minh lọt vào trận địa mai phục của ta ở Chốt động - Chúc động.
+ Bị phục kích, tổn thất nặng nề. Quân ta thừa thắng vây hãm thành Đông Quan và giải phóng nhiều châu huyện .
- Chiến thắng Chi Lăng - Xương Giang:
+ Tháng 10/1427 quân Minh lệnh cho Liễu Thăng và Mộc Thạnh dẫn 15 vạn quân chia làm 2 ngã tiến vào nước ta chi viện cho Vương Thông.
+ Tại Chi Lăng, quân Minh rơi vào trận địa phục kích của ta. Liễu Thăng bị chém đầu, số quân còn lại rút chạy về Xương Giang bị truy đuổi, tiêu diệt.
+ Nghe tin Liễu Thăng bị giết, Mộc thạnh rút chạy về nước.
- Hội thề Đông Quan:
+ Nghĩa quân Lam Sơn xiết chặt vòng quay thành Đông Quan. Nguyễn Trãi viết thư dụ Vương Thông ra hàng.
+ Ngày 10/12/1427 tại phía Nam thành Đông Quan diễn ra hội thề chấm dứt chiến tranh. Lê Lợi cấp thuyền, xe lương thảo cho quân Minh về nước.
Xem thêm các bài viét liên quan,chi tiết khác:
Lý thuyết Lịch Sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Giải bài tập Lịch sử 7 Bài 19: Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427)
Câu 10:
19/07/2024Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do
Đáp án đúng là: A
Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là do nhân dân Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước (SGK Lịch sử 7 - trang 82).
Câu 11:
21/07/2024ở Việt Nam, vương triều nào ra đời sau thắng lợi của khởi nghĩa Lam Sơn?
Đáp án đúng là: C
Lãnh tụ của khởi nghĩa Lam Sơn là Lê Lợi, do đó sau khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi lên làm vua, lập ra nhà Lê.
Câu 12:
21/07/2024Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là gì?
Đáp án đúng là: D
- Điểm giống nhau trong cách đánh của quân Lam Sơn trong hai trận Tốt Động -Chúc Động và Chi Lăng - Xương Giang là dựa vào địa hình để phục kích, tiêu hao sinh lực địch:
+ Tốt Động, Chúc Động là vùng đầm lầy, quân Lam Sơn đã mai phục, chặn đánh địch
+ Chi Lăng là vùng biên ải hiểm yếu, nghĩa quân tổ chức phục kích
Câu 13:
20/07/2024Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh
Đáp án đúng là: A
Không giống với các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần, khởi nghĩa Lam Sơn diễn ra trong bối cảnh Đại Ngu đã bị nhà Minh đô hộ (các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần diễn ra trong bối cảnh Đại Việt vẫn là quốc gia độc lập, có chủ quyền).
Câu 14:
19/07/2024Tốt Động - Chúc Động thuộc địa phương nào của Việt Nam hiện nay?
Đáp án đúng là: A
Tốt Động - Chúc Động thuộc địa phận huyện Chương Mĩ (Hà Nội) hiện nay (SGK Lịch sử 7 - trang 81).
Câu 15:
19/07/2024Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã tố cáo tội ác của giặc Minh thông qua nhiều câu thơ, ngoại trừ câu
Đáp án đúng là: C
Câu thơ “Tốt động thây chất đầy nội, nhơ để ngàn năm” là câu thơ chỉ chiến công của nghĩa quân Lam Sơn.
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Bài 16. Khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) có đáp án (1200 lượt thi)