Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo theo Viện quy định của pháp luật

Trả lời Câu 2 trang 39 SBT KTPL 11 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Kinh tế Pháp luật lớp 11.

1 149 13/12/2023


Giải Sách bài tập KTPL 11 Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Câu 2 trang 39 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý kiến dưới đây đúng hay sai khi nói về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo? Vì sao?

a. Các tôn giáo được Nhà nước công nhận đều có quyền hoạt động tôn giáo theo Viện quy định của pháp luật.

b. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.

c. Các tôn giáo hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ

d. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là cơ sở, tiền đề quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

e. Thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo chỉ tạo điều kiện cho các tôn giáo lớn phát triển.

Lời giải:

Ý kiến a. Đúng, vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật (khoản 1 Điều 24 Hiến pháp năm 2013).

Ý kiến b. Sai,vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo phải hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

Ý kiến c. Đúng, vì theo quy định của pháp luật thì các tôn giáo hợp pháp đều được pháp luật bảo hộ (khoản 2 Điều 24 Hiến pháp năm 2013).

Ý kiến d. Đúng, vì thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện để các tôn giáo, tín đồ tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình đối với việc củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết giữa các tôn giáo, làm tròn trách nhiệm với Tổ quốc, sống “tốt đời, đẹp đạo”.

Ý kiến e. Sai, vì thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo không chỉ tạo điều kiện cho các tôn giáo lớn phát triển mà còn tạo điều kiện cho các tôn giáo nhỏ phát triển. Việc thực hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam.

1 149 13/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: