Câu hỏi:

19/12/2024 190

Điều nào sau đây đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

A. Có sự lưu thông tạo ra sự cân bằng về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

B. Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

Đáp án chính xác

C. Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 tự động khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

D. Không có sự lưu thông khí, O2 và CO2 được vận chuyển chủ động qua bề mặt trao đổi khí

Trả lời:

verified Giải bởi Vietjack

Đáp án đúng là : B

- Có sự lưu thông tạo ra sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các khí đó khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí,đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật,

- Vì sự chênh lệch này là yếu tố cần thiết để duy trì quá trình khuếch tán khí theo cơ chế khuếch tán thụ động.

Quá trình trao đổi khí ở động vật tuân theo nguyên tắc:

+ Khuếch tán thụ động: Khí di chuyển từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp mà không cần năng lượng.

+ Sự duy trì chênh lệch nồng độ khí:

Trong quá trình hô hấp, nồng độ O₂ trong môi trường (không khí hoặc nước) thường cao hơn nồng độ O₂ trong máu, nên O₂ sẽ khuếch tán vào máu.

Ngược lại, nồng độ CO₂ trong máu thường cao hơn nồng độ CO₂ trong môi trường, nên CO₂ sẽ khuếch tán ra ngoài.

+ Sự lưu thông khí (như hô hấp qua phổi ở động vật trên cạn hoặc qua mang ở động vật dưới nước) giúp duy trì dòng khí giàu O₂ đi vào và loại bỏ khí giàu CO₂, đảm bảo chênh lệch nồng độ được duy trì liên tục. Điều này làm tăng hiệu quả trao đổi khí, đảm bảo cung cấp đủ oxy cho các quá trình chuyển hóa và loại bỏ CO₂ – sản phẩm phụ của quá trình hô hấp tế bào.

→ B đúng.A,C,D sai.

* Mở rộng:

I: Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1: Cấu tạo chung

Hệ tuần hoàn được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận sau đây:

- Dịch tuần hoàn : máu hoặc hỗn hợp máu – dịch mô

- Tim : là một cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu

- Hệ thống mạch máu : gồm hệ thống động mạch, hệ thống mao mạch và hệ thống tĩnh mạch.

2: Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.

II: Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

- Động vật đơn bào và động vật đa bào có cơ thể nhỏ, dẹp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể.

- Ở động vật đa bào có kích thước cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể dẫn đến các động vật đó có hệ tuần hoàn.

- Hệ tuần hoàn ở động vật có các dạng sau:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

1: Hệ tuần hoàn hở

- Hệ tuần hoàn hở có ở đa số động vật thân mềm (ốc sên, trai,…) và chân khớp (côn trùng, tôm…)

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 18: Tuần hoàn máu | Lý thuyết Sinh học 11 ngắn gọn

Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm:

- Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể. Ở đây máu trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mô (gọi chung là máu). Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

2: Hệ tuần hoàn kín

- Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống

- Hệ tuần hoàn kín có đặc điểm:

   + Máu được tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

- Hệ tuần hoàn kín của động vật có xương sống là hệ tuần hoàn đơn hoặc hệ tuần hoàn kép. Hệ tuần hoàn đơn có ở cá. Hệ tuần hoàn kép có ở nhóm động vật có phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú.

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giải Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Câu 1:

Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2CO2 diễn ra như thế nào?

Xem đáp án » 23/07/2024 466

Câu 2:

Bề mặt trao đổi khí có các đặc điểm

Xem đáp án » 18/07/2024 422

Câu 3:

Nồng độ O2CO2 trong tế bào so với ở ngoài cơ thể như thế nào?

Xem đáp án » 15/07/2024 302

Câu 4:

Ý nào sau đây về nồng độ O2CO2 là không đúng?

Xem đáp án » 18/07/2024 292

Câu 5:

Trong các phát biểu về bề mặt trao đổi khí có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Bề mặt trao đổi khí rộng.

(2) Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2CO2 dễ dàng khuếch tán qua.

(3) Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.

(4) Có sự chênh lệch nồng độ khí O2CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí

Xem đáp án » 19/07/2024 285

Câu 6:

Hô hấp ở động vật không có vai trò nào sau đây?

I. Cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động cơ thể

II. Cung cấp oxi cho tế bào tạo năng lượng.

III. Mang CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp

IV. Cung cấp các sản phẩm trung gian cho quá trình đồng hóa các chất

Xem đáp án » 21/07/2024 226

Câu 7:

Hô hấp ở động vật có vai trò nào sau đây?

Xem đáp án » 20/07/2024 207

Câu 8:

Hô hấp là:

Xem đáp án » 14/07/2024 204

Câu 9:

Trong hô hấp trong, sự vận chuyển O2CO2 gồm?

1. Vận chuyển O2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào

2. Vận chuyển O2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp

3. Vận chuyển CO2 từ cơ quan hô hấp đến tế bào

4. Vận chuyển CO2 từ tế bào đến cơ quan hô hấp

Xem đáp án » 18/07/2024 204

Câu 10:

Vì sao nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào?

Xem đáp án » 14/07/2024 198

Câu 11:

Trao đổi khí ở phổi thực chất là

Xem đáp án » 14/07/2024 183

Câu 12:

Hô hấp ngoài là

Xem đáp án » 30/12/2024 174

Câu 13:

Hô hấp ở động vật là:

Xem đáp án » 14/07/2024 174

Câu 14:

Ý nào dưới đây không đúng với hiệu quả trao đổi khí ở động vật?

Xem đáp án » 14/07/2024 164

Câu 15:

Vì sao nồng độ O2 khi thở ra thấp hơn so với hít vào phổi?

Xem đáp án » 15/07/2024 164

Câu hỏi mới nhất

Xem thêm »
Xem thêm »