Trang chủ Lớp 11 Sinh học Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 2 (có đáp án): Vận chuyển các chất trong cây

Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 2 (có đáp án): Vận chuyển các chất trong cây

Trắc nghiệm Sinh Học 11 Bài 2 (có đáp án): Vận chuyển các chất trong cây P1

  • 1097 lượt thi

  • 8 câu hỏi

  • 8 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

20/07/2024

Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bào và?

Xem đáp án

Đáp án C

Mạch gỗ gồm các tế bào chết. Tế bào mạch gỗ gồm 2 loại là quản bào và mạch ống. Các tế bào cùng loại nối với nhau theo cách: đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá để cho dòng mạch gỗ di chuyển bên trong.

Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bào và tế bào nội bì tế bào lông hút (ảnh 1)


Câu 2:

23/07/2024

Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa?

Xem đáp án

Đáp án A

- Dịch mạch rây di chuyển từ tế bào quang hợp trong lá (cơ quan nguồn) vào mạch rây đến các cơ quan chứa (rễ, quả,…).

- Động lực của dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (nơi có áp suất thẩm thấu cao) và cơ quan chứa (nơi có áp suất thẩm thấu thấp).

→ Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp hơn.

Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa (ảnh 1)


Câu 3:

20/07/2024

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu?

Xem đáp án

Đáp án D

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch gỗ. Các tế bào mạch gỗ (quản bào và mạch ống) cùng loại nối với nhau theo cách đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá để cho dòng mạch gỗ (chủ yếu chứa nước và ion khoáng) di chuyển bên trong.

Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu qua mạch rây theo chiều từ trên xuống (ảnh 1)


Câu 4:

22/07/2024

Trong các đặc điểm sau :

(1) Các tế bào nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.

(2) Gồm những tế bào chết.

(3) Thành tế bào được linhin hóa.

(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.

(5) Gồm những tế bào sống.

Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên?

Xem đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm đúng là: (2), (3), (4)

(1) Sai. Các tế bào mạch gỗ cùng loại nối đầu với nhau thành ống dài từ rễ lên lá.

(5) Sai. Các tế bào mạch gỗ là những tế bào chết, được linhin hóa để tạo thuận lợi cho dòng dịch mạch gỗ di chuyển ngược chiều trọng lực.

Trong các đặc điểm sau Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên (ảnh 1)


Câu 5:

23/07/2024

Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là?

Xem đáp án

Đáp án C

Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là đường saccarôzơ, các axit amin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP), một số ion khoáng được sử dụng lại,…


Câu 6:

21/07/2024

Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?

Xem đáp án

Đáp án: C

Dòng mạch gỗ luôn di chuyển từ rễ lên ngọn cây → mang theo thuốc nhuộm vàng lên ngọn cây.

Dòng mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ đến khắp cái cây để nuôi sống cây → mang thuốc nhuộm đỏ đi khắp cây.

Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ


Câu 7:

12/11/2024

Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là?

Xem đáp án

Đáp án đúng là: D

Giải thích: - Dòng mạch rây còn gọi là dòng đi xuống giúp vận chuyển dịch mạch rây từ các tế bào quang hợp trong phiến lá vào cuống lá rồi đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ (rễ, hạt, củ, quả,…).

- Dịch mạch rây gồm chủ yếu là saccarôzơ, các axit amin, vitamin, hoocmôn thực vật, một số hợp chất hữu cơ khác (như ATP...), một số ion khoáng được sử dụng lại, đặc biệt rất nhiều ion kali làm cho dịch mạch rây có pH từ 8 – 8,5.

*Tìm hiểu thêm: " Quá trình hấp thụ khoáng và nước ở rễ diễn ra như thế nào?"

Hấp thụ nước ở tế bào lông hút: theo cơ chế thẩm thấu (nước di chuyển từ đất vào tế bào lông hút)

Hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút: theo 2 cơ chế: thu động (từ đất vào rễ theo gradien nồng độ) và chủ động ( ngược gradien nồng độ).

Vận chuyển nước và khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: theo 2 con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất

  (ảnh 2)

Vận chuyển nước và các chất trong thân: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây

  (ảnh 3)

 (ảnh 4)

Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác: 

Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

 


Bắt đầu thi ngay