Các thế kỉ XVI - XVII, tuy đất nước bị chia cắt do các cuộc xung đột kéo dài song các cảng thị

Trả lời Câu 7 trang 51 SBT Địa lí 8 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Địa lí 8.

1 289 13/09/2023


Giải SBT Địa lí 8 Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

Câu 7 trang 51 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Hãy sử dụng những dữ liệu sau để hoàn thành đoạn thông tin về quá trình xác lập chủ quyền biển đảo trong lịch sử Việt Nam từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX.

khai thác                    châu Âu          Côn Lôn         hướng ra biển           Phú Quốc

khai thác sản vật       đo đạc thuỷ trình                  phòng thủ      cắm cờ

Các thế kỉ XVI - XVII, tuy đất nước bị chia cắt do các cuộc xung đột kéo dài song các cảng thị, đô thị cổ ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều (1)........., mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và cả các nước (2).........

Nhờ chính sách khai hoang của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, các đảo như (3).......... (Bà Rịa - Vũng Tàu), (4).......... (Kiên Giang),.. đều có cư dân đến khai phá, lập nghiệp. Bên cạnh đó, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành luỹ, bố trí (5)............ ở ven biển, thành lập các đội quân vừa (6)............, vừa canh giữ, quản lí biển đảo. Tiếp đó, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác và thực hiện chủ quyền biển đảo. Từ năm 1802 đến năm 1884, các vua triều Nguyễn tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, (7)............, vẽ bản đồ và (8)………… để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.

Trả lời:

Các thế kỉ XVI - XVII, tuy đất nước bị chia cắt do các cuộc xung đột kéo dài song các cảng thị, đô thị cổ ở Đàng Ngoài và Đàng Trong đều (1) hướng ra biển, mở rộng giao thương với các nước trong khu vực và cả các nước (2) châu Âu.

Nhờ chính sách khai hoang của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong, các đảo như (3) Côn Lôn (Bà Rịa - Vũng Tàu), (4) Phú Quốc (Kiên Giang),.. đều có cư dân đến khai phá, lập nghiệp. Bên cạnh đó, các chúa Nguyễn còn xây dựng thành luỹ, bố trí (5) phòng thủ ở ven biển, thành lập các đội quân vừa (6) khai thác sản vật, vừa canh giữ, quản lí biển đảo. Tiếp đó, triều Tây Sơn cũng luôn quan tâm đến việc duy trì, tổ chức việc khai thác và thực hiện chủ quyền biển đảo. Từ năm 1802 đến năm 1884, các vua triều Nguyễn tổ chức khảo sát, thăm dò, khai thác, (7) đo đạc thuỷ trình, vẽ bản đồ và (8) cắm cờ để khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.

1 289 13/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: