Sách bài tập KTPL 11 Bài 6 (Kết nối tri thức): Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Với giải sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 11 Bài 6.

1 663 13/12/2023


Giải sách bài tập KTPL 11 Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh - Kết nối tri thức

Câu 1 trang 20, 21 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.

a) trang 20 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Ý tưởng kinh doanh tốt là ý tưởng

A. khai thác được cơ hội kinh doanh.

B. tạo ra được lợi thế cạnh tranh.

C. vừa khai thác được cơ hội kinh doanh vừa tạo ra lợi thế cạnh tranh.

D. có chi phí thấp nhất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

b) trang 20 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Nội dung nào dưới đây không là nguồn tạo ý tưởng kinh doanh?

A. Tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ góp phần cải thiện cuộc sống.

B. Tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có điểm mới về hình thức, chất lượng.

C. Cải tiến hình thức tổ chức sản xuất cung ứng sản phẩm cho thị trường.

D. Tạo ra sản phẩm theo nhu cầu của cá nhân người sản xuất.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

c) trang 20 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Cơ hội kinh doanh được xác định khi có khả năng

A. cung cấp dịch vụ chất lượng tương tự như các đối thủ trên thị trường.

B. tạo ra sản phẩm giống như đối thủ trên thị trường.

C. cung cấp dịch vụ chất lượng tốt hơn hiện tại.

D. tạo ra nhiều sản phẩm hơn đối thủ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

d) trang 20 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc xác định cơ hội kinh doanh không dựa trên cơ sở nào dưới đây?

A. Thị trường có nhu cầu.

B. Hạn chế thấp nhất những rủi ro.

C. Huy động được nhiều nguồn lực sẵn có.

D. Sở thích của chủ kinh doanh.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

e) trang 21 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Việc làm nào dưới đây không thực sự cần thiết khi lựa chọn cơ hội kinh doanh?

A. Phân tích nguồn nhân lực của doanh nghiệp.

B. Phân tích loại hàng hoá, dịch vụ định kinh doanh.

C. Phân tích tình hình thị trường lao động.

D. Phân tích đối tượng khách hàng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 21 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Ý tưởng kinh doanh tốt là đáp ứng được nhu cầu thị trường.

b. Ý tưởng kinh doanh tốt là phải mang lại giá trị cho doanh nghiệp.

c. Cơ hội kinh doanh là do những điều kiện, hoàn cảnh khách quan mang đến.

d. Mọi cơ hội kinh doanh đều là những điều kiện thuận lợi nên cần nắm bắt và thực hiện ngay.

Lời giải:

a. Đồng tình, vì ý tưởng kinh doanh bắt nguồn từ nhu cầu của thị trường đang cần được đáp ứng sẽ có nhiều cơ hội bán được hàng, kinh doanh sẽ thành công.

b. Đồng tình, vì mục tiêu của kinh doanh là phải mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp nên ý tưởng kinh doanh tốt phải đảm bảo tiêu chí mang lại lợi nhuận và những giá trị khác như: thương hiệu, uy tín cho doanh nghiệp.

c. Không đồng tình, vì cơ hội kinh doanh không chỉ do điều kiện, hoàn cảnh khách quan mang đến mà nhiều khi còn do chính bản thân chủ thể kinh doanh tự tạo ra như: cải tiến kĩ thuật, phương thức quản lí, thiết kế được một mẫu sản phẩm mới,... cũng tạo ra cơ hội kinh doanh.

d. Không đồng tình, vì cơ hội kinh doanh tốt đòi hỏi phải được xem xét theo 4 tiêu chí, không chỉ có tiêu chí thuận lợi mà còn phải xem xét những khó khăn, thách thức, thời điểm để đảm bảo cho việc kinh doanh thành công thì mới tiến hành thực hiện.

Câu 3 trang 21 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết những việc làm sau đây có thể mang lại kết quả kinh doanh như thế nào. Vì sao?

a. Hằng năm, Công ty A thường tiến hành khảo sát khách hàng đánh giá chất lượng sản phẩm đang cung cấp và đề xuất mong muốn về sản phẩm mới để tìm kiếm ý tưởng kinh doanh.

b. Ông chủ quán phở Y luôn phân tích những ưu thế của đối thủ cạnh tranh để tìm ra ý tưởng kinh doanh mới.

c. Bà P có ý tưởng sẽ mở quán, kinh doanh những món ăn theo sở thích cá nhân để phục vụ khách hàng.

Lời giải:

a. Đây là việc làm cần thiết giúp Công ty A có những thông tin kịp thời, chính xác từ phía khách hàng để từ đó có chiến lược, biện pháp đáp ứng nhu cầu khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng, sẽ bán được nhiều sản phẩm hơn, thu được lợi nhuận cao hơn.

b. Đây là việc làm cần thiết để ông chủ quán phở Y học hỏi được đối thủ cạnh tranh, từ đó tìm ra những ý tưởng kinh doanh sáng tạo, tối ưu hơn để phục vụ khách hàng, kinh doanh phát triển hơn.

c. Đây là việc làm không phù hợp, vì kinh doanh cần làm ra sản phẩm để đáp ứng nhu cầu, sở thích của khách hàng. Nếu sở thích cá nhân của người bán không có nhiều khách hàng ưa thích thì việc kinh doanh có thể bị thất bại.

Câu 4 trang 22 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy cho biết những việc làm sau đây có đóng góp hay ảnh hưởng thế nào đến kết quả kinh doanh.

a. Có ý tưởng kinh doanh cà phê, anh K xây dựng ý tưởng bằng cách xác định đối tượng khách hàng của mình là các bạn sinh viên; lựa chọn thuê địa điểm ở gần trường đại học; trang trí quán theo phong cách phù hợp với sở thích của các bạn trẻ; xác định phương thức kinh doanh mới mẻ hơn, mang lại sự tiện lợi cho khách hàng; kết hợp bán trực tiếp với bán qua mạng xã hội;...

b. Gia đình bác T mới chuyển lên thành phố sinh sống. Quan sát thấy hai quán cơm bình dân ở gần nhà có nhiều thực khách, bác quyết định mở quán cơm để kinh doanh mà không cần quan tâm đến đối thủ cạnh tranh vì cho rằng đây là cơ hội tốt giúp có thêm thu nhập và phù hợp với sở trường nấu nướng của bản thân.

Lời giải:

a. Anh K đã xây dựng ý tưởng kinh doanh khá rõ ràng: xác định mặt hàng kinh doanh là cà phê, đối tượng khách hàng là sinh viên, từ đó xác định phương thức kinh doanh: chọn địa điểm gần trường đại học, trang trí quán theo phong cách phù hợp với sở thích của sinh viễn, kết hợp bán trực tiếp với bán trực tuyến,... Việc làm này giúp cho anh K xác định được các vấn đề cơ bản của hoạt động kinh doanh của mình, đảm bảo việc kinh doanh sẽ thành công.

b. Bác T xác định ý tưởng kinh doanh quán cơm xuất phát từ cơ hội bên ngoài mang đến: nhà bác chuyển đến khu phố có nhiều thực khách ăn cơm bình dân. Nhưng bác coi đó là cơ hội tốt và bắt tay vào thực hiện kinh doanh giống như các đối thủ cạnh tranh là chưa đúng mà cần phải đánh giá đây có phải là cơ hội tốt đối với mình không, phải xem xét những điều thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức so với đối thủ của mình để đưa ra quyết định kinh doanh. Việc vội vã đưa ra quyết định kinh doanh này có thể khiến việc kinh doanh của bác gặp khó khăn, không cạnh tranh được với các quán cơm đang hoạt động.

Câu 5 trang 22 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Em hãy lấy một ví dụ trong thực tế để chứng minh quan điểm: “Cơ hội kinh doanh xuất hiện khi bạn có ý tưởng khắc phục một khiếm khuyết của sản phẩm đang có”.

Lời giải:

Một ví dụ trong thực tế để chứng minh quan điểm này có thể là công ty Grab, một dịch vụ gọi xe trực tuyến phổ biến tại khu vực Đông Nam Á. Trước khi Grab xuất hiện, hệ thống gọi taxi truyền thống không tiện lợi, khó khăn và không đảm bảo an toàn cho khách hàng. Không chỉ vậy, nhiều thương hiệu taxi cũng gây phiền hà bằng cách không chấp nhận khách hàng có địa chỉ giao tới hoặc tính giá cước cao hơn so với giá định mức. Grab đã nhận thấy làn sóng công nghệ thông tin và sự phổ biến của điện thoại thông minh đã tạo cơ hội để khắc phục những khiếm khuyết này. Họ đã tạo ra một ứng dụng di động đơn giản và dễ sử dụng cho khách hàng đặt xe và tài xế. Bằng cách sử dụng công nghệ GPS, Grab cung cấp cho khách hàng một trải nghiệm gọi xe an toàn, thuận tiện và đáng tin cậy. Ngoài ra, Grab cũng cung cấp một hệ thống đánh giá và phản hồi khách hàng, tạo sự minh bạch trong dịch vụ và đảm bảo chất lượng. Grabs đã thành công trong việc khôi phục một khiếm khuyết của ngành gọi taxi truyền thống và tận dụng cơ hội kinh doanh. Họ đã mở rộng hoạt động của mình sang nhiều quốc gia trong khu vực và trở thành một trong những công ty công nghệ đáng chú ý nhất tại Đông Nam Á.

Câu 6 trang 22 SBT Kinh tế Pháp luật 11: Giả định trường em tổ chức hội chợ nhân kỉ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ, em hãy xây dựng ý tưởng kinh doanh và phân tích ý tưởng đó với thầy cô và các bạn.

Lời giải:

Gian hàng thực phẩm và thức uống: Em sẽ cùng bạn bè xây dựng gian hàng bán đồ ăn dễ chế biến, phù hơp với học sinh như bánh tráng, bim bim, nước ngọt,…. Điều này sẽ tạo ra không khí vui tươi và trung tâm nghỉ ngơi cho khách tham quan.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Kinh tế Pháp luật 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 7: Đạo đức kinh doanh

Bài 8: Văn hóa tiêu dùng

Bài 9: Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Bài 10: Bình đẳng trong các lĩnh vực

Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

1 663 13/12/2023


Xem thêm các chương trình khác: