Bài thơ Mời trầu gắn với phong tục gì của người Việt
Trả lời câu 2 trang 41 sgk Ngữ văn 8 Tập 2 sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách Ngữ văn 8.
Giải Ngữ văn 8 (Cánh diều) Mời trầu
Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2):
Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt? Nội dung phong tục ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm này?
Trả lời:
– Bài thơ gắn với phong tục ăn trầu của người Việt.
– Nội dung phong tục ấy đã được Hồ Xuân Hương thể hiện chỉ tiết trong bài thơ qua những đồ vật, thao tác gắn liền với việc thực hành phong tục đó.
+ Quả cau: Cau được hái về, bổ dọc ra làm bốn miếng, phơi héo hoặc để tươi. Lá trầu: Trầu được hái về, rửa sạch, thường được cắt dọc làm hai mảnh. Vôi đã được tôi để trong bình.
+ Người têm trầu quệt vôi vào lá trầu. Cuộn miếng cau vào lá trầu đã quệt vôi, tết lại thành hình “sâu kèn” hoặc hình “cánh phượng”, cho vào miệng nhai. Trong quá trình nhai trầu (ăn trầu), các thành phần trong miếng trầu hoà quyện vào nhau thành một khối có màu đỏ thắm.
+ Khi gặp nhau hoặc tiếp khách, người Việt thường mời nhau ăn trầu, thể hiện tình nghĩa và sự hiếu khách: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.
+ Trong hôn nhân: Đồ sắm lễ của nhà trai đem tới nhà gái luôn phải có trầu cau, thể hiện sự gắn bó keo sơn khi thành vợ chồng.
Vì vậy, nếu một người con trai hoặc một người con gái đến tuổi thành niên, khi nhận trầu mời từ người khác, thường ngụ ý đã nhận tình cảm của người đó và mong muốn tiến đến hôn nhân.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Yêu cầu (trang 40 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Đọc trước văn bản Mời trầu và tìm hiểu, ghi chép lại những thông tin về nhà thơ Hồ Xuân Hương....
Câu hỏi (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Chú ý việc vận dụng ca dao, thành ngữ, tục ngữ của tác giả....
Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Xác định thể loại, bố cục và chủ đề của bài thơ Mời trầu....
Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt?...
Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương:...
Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Bài Mời trầu thể hiện tâm trạng của tác giả với nhiều cung bậc cảm xúc....
Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm....
Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả...
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 8 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – iLearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 ilearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 8 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải vbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 8 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 8 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 8 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Cánh diều