Sách bài tập KTPL 11 Bài 17 (Kết nối tri thức): Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 11 Bài 17.

1 384 13/12/2023


Giải sách bài tập KTPL 11 Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của công dân - Kết nối tri thức

Câu 1 trang 51, 52 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

a) trang 51 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Không ai được tự ý bắt và giam, giữ người là nói đến quyền nào dưới đây của công dân?

A. Quyền được đảm bảo an toàn trong cuộc sống.

B. Quyền tự do cá nhân.

C. Quyền được đảm bảo tính mạng.

D. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

b) trang 51 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân?

A. Chửi mắng người khác.

B. Đe doạ giết người.

C. Tự tiện bắt giữ người.

D. Tung tin bịa đặt nhằm hạ uy tín của người khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

c) trang 51 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác là vi phạm quyền

A. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

B. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

C. được pháp luật bảo hộ vệ tính mạng, sức khoẻ.

D. tự do ngôn luận.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

d) trang 51 SBT Kinh tế Pháp luật 11: C và D cãi nhau, C dùng lời lẽ xúc phạm D trước các bạn trong lớp. Hành vi của C đã xâm phạm

A. quyền được pháp luật bảo vệ về sức khoẻ.

B. quyền được pháp luật bảo vệ về uy tín cá nhân.

C. quyền bất khả xâm phạm về bí mật đời tư.

D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

e) trang 52 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Đối với những người nào dưới đây thì ai cũng có quyền bắt người và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất?

A. Người đang bị nghi là phạm tội.

B. Người phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.

C. Người đang gây rối trật tự công cộng.

D. Người đang chuẩn bị vi phạm pháp luật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

g) trang 52 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nếu một ai đó tung tin bịa đặt để nói xấu mình với một số bạn trong lớp, em sẽ lựa chọn cách xử sự nào dưới đây mà em cho là đúng pháp luật?

A. Nói xấu lại người đó nhiều hơn người đó đã nói xấu mình.

B. Mắng người đó một

C. Không chơi với người đó nữa.

D. Khuyên bảo người đó để không có hành vi như vậy nữa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Câu 2 trang 52 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy kể một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân.

Lời giải:

Một số hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân:

- Đánh người gây thương tích.

- Chơi đùa, đánh vào vùng nguy hiểm gây đột tử.

- Chồng uống rượu say, đánh đập và nhốt vợ con không cho ra khỏi nhà.

- Vu khống, vu cáo làm nhục người khác.

- Chửi bới, xúc phạm nhau chỉ vì những lí do không đáng.

- Bôi xấu danh dự, nhân phẩm của người khác vì ghen tị.

Câu 3 trang 52 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em có nhận xét gì về các hành vi dưới đây?

a. H vì mâu thuẫn với Y nên đã tung tin Y ăn trộm tiền của mình.

b. Trong lúc chơi game, P và X xảy ra mâu thuẫn dẫn đến chửi nhau trên mạng. Hai bên thách đố, tìm gặp và đánh nhau. Kết quả là P đã đánh và gây thương tích cho X.

c. Anh S thuê nhà ở của ông Q. Do chậm trả tiền thuê nhà nên ông Q đã yêu cầu anh S ra khỏi nhà, nhưng anh S không đồng ý. Ông Q liền khoá trái cửa nhà và nhốt anh S lại.

d. C lập một tài khoản facebook khác với tài khoản thường dùng để nhắn tin cho một số bạn trong lớp nói xấu về D.

Lời giải:

a. Hành vi của H đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

b. P đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân.

c. Hành vi của ông Q đã xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.

d. Hành vi của C đã xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân.

Câu 4 trang 53 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em sẽ làm gì khi ở vào các tình huống sau?

a. Một bạn cùng lớp tung tin, nói xấu về em với một số bạn trong lớp.

b. Khi đến trường, em luôn bị một nhóm bạn bắt nạt, đe doạ.

c. Có bạn trong lớp rêu rao với các bạn khác là em hay vi phạm nội quy trường, lớp.

Lời giải:

a. Nêu vấn đề ra trong buổi sinh hoạt lớp cuối tuần.

b. Báo với cô giáo chủ nhiệm và nhờ cô giúp đỡ.

c. Em yêu cầu bạn chứng minh rõ ràng hành vi mà em đã vi phạm. Nếu em sai, em sẽ xin lỗi và chấp nhận kỉ luật. Còn nếu bạn không đưa được chứng cứ thì bạn là người đã đặt điều, vu khống cho em, bạn phải xin lỗi em trước lớp và cô giáo.

Câu 5 trang 53 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy đưa ra lời khuyên cho các chủ thể trong những tình huống sau:

a) trang 53 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Anh Th và anh Ph bắt được kẻ đang bị truy nã vì tội trộm cắp tài sản của nhà dân. Hai anh đang lúng túng không biết nên làm gì tiếp theo. Trong trường hợp này, em sẽ khuyên hai anh xử sự như thế nào để phù hợp với pháp luật?

Lời giải:

a. Giải về cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất.

b) trang 53 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nếu chứng kiến một người bị người khác nói xấu, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm, em sẽ khuyên cả hai người như thế nào?

Lời giải:

b. Em nên động viên người bị nói xấu là không sao. Nếu mình không làm thì không phải sợ và xấu hổ. Đồng thời khuyên người nói xấu là không nên làm như vậy, vì việc làm đó gây tổn thương người khác và là hành vi vi phạm pháp luật.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 16: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân về bảo vệ Tổ quốc

Bài 18: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

Bài 19: Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân

Bài 20: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin

Bài 21: Quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do tín ngưỡng và tôn giáo

1 384 13/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: