Câu hỏi:
30/07/2024 191Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?
A. Độ pH trung bình dao động trong khoảng 5,0 - 6,0
B. Giảm nồng độ trong máu sẽ làm giảm độ pH
C. Khi cơ thể vận động mạnh luôn làm tăng độ pH
D. Cả A, B và C
Trả lời:
Đáp án đúng là: D
A sai vì pH máu người trung bình dao động từ 7,35 đến 7,45
B sai vì giảm nồng độ thì pH máu tăng.
C sai vì khi cơ thể vận động mạnh, pH máu giảm
Cả A, B, C đều sai.
Chọn D.
* Tìm hiểu về cân bằng nội môi
1. Khái niệm nội môi, cân bằng nội môi
- Nội môi là môi trường bên trong cơ thể được tạo bởi máu, bạch huyết và dịch mô.
- Cân bằng nội môi là trạng thái trong đó các điều kiện lí, hóa của môi trường trong cơ thể duy trì ổn định (áp suất thẩm thấu của máu trung bình 300 mOsm/L, pH máu động mạch là 7,35), đảm bảo cho các tế bào, cơ quan hoạt động bình thường.
- Cân bằng nội môi là trạng thái cân bằng động nghĩa là các chỉ số của môi trường trong cơ thể có xu hướng thay đổi và dao dộng xung quanh một khoảng giá trị xác định. Sở dĩ như vậy là do ảnh hưởng từ sự thay đổi liên tục của các kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Ví dụ: Nồng độ glucose trong máu người luôn dao động trong khoảng 3,9-6,4 mmol/L (tương ứng 70-110 mg glucose/100 mL).
- Trạng thái cân bằng nội môi dược duy trì nhờ các hệ thống điều hoà cân bằng nội môi. Mỗi hệ thống điều hoà cân bằng nội môi gồm ba thành phần: bộ phận tiếp nhận kích thích, bộ phận điều khiển và bộ phận thực hiện (H 13.3).
+ Bộ phận tiếp nhận: là thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm, tiếp nhận kích thích từ môi trường trong hoặc ngoài cơ thể.
+ Bộ phận điều khiển: là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận điều khiển chuyển tín hiệu thần kinh hoặc hormone đến bộ phận thực hiện.
+ Bộ phận thực hiện, còn gọi là bộ phận đáp ứng: là các cơ quan như thận, gan, phổi, tim, mạch máu,...
- Kết quả đáp ứng của bộ phận thực hiện lại gây tác động ngược trở lại bộ phận tiếp nhận kích thích. Sự tác động ngược như vậy gọi là liên hệ ngược.
- Khi một bộ phận của hệ thống điều hoà cân bằng nội môi hoạt động không bình thường hoặc bị bệnh sẽ dẫn đến mất cân bằng nội môi. Ví dụ: Khi bị suy tim, lượng máu bơm lên động mạch giảm, dẫn đến huyết áp và vận tốc máu giảm.
2. Một số cơ quan tham gia điều hoà cân bằng nội môi
a) Vai trò của thận trong điều hoà cân bằng nội môi
- Thận điều hoà cân bằng muối và nước, qua đó duy trì áp suất thẩm thấu của dịch cơ thể.
- Thận còn có vai trò duy trì ổn định pH máu qua điều chỉnh tiết H+ vào dịch lọc và tái hấp thụ từ dịch lọc trả về máu.
b) Vai trò của gan trong điều hoà cân bằng nội môi
Gan diều hoà nồng độ của nhiều chất hoà tan như protein, glucose,... trong huyết tương, qua đó duy trì cân bằng nội môi (H13.5).
c) Vai trò của phổi trong duy trì pH máu
Phổi thải CO2 từ máu vào môi trường, qua đó duy trì pH máu.
Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Trong cơ chế duy trì ổn định pH của máu, ý nào dưới đây không đúng?
Câu 2:
Nó được sản xuất và phân hủy ở gan, có tác dụng đệm pH và giữ vai trò quan trọng trong điều hòa áp suất thẩm thẩm thấu. Nếu thiếu nó, nước bị ứ lại ở mô gây hiện tượng phù nề. Nó là ?
Câu 3:
Khi nói về độ pH của máu ở người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 7:
Bộ phận tiếp nhận kích thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi có chức năng
Câu 10:
Cơ chế điều hoà hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?
Câu 13:
Ở người, sau bữa ăn nhiều tinh bột, nồng độ glucose trong máu tăng lên. Cơ thể điều hòa nồng độ glucose trong máu bằng những phản ứng nào dưới đây ? 1. Tuyến tụy tiết insulin 2. Tuyến tụy tiết glucagon 3. Gan biến đổi glucose thành glicogen 4. Gan biến đổi glicogen thành glucose
5. Các tế bào trong cơ thể tăng nhận và sử dụng glucose
Câu 14:
Bộ phận tiếp nhận kich thích trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là
Câu 15:
Môi trường trong cơ thể tác động ngược đến bộ phận tiếp nhận kích thích và truyền đến bộ phận điều khiển được gọi là