Trang chủ Lớp 11 Sinh học Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật có lời giải chi tiết

Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật có lời giải chi tiết

Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật có lời giải chi tiết đề 1

  • 1715 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 2:

21/10/2024

Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa ở động vật diễn ra theo hướng nào? 

Xem đáp án

Đáp án đúng : A

*Tìm hiểu thêm: "Ứng dụng"

1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Cuộc sống hiện đại đang thay đổi lối sống của con người, dẫn đến nhiều người ăn uống không khoa học và ít vận động, gây ra nhiều bệnh khác nhau như béo phì, suy dinh dưỡng... Để giúp cơ thể khoẻ mạnh, cần chọn một chế độ ăn uống khoa học đủ năng lượng và đủ các chất mà cơ thể cần, bao gồm cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng và khối lượng mỗi chất dinh dưỡng theo độ tuổi, giới tính và trạng thái sinh lí.

2. Vai trò của việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống

Việc sử dụng thực phẩm sạch trong đời sống có vai trò quan trọng: cung cấp chất dinh dưỡng, nâng cao năng suất lao động và giảm chi phí y tế, đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3. Các bệnh và tiêu hoá và cách phòng tránh

Có nhiều bệnh về tiêu hoá như tiêu chảy, viêm loét dạ dày tá tràng và ung thư đại tràng, nguyên nhân rất khác nhau. Để tránh các bệnh này, cần ăn đủ chất, đảm bảo vệ sinh và tránh vận động ngay sau khi ăn.


Câu 12:

24/11/2024

Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự nào?

Xem đáp án

Đáp án đúng : D

- Hệ dẫn truyền tim hoạt động theo trật tự : Nút xoang nhĩ → hai tâm nhĩ và nhĩ thất →bó his → mạng puockin → làm tâm nhĩ tâm thất co.

→ D đúng.A,B,C sai.

* Mở rộng:

1 Tim có cấu tạo như thế nào?

Tim người có 4 buồng, 2 buồng nhỏ thu nhận máu từ tĩnh mạch gọi là tâm nhĩ, hai buồng lớn hơn bơm máu ra khỏi tim gọi là tâm thất.

2. Tim hoạt động như thế nào?

Tính tự động của tim:

  • Khả năng tự co dãn của tim gọi là tính tự động của tim
  • Tim co dãn được là nhờ hệ dẫn truyền tim

Chu kì hoạt động của tim (chu kì tim):

Tim co và dãn nhịp nhàng theo chu kỳ. Pha co của tim gọi là tâm thu, pha dãn của tim gọi là tâm trương.

3. Cấu tạo của hệ mạch là gì?

- Động mạch và tĩnh mạch đều được cấu tạo từ 3 lớp

- Các tĩnh mạch lớn ở chân có van cho máu đi theo một chiều, từ chân về tim

- Mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt

4. Hệ mạch hoạt động như thế nào?

Huyết áp: là áp lực của máu lên thành mạch

- Huyết áp tâm thu: tâm thất co

- Huyết áp tâm trương: tâm thất dãn

- Huyết áp ở người thường được đo ở cánh tay: huyết áp động mạch

- Trong suốt chiều dài hệ mạch, từ động mạch chủ đến mao mạch và tĩnh mạch chủ có sự giảm rõ rệt về huyết áp.

Vận tốc máu: là tốc độ máu chảy trong 1 giây.

- Biến động vận tốc máu trong hệ mạch liên quan đến tổng tiết diện mạch máu

- Vận tốc máu trong hệ mạch có thể thay đổi (VD: khi huyết áp tăng thì vận tốc máu tăng và ngược lại.

Trao đổi chất ở mao mạch

- Mao mạch có đường kính từ 5 - 10 um và có chiều dài khoảng 0,4 - 2 mm.

- Số lượng mao mạch rất lớn, tạo ra diện tích trao đổi giữa máu và tế bào cơ thể khoảng 500-700 m2

- Thành mao mạch cấu tạo từ một lớp tế bào biểu mô dẹt và có các lỗ nhỏ cho phép các chất đi qua

- Máu trao đổi chất với tế bào cơ thể thông qua dịch mô.

5. Điều hòa hoạt động của tim mạch như thế nào?

Hoạt động tim mạch được điều hòa qua 2 cơ chế: cơ chế thần kinh và cơ chế thể dịch

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giải Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật


Câu 19:

10/01/2025

Động vật nào sau đây có cơ quan tiêu hóa dạng túi?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

→ D đúng 

- A, B, C sai vì giun đất và cừu có hệ tiêu hóa dạng ống với miệng và hậu môn, còn trùng giày tiêu hóa qua không bào tiêu hóa, không có cơ quan tiêu hóa chuyên biệt.

Thủy tức là một trong những động vật có cơ quan tiêu hóa dạng túi. Đây là đại diện của ngành Ruột khoang (Cnidaria), với hệ tiêu hóa đơn giản và đặc trưng bởi cấu trúc túi tiêu hóa không có hậu môn.

  1. Cấu tạo cơ quan tiêu hóa dạng túi:

    • Hệ tiêu hóa của thủy tức bao gồm một khoang tiêu hóa trung tâm, gọi là khoang tiêu hóa (gastrovascular cavity).
    • Cơ quan này chỉ có một lỗ duy nhất làm nhiệm vụ vừa là miệng để đưa thức ăn vào, vừa là hậu môn để thải chất cặn bã ra ngoài.
  2. Quá trình tiêu hóa:

    • Thủy tức sử dụng tế bào gai (cnidocytes) trên tua miệng để bắt mồi, thường là các sinh vật nhỏ trong nước.
    • Thức ăn được đưa vào khoang tiêu hóa, nơi diễn ra quá trình tiêu hóa ngoại bào nhờ enzym do các tế bào tuyến tiết ra.
    • Phần thức ăn được phân giải tiếp tục được tiêu hóa nội bào trong các tế bào lót khoang tiêu hóa. Chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài qua miệng.
  3. Đặc điểm và giới hạn của tiêu hóa dạng túi:

    • Cấu trúc túi tiêu hóa giúp thủy tức tiêu hóa thức ăn một cách đơn giản nhưng hiệu quả, phù hợp với lối sống đơn bào hoặc tập hợp tế bào.
    • Tuy nhiên, do chỉ có một lỗ tiêu hóa, nên hệ tiêu hóa dạng túi không cho phép quá trình tiêu hóa diễn ra liên tục như ở động vật có hệ tiêu hóa hoàn chỉnh (có miệng và hậu môn riêng biệt).
  4. Vai trò trong sinh học:

    • Cơ quan tiêu hóa dạng túi là đặc điểm tiến hóa sớm, xuất hiện ở các loài động vật đơn giản, phản ánh bước đầu trong sự phát triển của hệ tiêu hóa từ dạng đơn giản đến phức tạp.

Kết luận:

Thủy tức là ví dụ điển hình về động vật có cơ quan tiêu hóa dạng túi. Đây là một hệ tiêu hóa đơn giản nhưng thích nghi tốt với lối sống và môi trường của các loài trong ngành Ruột khoang.


Câu 20:

04/12/2024

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tuần hoàn máu ở động vật?

Xem đáp án

Đáp án đúng : B

*Tìm hiểu thêm: "Cấu tạo tim"

- Tim của người có bốn buồng (ngăn), bao gồm hai buồng nhỏ thu nhận máu từ tĩnh mạch vào tim được gọi là tâm nhĩ và hai buồng lớn bơm máu ra khỏi tim được gọi là tâm thất.

- Thành các buồng tim được cấu tạo từ các tế bào cơ tim.

- Buồng tim nối thông với động mạch hoặc tĩnh mạch.

- Van tim cho máu đi theo một chiều.

- Khi van ba lá và van hai lá mở, máu chảy từ hai tâm nhĩ vào hai tâm thất.

- Khi van động mạch phổi mở, máu từ tâm thất phải vào động mạch phổi.

- Khi van động mạch chủ mở, máu từ tâm thất trái vào động mạch chủ.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

 


Câu 22:

09/08/2024

Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Chim bồ câu thuộc lớp chim nên có hệ tuần hoàn kép.

B đúng.

- Tôm có hệ tuần hoàn hở.

 A sai.

- Giun đất có hệ tuần hoàn đơn.

 C sai.

- Cá chép có hệ tuần hoàn đơn.

 D sai.

* Tìm hiểu thêm: Các dạng hệ tuần hoàn

1. Hệ tuần hoàn hở

- Các đặc điểm của hệ tuần hoàn hở bao gồm:

+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mà, gọi chung là máu.

+ Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.

2. Hệ tuần hoàn kín

Các đặc điểm của hệ tuần hoàn kín bao gồm:

+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.

+ Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mà.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giải SGK Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật


Câu 39:

08/08/2024

Khi nói về hệ tuần hoàn kín, phát biểu nào sau đây là đúng?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

A. Hệ tuần hoàn kín có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp. 

sai. Hệ tuần hoàn kín đa số có ở  thú.
B.
Máu chảy trong động mạch với áp lực khá thấp nhưng liên tục vì thế vẫn đến được các cơ quan trong cơ thể.

sai. Máu đúng chảy với áp lực cao.

C. Máu trao đổi chất bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.

Sai. Máu trao đổi chất qua thành mạch.

D. Máu được lưu thông liên tục trong mạch tuần hoàn kín.
đúng.

* Tìm hiểu thêm: Các dạng hệ tuần hoàn

1. Hệ tuần hoàn hở

- Các đặc điểm của hệ tuần hoàn hở bao gồm:

+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mà, gọi chung là máu.

+ Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.

2. Hệ tuần hoàn kín

Các đặc điểm của hệ tuần hoàn kín bao gồm:

+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.

+ Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mà.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giải SGK Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật


Bắt đầu thi ngay