Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 18 (có đáp án): Tuần hoàn máu
Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 18 (có đáp án): Tuần hoàn máu (Phần 1)
-
1648 lượt thi
-
17 câu hỏi
-
20 phút
Danh sách câu hỏi
Câu 1:
30/12/2024Hô hấp ngoài là
Đáp án đúng là: D
Quá trình trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp như phổi, da, mang…
→ D đúng
- A sai vì hô hấp ngoài là quá trình lấy oxy từ không khí qua các bộ phận hô hấp khác, như phổi ở người, chứ không chỉ qua mang.
- B sai vì hô hấp ngoài chỉ xảy ra tại các cơ quan đặc biệt như mang hoặc phổi, nơi có bề mặt chuyên dụng để trao đổi khí.
- C sai vì hô hấp ngoài chỉ là sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường thông qua các cơ quan như mang hoặc phổi, còn phổi là bộ phận trong cơ thể, không phải bề mặt trao đổi khí ngoài.
Hô hấp ngoài là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường bên ngoài, giúp cung cấp oxy (O₂) cho cơ thể và thải carbon dioxide (CO₂) ra ngoài. Quá trình này diễn ra thông qua bề mặt trao đổi khí của các cơ quan hô hấp, như phổi, da hoặc mang, tùy thuộc vào đặc điểm sinh lý của từng loài sinh vật.
Ở người và các động vật có xương sống, cơ quan hô hấp chính là phổi, nơi diễn ra quá trình trao đổi khí. Không khí từ môi trường được hít vào phổi qua đường hô hấp, oxy trong không khí đi qua thành phế nang vào máu, đồng thời carbon dioxide từ máu đi ra ngoài phế nang và được thải ra ngoài cơ thể qua đường hô hấp. Quá trình này giúp duy trì nồng độ oxy trong cơ thể ở mức ổn định, đồng thời loại bỏ các chất thải khí như CO₂.
Một số loài động vật như cá thực hiện hô hấp qua mang. Các mang có diện tích bề mặt lớn và được tưới máu dày đặc, giúp trao đổi khí hiệu quả. Khi nước chảy qua mang, oxy hòa tan trong nước được hấp thụ vào máu, trong khi CO₂ được thải ra ngoài.
Ngoài ra, một số động vật như ếch có thể thực hiện hô hấp qua da. Da của chúng rất mỏng và có khả năng trao đổi khí với môi trường. Trong trường hợp này, oxy từ không khí hoặc nước được hấp thụ qua da, trong khi CO₂ được thải ra ngoài.
Hô hấp ngoài là quá trình thiết yếu giúp duy trì sự sống, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các tế bào trong cơ thể và loại bỏ các sản phẩm thải ra khỏi quá trình chuyển hóa.
Câu 2:
14/07/2024Trao đổi khí ở phổi thực chất là
Đáp án là C
Sự trao đổi khí ở phổi là quá trình hô hấp ngoài, là sự trao đổi giữa môi trường và cơ thể
Câu 3:
19/12/2024Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?
Đáp án đúng là : B
- Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí,đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật,
- Vì sự chênh lệch này là yếu tố cần thiết để duy trì quá trình khuếch tán khí theo cơ chế khuếch tán thụ động.
Quá trình trao đổi khí ở động vật tuân theo nguyên tắc:
+ Khuếch tán thụ động: Khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp mà không cần năng lượng.
+ Sự duy trì chênh lệch nồng độ khí:
Trong quá trình hô hấp, nồng độ O₂ trong môi trường (không khí hoặc nước) thường cao hơn nồng độ O₂ trong máu, nên O₂ sẽ khuếch tán vào máu.
Ngược lại, nồng độ CO₂ trong máu thường cao hơn nồng độ CO₂ trong môi trường, nên CO₂ sẽ khuếch tán ra ngoài.
+ Sự lưu thông khí (như hô hấp qua phổi ở động vật trên cạn hoặc qua mang ở động vật dưới nước) giúp duy trì dòng khí giàu O₂ đi vào và loại bỏ khí giàu CO₂, đảm bảo chênh lệch nồng độ được duy trì liên tục. Điều này làm tăng hiệu quả trao đổi khí, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các quá trình chuyển hóa và loại bỏ CO₂ – sản phẩm phụ của quá trình hô hấp tế bào.
→ B đúng.A,C,D sai.
* Mở rộng:
I: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
1: Cấu tạo chung
Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau đây:
- Dịch tuần hoàn : máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô
- Tim : là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu
- Hệ thống mạch máu : gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.
2: Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
II: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
- Động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.
- Ở động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể dẫn đến các động vật đó có hệ tuần hoàn.
- Hệ tuần hoàn ở động vật có các dạng sau:
1: Hệ tuần hoàn hở
- Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,…) và chân khớp (côn trùng, tôm…)
Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm:
- Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
2: Hệ tuần hoàn kín
- Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống
- Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm:
+ Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
- Hệ tuần hoàn kín của động vật có xương sống là hệ tuần hoàn đơn hoặc hệ tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn đơn có ở cá. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:
Câu 4:
14/07/2024Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?
Đáp án là A
Ý A sai vì só sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ và để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
Câu 5:
15/07/2024Nồng độ và trong tế bào so với ở ngoài cơ thể như thế nào?
Đáp án là D
Trong tế bào, nồng độ O2 thấp còn CO2 cao so với ở ngoài cơ thể, do đó, O2 khuếch tán từ ngoài vào trong, CO2 khuếch tán từ trong ra ngoài
Câu 6:
18/07/2024Ý nào sau đây về nồng độ và là không đúng?
Đáp án là C
Trong tế bào, nồng độ thấp còn cao so với ở ngoài cơ thể, do đó, O2 khuếch tán từ ngoài vào trong, CO2 khuếch tán từ trong ra ngoài. -> C sai
Câu 7:
18/07/2024Bề mặt trao đổi khí có các đặc điểm
Đáp án là D
Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây
+ Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn
+ Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng
+ Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng
Câu 8:
19/07/2024Trong các phát biểu về bề mặt trao đổi khí có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Bề mặt trao đổi khí rộng.
(2) Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp và dễ dàng khuếch tán qua.
(3) Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
(4) Có sự chênh lệch nồng độ khí và để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
Đáp án là D
Bề mặt trao đổi khí của cơ quan hô hấp của động vật phải cần đáp ứng được các yêu cầu sau đây
+ Bề mặt trao đổi khí rộng, diện tích lớn
+ Mỏng và ẩm ướt giúp khí khuếch tán qua dễ dàng
+ Có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
+ Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch nồng độ để các khí khuếch tán dễ dàng
Câu 9:
22/12/2024Trong các đặc điểm sau về bề mặt trao đổi khí
(1) diện tích bề mặt lớn
(2) mỏng và luôn ẩm ướt
(3) có rất nhiều mao mạch
(4) có sắc tố hô hấp
(5) dày và luôn ẩm ướt
Hiệu quả trao đổi khí liên quan đến những đặc điểm nào ?
Đáp án là A
Giải thích: Hiệu quả trao đổi khí liên quan tới (1), (2), (3), (4).
(5) sai, bề mặt trao đổi khí phải mỏng
*Tìm hiểu thêm: "Trao đổi khi qua hệ thống ống khí"
- Côn trùng và một số chân khớp khác sống trên cạn trao đổi khí qua hệ thống ống khí.
- Hệ thống ống khí bao gồm các ống khi lớn nhánh thành các ống khí nhỏ hơn dần, và ống khí nhỏ nhất là ống khi tận.
- Ống khí tận là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào, và các ống khí thông với bên ngoài qua các lỗ thở.
- Thông khí ở côn trùng được tạo ra bởi hoạt động của các cơ hô hấp, phối hợp với đồng để mở các van lỗ thở và thay đổi thể tích khoang thân.
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật
Câu 10:
21/07/2024Hô hấp ở động vật không có vai trò nào sau đây?
I. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể
II. Cung cấp oxi cho tế bào tạo năng lượng.
III. Mang từ tế bào đến cơ quan hô hấp
IV. Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chất
Đáp án là C
Hô hấp ở động vật không có vai trò mang CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp. Đó là chức năng của hệ tuần hoàn. Riêng ở côn trùng thì CO2 khuếch tán trực tiếp từ tế bào vào hệ thống ống khí
Câu 11:
20/07/2024Hô hấp ở động vật có vai trò nào sau đây?
Đáp án là D
Hô hấp ở động vật có vai trò: thải ra khỏi cơ thể; cung cấp oxi cho tế bào tạo năng lượng và cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể
Câu 12:
15/07/2024Vì sao nồng độ khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?
Đáp án là D
Một lượng O2 đã khuếch tán vào máu trước khi ra khỏi phổi
Câu 13:
14/07/2024Vì sao nồng độ thở ra cao hơn so với hít vào?
Đáp án: A
Giải thích:
Đáp án là A
Nồng độ thở ra cao hơn so với hít vào Vì một lượng khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi
Câu 14:
14/07/2024Hô hấp là:
Đáp án là C
Tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ môi trường ngoài vào để ôxy hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra bên ngoài
Câu 15:
14/07/2024Hô hấp ở động vật là:
Đáp án là C
Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy ôxi từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài
Câu 16:
23/07/2024Trong hô hấp trong, sự vận chuyển và diễn ra như thế nào?
Đáp án là C
Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào và CO2 từ tế bào tới cơ quan hô hấp (mang hoặc phổi) được thực hiện nhờ máu và dịch mô
Câu 17:
18/07/2024Trong hô hấp trong, sự vận chuyển và gồm?
1. Vận chuyển từ cơ quan hô hấp đến tế bào
2. Vận chuyển từ tế bào đến cơ quan hô hấp
3. Vận chuyển từ cơ quan hô hấp đến tế bào
4. Vận chuyển từ tế bào đến cơ quan hô hấp
Đáp án là B
Trong hô hấp trong, O2 được vận chuyển từ cơ quan hô hấp đến tế bào; CO2 được vận chuyển từ tế bào đến cơ quan hô hấp
Bài thi liên quan
-
Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 18 (có đáp án): Tuần hoàn máu (Phần 2)
-
11 câu hỏi
-
11 phút
-
-
Trắc nghiệm Sinh 11 Bài 18 (có đáp án): Tuần hoàn máu
-
49 câu hỏi
-
60 phút
-
Có thể bạn quan tâm
- Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 18 (có đáp án): Tuần hoàn máu (1647 lượt thi)
Các bài thi hot trong chương
- Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 17 (có đáp án): Hô hấp ở động vật (2199 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 1 (có đáp án): Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ (1788 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 16 (có đáp án): Tiêu hóa ở động vật (1530 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 15 (có đáp án): Tiêu hóa ở động vật (1474 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 9 (có đáp án): Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM (1233 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 2 (có đáp án): Vận chuyển các chất trong cây (1200 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 12 (có đáp án): Hô hấp ở thực vật (1187 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 8 (có đáp án): Quang hợp ở thực vật (1096 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 11 (có đáp án): Quang hợp và năng suất cây trồng (731 lượt thi)
- Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 10 (có đáp án): Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp (689 lượt thi)