Trang chủ Lớp 11 Sinh học Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải

Bài tập Chuyển hóa Vật chất và Năng lượng ở Động vật mức độ cơ bản, nâng cao có lời giải đề 1

  • 2542 lượt thi

  • 35 câu hỏi

  • 50 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

23/07/2024

Nhóm động vật có hiệu suất trao đổi khí cao nhất trên cạn là

Xem đáp án

Đáp án C

Ngoài phổi chim còn có hệ thống túi khí để chứa khí khi hô hấp ở trên cạn chim là động vật hô hấp hiệu quả nhất


Câu 2:

12/07/2024

Các động mạch ở người có các đặc tính:

I. Luôn dẫn máu từ tim ra

II. Có thể dẫn máu từ tim ra hoặc trở về tim

III. Luôn luôn mang máu giàu ôxy

IV. Có thể mang máu giàu ôxy hoặc giàu CO2

Chọn câu đúng:

Xem đáp án

Đáp án A

Xét các phát biểu của đề bài:

(I) đúng, động mạch là hệ thống mạch dẫn máu từ tim đến các cơ quan.

(II) sai, động mạch dẫn máu từ tim đến các cơ quan còn tĩnh mạch dẫn máu từ các cơ quan về tim.

(III) sai, động mạch phổi mang máu giàu CO2 đến phổi. 

(IV) đúng. Vậy các nhận định đúng là (I) và (IV).


Câu 4:

08/08/2024

Khi nói về hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.

II. Máu đi từ động mạch sang mao mạch và theo tĩnh mạch trở về tim

III. Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình hoặc cao.

IV. Tốc độ máu chảy trong mạch nhanh.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

I sai. Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mô.

II đúng. Tim bơm máu vào động mạch với áp lực mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.

III đúng. Máu chảy với áp cao hoặc trung bình.

IV đúng. Tốc độ máu chảy nhanh, từ đó tim thu hồi máu nhanh.

Có 3 phát biểu đúng.

D đúng.

* Tìm hiểu thêm: Các dạng hệ tuần hoàn

1. Hệ tuần hoàn hở

- Các đặc điểm của hệ tuần hoàn hở bao gồm:

+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu – dịch mà, gọi chung là máu.

+ Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.

2. Hệ tuần hoàn kín

Các đặc điểm của hệ tuần hoàn kín bao gồm:

+ Tim bơm máu vào động mạch với áp lực mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim.

+ Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mà.

+ Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giải SGK Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật


Câu 5:

22/07/2024

Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức nào sau đây

Xem đáp án

Đáp án A

Động vật đơn bào, cơ thể chỉ có 1 tế bào, do đó quá trình tiêu hóa diễn ra bên trong tế bào (gọi là tiêu hóa nội bào).


Câu 6:

17/07/2024

Cho các phát biểu sau:

I. Hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất trong nội bộ cơ thể

II. Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên ngoài xảy ra qua dịch mô bao quanh tế bào.

III. Các tế bào cơ thể đa bào bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên trong xảy ra qua dịch bạch huyết.

IV. Để phân loại hệ tuần hoàn ở các dạng động vật bậc thấp và bậc cao, người ta chia ra các hệ tuần hoàn gồm tuần hoàn trao đổi khí và tuần hoàn trao đổi chất.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

Xem đáp án

Đáp án A

I - Sai. Vì hệ tuần hoàn có vai trò đem chất dinh dưỡng và oxi cung cấp cho các tế bào trong toàn cơ thể và lấy các sản phẩm không cần thiết đến các cơ quan bài tiết.

II - Sai. Vì các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên ngoài xảy ra qua màng tế bào một cách trực tiếp.

III - Sai. Vì các tế bào cơ thể đa bào bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên trong xảy ra qua máu và dịch mô bao quanh tế bào.

IV - Sai. Vì Để phân loại hệ tuần hoàn ở các dạng động vật bậc thấp và bậc cao, người ta chia ra các hệ tuần hoàn gồm tuần hoàn hở và tuần hoàn kín.


Câu 7:

20/07/2024

Ở trâu, thức ăn ở dạ cỏ sẽ được di chuyển đến bộ phận nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án C

Trình tự di chuyển của thức ăn ở trong hệ tiêu hoa của động vật nhai lại là:
Thức ăn → Miệng → Dạ cỏ → Dạ tổ ong → Miệng (nhai lại) → Dạ lá sách → Dạ múi khế → Ruột non → Ruột già.


Câu 8:

23/11/2024

Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là

I. Có hệ thống tim và mạch.

II. Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.

III. Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào để trao đổi chất và trao đổi khí.

IV. Có hệ thống dịch mô bao quanh tế bào.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án đúng là : C

- Số phương án đúng là : 3

- I đúng  Vì hệ tuần hoàn kín có hệ thống tuần hoàn gồm tim, hệ động mạch, hệ tĩnh mạch, Nối giữa hệ động mạch và hệ tĩnh mạch là hệ mao mạch dày đặc.

- II  Đúng. Xem giải thích ý I.

- III  Sai. Vì trong hệ tuần hoàn kín, máu không tiếp xúc trực tiếp với tế bào mà thong qua dịch mô.

- IV  Đúng. Vì dịch mô được hình thành từ máu, thấm qua thành mao mạch. Ở động vật có xương sống, phần lớn dịch mô được thấm vào hệ thống mạch bạch huyết.

→  C đúng.A,B,D sai.

* Mở rộng:

Hệ tuần hoàn của động vật cấu tạo từ những bộ phận nào?

Dịch tuần hoàn: là máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô

Tim: là một bơm hút và đẩy máy chảy trong hệ thống mạch máu

Hệ thống mạch máu: gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.

2. Chức năng của hệ tuần hoàn là gì?

Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác

Đảm bảo các hoạt động sống của cơ thể

3. Các dạng của hệ tuần hoàn là gì?

- Hệ tuần hoàn hở:

  • Có ở đa số động vật thuộc ngành chân khớp và một số loài thân mềm
  • Tim bơm máu vào động mạch với áp lực thấp, máu chảy vào xoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô, gọi chung là máu.
  • Máu trao đổi chất trực tiếp với tế bào cơ thể, sau đó trở về tim theo các ống góp.
  • Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp nên tốc độ máu chảy chậm, tim thu hồi máu chậm.

- Hệ tuần hoàn kín:

  • Có ở giun đốt, một số thân mềm và động vật có xương sống
  • Tim bơm máu vào động mạch với áp lực mạnh, máu chảy liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và về tim
  • Máu trao đổi chất với tế bào thông qua dịch mô
  • Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình nên tốc độ máu chảy nhanh, tim thu hồi máu nhanh
  • Hệ thừa hoàn kín gồm: hệ tuần hoàn đơn (cá xương, cá sụn) hoặc hệ tuần hoàn kép (lưỡng cư, bò sát, chim và thú).

Xem thêm các bài viết liên quan,chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giải Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật


Câu 9:

22/07/2024

Trong số những kết luận dưới đây về huyết áp, có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

II. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

III. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.

IV. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.

Xem đáp án

Đáp án B

I - Sai. Vì huyết áp là áp lực của máu lên thành mạch.

II - Đúng. Tim đập nhanh và mạnh thì áp lực máu lên thành mạch càng tăng → huyết áp tăng.

III - Đúng. Vì càng xa tim huyết áp càng giảm, tốc độ máu càng thấp

IV – Đúng. Vì Huyết áp cực đại ( huyết áp tối đa ) ứng với lúc tim co và đẩy máu và động mạch

Huyết áp cực tiểu ( huyết áp tối thiểu) ứng với lúc tim giãn


Câu 10:

23/07/2024

Trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng của người, tinh bội được biến đổi thành đường nhờ tác dụng của enzim nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án D

Ở khoang miệng, tinh bột được biến đổi thành đường, do tác dụng của enzim Amylaza.
Còn các enzim khác cùng đều là enzim phân giải đường nhưng có cơ chất không phải là tinh bột:
   + Maltaza phân giải mantozo.
   + Saccaraza phân giải saccarozo.
   + Lactaza phân giải Lactozo.


Câu 11:

14/07/2024

Cho các phát biểu sau:

I. Vận tốc máu di chuyển trong mạch, phụ thuộc chủ yếu vào độ quánh của máu (độ đặc).

II. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn.

III. Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và nhỏ nhất trong mao mạch.

IV. Máu vận chuyển từ nơi có huyết áp cao đến nơi có huyết áp thấp.

Số phương án đúng là

Xem đáp án

Đáp án C

I – Sai. Vì vận tốc máu di chuyển trong mạch, phụ thuộc chủ yếu vào tiết diện mạch và độ chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.

II – Đúng. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn. Ví dụ: Khi máu chảy trong động mạch.

III – Đúng. Ở động mạch có huyết áp cao nhấp, tiết diện mạch thấp nên máu chảy nhanh nhất ở động mạch. Mao mạch thì có huyết áp thấp, tiết diện mạch lớn nên máu chảy chậm.

IV – Đúng. Máu vận chuyển trong hệ mạch theo một chiều về tim, nhờ sự chênh lệch của huyết áp. Máu chảy từ nơi có huyết áp cao đến nơi có huyết áp thấp.


Câu 12:

18/07/2024

Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước

Xem đáp án

Đáp án D


Câu 13:

17/07/2024

Tiêu hoá là quá trình

Xem đáp án

Đáp án D

A sai. Vì các chất hữu cơ trong thức ăn được phân giải thành các chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được; bên cạnh các chất hữu cơ trong thức ăn còn có các chất khoáng cơ thể cũng hấp thụ được nhờ quá trình tiêu hóa.

B sai. Vì các chất hữu cơ trong thức ăn được phân giải thành các chất đơn giản.

C sai. Vì quá trình tiêu hóa chưa hình thành ATP.


Câu 14:

22/07/2024

Khi nói về hoạt động của hệ mạch trong hệ tuần hoàn của người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Máu di chuyển càng xa tim thì tốc độ lưu thông của máu càng chậm.
II. Máu di chuyển càng xa tim thì áp lực của máu lên thành mạch càng giảm.
III. Vận tốc máu phụ thuộc chủ yếu vào tổng thiết diện của mạch máu.
IV. Nếu giảm thể tích máu thì sẽ làm giảm huyết áp.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 3 phát biểu đúng, đó là II, III và IV.
- I sai vì tốc độ lưu thông của máu giảm dần từ động mạch đến mao mạch, sau đó tăng dần từ mao mạch về tĩnh mạch.
- II đúng vì càng xa tim thì huyết áp càng giảm.
- III đúng vì vận tốc máu chủ yếu phụ thuộc vào tổng tiết diện của mạch máu, ngoài ra còn phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, độ đàn hồi của thành mạch,…
- IV đúng vì giảm thể tích máu thì lực tác động của máu lên thành mạch sẽ giảm nên sẽ giảm huyết áp.


Câu 15:

22/07/2024

Loài động vật nào sau đây chỉ có tiêu hoá nội bào mà chưa có tiêu hóa ngoại bào?

Xem đáp án

Đáp án A

Động vật đơn bào chỉ có tiêu hóa nội bào.

Các loài trùng amip, trùng đế dày là những loài đông vật đơn bào.


Câu 17:

23/07/2024

Đặc điểm nào dưới đây không có ở cơ quan tiêu hóa của thú ăn thịt

Xem đáp án

Đáp án D

Manh tràng phát triển là đặc điểm của thú ăn thực vật


Câu 18:

12/07/2024

Có bao nhiêu trường hợp sau đây sẽ dẫn tới làm giảm huyết áp?
I. Cơ thể bị mất nhiều máu.

II. Cơ thể thi đấu thể thao.

III. Cơ thể bị bệnh hở van tim.

IV. Cơ thể bị bệnh tiểu đường.

Xem đáp án

Đáp án B

Có 2 phát biểu đúng, đó là I và III.
Bị mất máu hoặc bị hở van tim thì thường dẫn tới giảm huyết áp.
Thi đấu thể thao thì tăng công suất tim nên tăng huyết áp, bị bệnh tiểu đường thì lượng đường trong máu cao nên thể tích máu tăng → Tăng huyết áp.


Câu 19:

21/07/2024

Loài động vật nào sau đây trao đổi khí qua mang?

Xem đáp án

Đáp án C

Cá heo là một loài thú nên trao đổi khí qua phổi.


Câu 21:

09/08/2024

Loài động vật nào sau đây trao đổi khí bằng phổi

Xem đáp án

Đáp án đúng là: C

- Rắn hô hấp bằng phổi.

C đúng.

- Cua hô hấp qua mang.

A sai.

- Giun đất hô hấp qua bề mặt cơ thể.

B sai.

- Hô hấp của trùng roi nhờ sự trao đổi khí qua màng tế bào.

D sai.

* Tìm hiểu về "Các hình thức trao đổi khí ở động vật"

- Ở động vật, bề mặt trao đổi khí gọi là bề mặt trao đổi khí bé. Bề mặt này có thể là da, mang, phổi, hệ thống ống khí hoặc bề mặt cơ thể. Trao đổi khí O2 và CO2 đi qua bề mặt trao đổi khí dựa trên hai nguyên lý: khuếch tán từ nơi có phân áp cao sang nơi có phân áp thấp và khuếch tán qua bề mặt mỏng, ẩm ướt.

1. Trao đổi khí qua bề mặt cơ thể

- Động vật không có cơ quan trao đổi khí chuyên hoá như Ruột khoang, Giun dẹp, v.v... và cả động vật có cơ quan trao đổi khí chuyên hoá như Giun đốt, ếch, v.v... đều trao đổi khí qua toàn bộ bề mặt cơ thể.

2. Trao đổi khi qua hệ thống ống khí

- Côn trùng và một số chân khớp khác sống trên cạn trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

- Hệ thống ống khí bao gồm các ống khi lớn nhánh thành các ống khí nhỏ hơn dần, và ống khí nhỏ nhất là ống khi tận.

- Ống khí tận là nơi trao đổi khí O2 và CO2 với tế bào, và các ống khí thông với bên ngoài qua các lỗ thở.

- Thông khí ở côn trùng được tạo ra bởi hoạt động của các cơ hô hấp, phối hợp với đồng để mở các van lỗ thở và thay đổi thể tích khoang thân.

3. Trao đổi khí qua mang

- Mang là cơ quan trao đổi khí chuyên hoá của động vật sống trong môi trường nước như Thân mềm, Chân khớp, Cá sụn, Cá xương, nòng nọc lưỡng cư. Mỗi loài có cấu trúc mang khác nhau nhưng đều có diện tích trao đổi khí lớn.

- Mỗi mang được cấu tạo từ các cung mang, soi mang và phiến mang, mỗi mang nằm trong một khoang mang. Trong khoang mang, dòng máu trong mao mạch chảy song song và ngược chiều với dòng nước đi qua phiến mang, tối ưu hoá trao đổi khí giữa máu mao mạch với nước.

- Trao đổi khí qua mang của Thân mềm, Chân khớp cũng tương tự nhưng không có dòng máu trong mao mạch chảy ngược chiều với dòng nước.

4. Trao đổi qua phổi

- Phổi là cơ quan trao đổi khi chuyển hoá của nhiều động vật sống trên cạn như Bò sát, Chim và Thủ.

- Lưỡng cư cũng có phổi nhưng phổi ít phế nang nên trao đổi khi diễn ra chủ yếu qua da.

- Phổi cùng với đường dẫn khí, cơ hô hấp tạo nên hệ hô hấp của người. Do phổi được tạo thành từ hàng triệu phế nang nên diện tích bề mặt trao đổi khi rất lớn (từ 100 m đến 120 m, gấp hơn 50 lần diện tích da). Phế nang có hệ thống mao mạch bao quanh dày đặc. 

- Kiểu thông khí nhờ áp suất âm: Phổi là cơ quan trao đổi khi của nhiều động vật sống trên cạn như Bò sát, Chim và Thủ. 

- Phổi chim có cấu tạo khác so với phổi người và Thú. Phổi chim thông với hệ thống túi khí và không có phế nang. Ở Chim, phế quản phân nhánh thành các ống khi rất nhỏ, gọi là mao mạch khí. Không khí trong các mao mạch khi trao đổi khi O2 và CO2, với máu trong các mao mạch máu. 

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật

Giải SGK Sinh học 11 Bài 9: Hô hấp ở động vật


Câu 22:

21/07/2024

Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.

II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2.

III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.

IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.

Xem đáp án

Đáp án D

Chỉ có 1 phát biểu đúng, đó là IV. Giải thích:

- I sai vì phổi của chim không có phế nang.

- II sai vì cá chỉ có tim 2 ngăn nên máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

- III sai vì máu trong động mạch phổi nghèo O2 hơn máu trong tĩnh mạch phổi.

- IV đúng vì huyết áp ở tĩnh mạch là nhỏ nhất.


Câu 23:

12/07/2024

Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây thường có hiệu quả trao đổi khí đạt hiệu suất cao nhất?

Xem đáp án

Đáp án A

Phổi của chim là một hệ thống khí và không có khí cặn do có các túi khí thực hiện việc lưu thông khí và có các van chỉ cho dòng khí lưu thông theo một chiều. Ngay cả khí hít vào và thở ra đều có dòng khí giàu O2 đi qua phổi nên trao đổi khí đạt hiệu quả cao.


Câu 24:

20/07/2024

Khi nói về hệ hô hấp và hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các động vật có hệ tuần hoàn kép thì phổi đều được cấu tạo bởi nhiều phế nang.

II. Ở tâm thất của cá và lưỡng cư đều có sự pha trộn giữa máu giàu O2và máu giàu CO2.

III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.

IV. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.

Xem đáp án

Đáp án C

Nội dung 1 sai. Ở một số loài lưỡng cư chưa hình thành phế nang.

Nội dung 2 sai. Cá chép tim có 2 ngăn với 1 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

Nội dung 3 sai. Máu ở động mạch phổi nghèo O2 hơn máu ở tĩnh mạch phổi.

Nội dung 4 đúng. Ở thú huyết áp ở tĩnh mạch là nhỏ nhất.

Vậy có 1 nội dung đúng. 


Câu 25:

12/07/2024

Động vật đơn bào hay đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp) có hình thức hô hấp như thế nào?

Xem đáp án

Đáp án A

Động vật đơn bào hoặc đa bào có tổ chức thấp như: ruột khoang, giun tròn, giun dẹp có hình thức hô hấp qua bề mặt cơ thể

Ví dụ: giun đất, con đĩa… (hô hấp qua da)


Câu 26:

12/07/2024

Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu trong cơ thể dẫn đến huyết áp giảm. Có bao nhiêu cơ chế sinh lí sau đây sẽ tạm thời làm tăng huyết áp trở lại?

I. Giãn mạch máu đến thận.

II. Hoạt động thần kinh giao cảm được tăng cường.

III. Máu từ các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da) được huy động.

IV. Hoạt động tái hấp thu Na+ và nước được tăng cường.

Xem đáp án

Đáp án C

Có 2 cơ chế, đó là (2), (4).

- Khi mất máu huyết áp giảm, thụ thể ở mạch máu báo tin về làm tăng cường hoạt động thần kinh giao cảm.  → (2) đúng.

- Thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi, co mạch dồn máu về các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da).  → (3) sai.

- Thần kinh giao cảm còn làm co mạch máu đến thận, giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận.  → (1) sai.

- Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II, Angiotensin II gây tăng aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+và nước đồng thời gây co mạch làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận.   → (4) đúng.


Câu 28:

21/07/2024

Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều diễn ra trao đổi khí ở phế nang.

II. Tất cả các loài có cơ quan tiêu hóa dạng ống đều có hệ tuần hoàn kín.

III. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều trao đổi khí bằng phổi.

IV. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn hở đều thực hiện trao đổi khí bằng ống khí.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 1 phát biểu đúng, đó là III.

- I sai vì các loài chim mặc dù có hệ tuần hoàn kép nhưng phổi không có phế nang.

- II sai vì các loài côn trùng mặc dù có cơ quan tiêu hóa dạng ống nhưng có hệ tuần hoàn hở.

- III đúng vì tuần kép thì đều có phổi.

- IV sai vì các loài như trai sông có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn có trao đổi khí bằng mang.


Câu 29:

20/07/2024

Loài châu chấu có hình thức hô hấp nào sau đây?

Xem đáp án

Đáp án A

Côn trùng có hình thức hô hấp bằng hệ thống ống khí.

Châu chấu là một loài côn trùng, do đó châu chấu hô hấp bằng ống khí.


Câu 30:

09/08/2024

Khi nói về hệ tuần hoàn ở thú, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 2 loại, đó là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

II. Máu chảy trong động mạch luôn có áp lực lớn hơn so với máu chảy trong mao mạch.

III. Máu chảy trong động mạch luôn giàu O2.

IV. Nhịp tim của voi luôn chậm hơn nhịp tim của chuột.

Xem đáp án

Đáp án đúng là: B

- Chỉ có 2 phát biểu đúng là II, IV.

→  B đúng.

I - Sai vì ở thú chỉ có hệ tuần hoàn kín.

III - Sai. Vì máu ở tâm thất phải là màu đỏ thẫm và giàu CO2 → Động mạch phổi → Mao mạch mới thực hiện trao đổi khí thì lúc này máu mới là màu đỏ tươi và giàu O2. Từ đó, máu ở động mạch phổi giàu CO2 chứ không giàu O2.

* Mở rộng

- Hệ thống tuần hoàn kép là hệ thống tuần hoàn trong đó máu sau khi được oxi hóa sẽ trở lại tim lần thứ hai trước khi được phân phối đến các mô trong cơ thể. Do đi qua tim hai lần nên áp lực của máu và tốc độ dòng chảy rất cao. Hệ thống tuần hoàn kép gồm hai vòng tuần hoàn nhỏ hơn là vòng tuần hoàn phổi và vòng tuần hoàn hệ thống. Lưỡng cư, Bò sát, Chim và Thú có hệ thống tuần hoàn kép như thế này.

 + Vòng tuần hoàn phổi: Máu sau khi bị khử oxi được đưa vào tâm nhĩ phải ở trong tim, từ đây máu được chuyển sang tâm thất phải và được bơm lên phổi qua động mạch phổi. Ở phổi, máu giải thoát khí CO2 và hấp thụ oxygen rồi quay trở lại tim qua tĩnh mạch phổi.

+ Vòng tuần hoàn hệ thống: máu chảy dưới áp lực cao từ tâm thất trái qua động mạch chủ để phân phối đi khắp cơ thể. Sau khi trao đổi chất với các tế bào trong mô, máu trở lại tâm nhĩ phải qua tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới kết thúc vòng tuần hoàn.

Xem thêm các bài viết liên quan hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật

Giải SGK Sinh học 11 Bài 10: Tuần hoàn ở động vật


Câu 33:

21/07/2024

Trong ống tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thụ vào máu chủ yếu ở

Xem đáp án

Đáp án C

Ở ruột non chứa nhiều enzim tiêu hóa → chất dinh dưỡng được biến đổi thành những phân tử nhỏ được hấp thụ vào máu.


Câu 34:

16/07/2024

Khi nói về chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép đều có trao đổi khí qua phế nang của phổi.

II. Tất cả các loài hô hấp bằng ống khí đều có hệ tuần hoàn hở.

III. Tất cả các loài động vật đa bào đều có hệ tuần hoàn.

IV. Tất cả các loài có ống tiêu hóa đều có hệ tuần hoàn kín.

Xem đáp án

Đáp án D

Có 1 phát biểu đúng, đó là II.

- I sai vì phổi của các loài chim không có phế nang.

- II đúng vì chỉ có côn trùng mới có hô hấp bằng ống khí và côn trùng có tuần hoàn hở.

- III sai vì các loài thuộc nhóm ruột khoang (ví dụ: thủy tức) chưa có hệ tuần hoàn.

- IV sai vì các loài thân mềm, côn trùng đều có ống tiêu hóa nhưng hệ tuần hoàn hở.


Câu 35:

21/07/2024

Dạ dày của động vật nào sau đây có 4 ngăn

Xem đáp án

Đáp án A

Dạ dày trâu bò có 4 ngăn ( dạ cỏ → dạ tổ ong → dạ lá sách → dạ múi khế) nên quá trình tiêu hóa diễn ra như sau: 

+ thức ăn sau khi được trâu bò ăn vào sẽ được chuyển vào dạ cỏ. dạ cỏ là nơi chứa, làm mềm thức ăn, có các vi sinh vật cộng sinh tiết emzim xenlulaza giúp trâu bò tiêu hóa xenlulozo và các chất khác 

+ thức ăn sau khi được lên men và làm mền sẽ được chuyển qua dạ tổ ong ( cùng với một lượng lớn vi sinh vật ). sau khi trâu bò ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại 

+ thức ăn ( sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước 

+ thức ăn sau khi đã hấp thụ bớt nước sẽ được chuyển qua dạ múi khế , dạ múi khế đóng vai trò như sạ dày thật sự, có chức năng tiết pepsin và HCl tiêu hóa protein ở cỏ và vi sinh vật.


Bắt đầu thi ngay

Bài thi liên quan