Trang chủ Lớp 11 Sinh học Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật có lời giải chi tiết

Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật có lời giải chi tiết

Chuyên đề chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật có lời giải chi tiết đề 2

  • 1720 lượt thi

  • 40 câu hỏi

  • 45 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 14:

11/10/2024

Khi cá thở vào, diễn biến nào dưới đây đúng? 

Xem đáp án

Đáp án đúng : C

Giải thích: Khi cá thở vào thể tích khoang miệng tăng lên, áp suất trong khoang miệng giảm, nước tràn qua miệng vào khoang miệng

*Tìm hiểu thêm: "Trao đổi khí qua mang"

- Mang là cơ quan trao đổi khí chuyên hoá của động vật sống trong môi trường nước như Thân mềm, Chân khớp, Cá sụn, Cá xương, nòng nọc lưỡng cư. Mỗi loài có cấu trúc mang khác nhau nhưng đều có diện tích trao đổi khí lớn.

- Mỗi mang được cấu tạo từ các cung mang, soi mang và phiến mang, mỗi mang nằm trong một khoang mang. Trong khoang mang, dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước đi qua phiến mang, tối ưu hoá trao đổi khí giữa máu mao mạch với nước.

- Trao đổi khí qua mang của Thân mềm, Chân khớp cũng tương tự nhưng không có dòng máu trong mao mạch chảy ngược chiều với dòng nước.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật

 


Câu 25:

02/08/2024

Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ dẫn truyền tim?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

- Mạng Puôckin thuộc hệ dẫn truyền tim.

D đúng.

- Động mạch, mao mạch, tĩnh mạch thuộc hệ mạch.

A, B, C sai.

* Tìm hiểu về Hoạt động của tim

a) Tính tự động của tim

- Tim bị cắt rời khỏi cơ thể vẫn co dãn nhịp nhàng thêm một thời gian nếu được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, O2 và nhiệt độ thích hợp. Khả năng tự co dẫn của tim gọi là tính tự động của tim.

- Tim co dãn được là nhờ hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng lưới Purkinje. Nút xoang nhĩ tự động phát xung điện, cứ sau một khoảng thời gian nhất định, nút xoang nhĩ lại phát xung điện. Xung điện lan ra khắp cơ tâm nhĩ và làm 2 tâm nhĩ co, tiếp đó xung điện lan đến nút nhĩ thất, bó His, rồi theo mạng Purkinje lan ra khắp cơ tâm thất, làm 2 tâm thất co (H 10.4).Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ (ảnh 1)

b) Chu kì hoạt động của tim (chu kì tim)

- Tim co và dân nhịp nhàng theo chu kì. Pha co của tim gọi là tâm thu, pha dãn của tim gọi là tâm trương.

- Chu kì tim bắt đầu bằng tâm nhĩ (phải và trái) co, đầy máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Tâm nhĩ dãn có tác dụng thu nhận máu từ tĩnh mạch chủ và tĩnh mạch phổi. Tiếp đó tâm thất (phải và trái) co, đẩy máu từ tâm thất vào động mạch phổi và động mạch chủ. Tâm thất dẫn hút máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Chu kì tim mới lại bắt đầu bằng hai tâm nhĩ co.

- Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 s, trong đó tâm nhĩ co 0,1 s, tâm thất co 0,3 s, thời gian dẫn chung là 0,4 s, tương ứng với 75 chu kì tim trong một phút hoặc nhịp tim là 75 nhịp/phút.

Trong hệ tuần hoàn của người, cấu trúc nào sau đây thuộc hệ (ảnh 1)

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giải SGK Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật


Câu 34:

25/11/2024

Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn đơn?

Xem đáp án

Đáp án đúng : C

Giải thích: Cả có hệ tuần hoàn đơn, các sinh vật còn lại có hệ tuần hoàn kép

*Tìm hiểu thêm: "Hệ tuần hoàn hở"

- Các đặc điểm của hệ tuần hoàn hở bao gồm:

+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mà, gọi chung là máu.

+ Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

 


Bắt đầu thi ngay