Câu hỏi:
30/10/2024 182Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế nào?
A. Thẩm thấu và chủ động
B. Chủ động và nhập bào
C. Thụ động và chủ động
D. Thụ động và thẩm thấu
Trả lời:
Đáp án đúng là: C
Giải thích: Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế thụ động và cơ chế chủ động:
+ Cơ chế thụ động: một số ion khoáng được hấp thụ theo cơ chế thụ động: đi từ đất (nơi có nồng độ ion cao) vào tế bào lông hút (nơi có nồng độ ion đó thấp hơn).
+ Cơ chế chủ động: một số ion khoáng mà cây có nhu cầu cao di chuyển ngược chiều gradien nồng độ, xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng ATP.
=> A, B, D sai
*Tìm hiểu thêm: "Quá trình hấp thụ khoáng và nước ở rễ diễn ra như thế nào?"
Hấp thụ nước ở tế bào lông hút: theo cơ chế thẩm thấu (nước di chuyển từ đất vào tế bào lông hút)
Hấp thụ khoáng ở tế bào lông hút: theo 2 cơ chế: thu động (từ đất vào rễ theo gradien nồng độ) và chủ động ( ngược gradien nồng độ).
Vận chuyển nước và khoáng từ lông hút vào mạch gỗ của rễ: theo 2 con đường là con đường gian bào và con đường tế bào chất
Vận chuyển nước và các chất trong thân: dòng mạch gỗ và dòng mạch rây
Xem thêm bài liên quan, chi tiết khác:
Lý thuyết Sinh học 11 Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ
Câu 1:
Nhóm thực vật nào tiến hành cố định CO2 tạo ra hợp chất có 4C đầu tiên?
Câu 2:
Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện diệp lục và carôtenôit?
Câu 3:
Người ta tiến hành thí nghiệm đánh dấu ôxi phóng xạ (O18) vào phân tử glucôzơ. Sau đó sử dụng phân tử glucôzơ này làm nguyên liệu hô hấp thì ôxi phóng xạ sẽ được tìm thấy ở sản phẩm nào sau đây của quá trình hô hấp?
Câu 4:
Nguyên nhân chính làm cho các thực vật không ưa mặn không có khả năng sinh trưởng trên đất có nồng độ muối cao là
Câu 5:
Lấy 100g hạt mới nhú mầm và chia thành 2 phần bằng nhau. Đổ nước sôi lên một trong hai phần đó để giết chết hạt. Tiếp theo cho mỗi phần hạt vào mỗi bình và nút chặt để khoảng từ 1,5 đến 2 giờ. Mở nút bình chứa hạt sống (bình a) nhanh chóng đưa nến đang cháy vào bình, nến tắt ngay. Sau đó, mở nút bình chứa hạt chết (bình b ) và đưa nến đang cháy vào bình, nến tiếp tục cháy. Nhận xét nào sau đây đúng?
Câu 6:
Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến quá trình hô hấp ở thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
Câu 7:
Hình bên mô tả một thí nghiệm ở thực vật, phát biểu nào sau đây đúng?
Câu 8:
Trong giờ thực hành chiết rút diệp lục và carôtenôit ở thực vật, bốn nhóm học sinh đã sử dụng mẫu vật và dung môi như sau:
Cho biết thí nghiệm được tiến hành theo đúng quy trình. Dự đoán nào say đây sai về kết quả thí nghiệm?
Câu 10:
Đối với các loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tối ưu cho quá trình quang hợp của chúng nằm trong khoảng:
Câu 12:
Trong 1 thí nghiệm, người ta xác định được luợng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây cùng một đơn vị thời gian theo bảng sau:
Theo lý thuyết cây nào không bị héo ?
Câu 13:
Khi nói về hô hấp ở thực vật, nhân tố môi trường nào sau đây không ảnh hưởng đến hô hấp?
Câu 14:
Động lực của dòng mạch gỗ ở thực vật trên cạn là
I. lực đẩy (áp suất rễ).
II. lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.
III. lực hút do thoát hơi nước qua khí khổng ở lá.
IV. lực hút do thoát hơi nước qua cutin ở lá.
Có bao nhiêu phát biểu trên là đúng?