Sách bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chủ đề chung 1 (Kết nối tri thức): Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Với giải sách bài tập Lịch sử và Địa lí 8 Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Địa lí 8 Chủ đề chung 1.

1 614 13/09/2023


Giải SBT Lịch sử và Địa lí 8 Chủ đề chung 1: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Câu 1 trang 45 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng.

a) trang 45 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Hai phụ lưu lớn nhất của sông Hồng là

A. sông Đuống và sông Luộc.                    B. sông Trà Lý và sông Đáy.

C. sông Đà và sông Lô.                               D. sông Thao và sông Gâm.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

b) trang 45 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Châu thổ sông Hồng có dạng tam giác:

A. đỉnh ở Sơn Tây, đáy là bờ biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.

B. đỉnh ở Việt Trì, đáy là bờ biển từ Hải Phòng đến Thanh Hoá.

C. đỉnh ở Sơn Tây, đáy là bờ biển từ Hải Phòng đến Thanh Hoá.

D. đỉnh ở Việt Trì, đáy là bờ biển từ Quảng Ninh đến Ninh Bình.

Trả lời:

Đáp án đúng là: D

c) trang 45 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Bề mặt châu thổ sông Hồng không còn được phù sa bồi đắp nên tồn tại trũng, nguyên nhân là do

A. tác động của biến đổi khí hậu.

B. có hệ thống đê chạy dọc hai bên bờ các dòng sông.

C. lượng phù sa sông ngày càng ít.

D. có hệ thống sông đào đưa hết nước sông và phù sa ra biển.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

d) trang 45 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Hai nhánh chính của sông Cửu Long là

A. sông Tiền và sông Hậu.

B. sông Đồng Nai và sông Sài Gòn.

C. sông Vàm Cỏ Đông và sông Vàm Cỏ

D. sông Ông Đốc và sông Cửa Lớn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

e) trang 45 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Vào mùa lũ, bề mặt châu thổ sông Cửu Long bị ngập một vùng đất rộng khoảng 10 000 km2, chủ yếu ở

A. khu vực ven Biển Đông.

B. khu vực bờ biển ven vịnh Thái Lan.

C. Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên.

D. bán đảo Cà Mau.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

g) trang 45 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Hiện nay, nhiều nơi ở ven biển châu thổ sông Cửu Long bị sụt lở mạnh, nguyên nhân là

A. nền đất vùng ven biển của châu thổ ngày càng kém bền vững.

B. bề mặt châu thổ bị hạ thấp do các tác động nội lực.

C. biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hàm lượng phù sa trong nước sông giảm.

D. lưu lượng nước sông Mê Công ngày càng lớn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 46 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Ghép các ô bên trái với các ô bên phải cho phù hợp về đặc điểm sông và châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long.

Ghép các ô bên trái với các ô bên phải cho phù hợp về đặc điểm sông

Trả lời:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1-c), b)

2-e), g)

3-i), h)

4-a), d)

Câu 3 trang 46 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Dựa vào hình 1.2 và hình 1.4 trang 159, 160 SGK, hãy hoàn thiện bảng theo mẫu:

CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG

Sông

Hồng

Cửu Long

Chung

   

Mùa lũ

   

Mùa cạn

   

Trả lời:

Sông

Hồng

Cửu Long

Chung

Chế độ nước đơn giản, trong năm có một mùa lũ và một mùa cạn rõ rệt. Mùa lũ dài 5 tháng, mùa cạn dài 7 tháng.

Mùa lũ

- Từ tháng 6 đến tháng 10.

- Chiếm khoảng 75% lưu lượng dòng chảy cả năm với các đợt lũ lên nhanh và đột ngột.

- Từ tháng 7 đến tháng 11

- Chiếm khoảng 80% lưu lượng dòng chảy cả năm. Lũ khi lên và khi rút đều diễn ra chậm.

Mùa cạn

- Từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

- Chiếm khoảng 25% lưu lượng dòng chảy cả năm, mực nước sông hạ thấp rõ rệt

- Từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau.

- Chiếm khoảng 20% lưu lượng dòng chảy cả năm.

Câu 4 trang 47 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai?

a) Châu thổ sông Hồng được hình thành từ quá trình bồi đắp phù sa kết hợp với tác động của thuỷ triều và sóng biển.

b) Nhờ mạng lưới sông hình nan quạt, chế độ nước sông Hồng điều hoà hơn sông Cửu Long.

c) Tổng lượng phù sa của hệ thống sông Hồng lớn do hàm lượng phù sa trong nước sông rất cao.

d) Tổng lượng phù sa của hệ thống sông Cửu Long nhỏ do hàm lượng phù sa trong nước sông không cao.

e) Hiện nay, nhiều nơi ven biển của châu thổ sông Cửu Long có hiện tượng sạt lở.

g) Hệ thống đê ở châu thổ sông Hồng đã làm bề mặt địa hình không được bồi đắp thường xuyên.

Trả lời:

- Câu đúng là: a); c); e);

- Câu sai là: b), d); g)

Câu 5 trang 47 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8: Lựa chọn đáp án đúng.

a) trang 47 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Để phát triển nền nông nghiệp trồng lúa nước, công việc quan trọng hàng đầu là rồi

A. điều tiết và chế ngự nguồn nước.                      B. cải tạo đất phù sa ven sông.

C. khai thác sản phẩm từ sông nước.                 D. làm hoạ tiết trên trống đồng.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

b) trang 47 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Từ xa xưa, để khai thác nguồn nước giàu phù sa của hệ thống sông Hồng, người Việt đã làm gì?

A. Đào hệ thống kênh dẫn nước.

B. Tổ chức đắp đê, trị thuỷ.

C. Đào kênh dẫn nước tưới hoặc tiêu nước, phân lũ đắp đê,...

D. Đổ đất để tôn ruộng lên cao.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

c) trang 47 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Các hoạ tiết hình thuyền trên trống đồng Đông Sơn thể hiện điều gì?

A. Cuộc sống gắn bó với sông nước của người Việt cổ.

B. Khai thác nguồn nước giàu phù sa của hệ thống sông Hồng.

C. Chú trọng đắp đê để phát triển sản xuất.

D. Người Việt cổ sớm biết khai thác các sản phẩm tự nhiên.

Trả lời:

Đáp án đúng là: A

d) trang 47 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Vùng đất Nam Bộ Việt Nam sớm được khai khẩn, trở thành một trung tâm → nông nghiệp lúa nước vì

A. có đồng bằng phì nhiêu, rộng lớn.

B. có nền văn minh hình thành sớm, phát triển rực rỡ.

C. có dấu ấn đặc sắc trong lịch sử khu vực.

D. có quá trình thích ứng tự nhiên thuận lợi.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

e) trang 47 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Quá trình khai khẩn đồng bằng sông Cửu Long có điểm gì khác với quá trình khai khẩn đồng bằng sông Hồng?

A. Là nền tảng kinh tế nông nghiệp.

B. Là quá trình cải tạo, thích ứng với tự nhiên.

C. Là quá trình đắp đê, trị thuỷ.

D. Là vùng đất hoang vu.

Trả lời:

Đáp án đúng là: B

g) trang 47 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Văn hoá của cư dân đồng bằng sông Cửu Long mang đậm chất sông nước vì

A. có nhiều con sông lớn, kênh lớn.

B. có nghề trồng lúa nước ra đời sớm.

C. có cuộc sống gắn bó, ứng xử thường xuyên với môi trường sông nước.

D. có nhà nổi, chợ nổi trên các dòng sông lớn.

Trả lời:

Đáp án đúng là: C

Câu 6 trang 48 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Hãy ghép các thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp với quá trình con người khai khẩn và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long.

Hãy ghép các thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp

Trả lời:

Ghép các thông tin theo thứ tự sau:

1 - c), d), e)

2 – a), b), g), h)

Câu 7 trang 48 SBT Lịch Sử và Địa Lí 8Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet, em hãy cho biết: Hiện nay, việc khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long có cần thiết không? Vì sao?

Trả lời:

- Việc khai thác và cải tạo châu thổ, chế ngự và thích ứng với chế độ nước của sông Hồng và sông Cửu Long là cần thiết. Vì, biến đổi khí hậu đã và đang có những tác động lớn đến thủy văn của Việt Nam, khiến cho lưu lượng nước và chế độ nước sông có sự thay đổi => con người cần có sự khai thác và cải thạo châu thổ, chế ngự và thích ứng hợp lí nhằm đảm bảo cuộc sống sinh hoạt và sản xuất.

Xem thêm lời giải Sách bài tập Địa lí lớp 8 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam

Bài 10: Sinh vật Việt Nam

Bài 11: Phạm vi biển đông. Vùng biển đảo và đặc điểm tự nhiên vùng biển đảo Việt Nam

Bài 12: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên biển đảo Việt Nam

Chủ đề chung 2: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

1 614 13/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: