50 bài tập liên quan đến định luật Jun - lenxo (có đáp án 2024) và cách giải

Với cách giải Bài tập liên quan đến định luật Jun - lenxo môn Vật Lí 9 gồm phương pháp giải chi tiết, bài tập minh họa có lời giải và bài tập tự luyện sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Các dạng bài tập liên quan đến định luật Jun - lenxo. Mời các bạn đón xem:

1 2,895 04/01/2024
Tải về


Bài tập liên quan đến định luật Jun - lenxo và cách giải - Vật Lí 9

1. Lý thuyết

* Định luật Jun – len - xơ: Nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn khi có dòng điện chạy qua tỉ lệ thuận với bình phương cường độ dòng điện, tỉ lệ thuận với điện trở và thời gian dòng điện chạy qua.

* Công thức: Q = I2.R.t

Trong đó: + Q là nhiệt lượng tỏa ra (J)

+ I là cường độ dòng điện (A)

+ R là điện trở (Ω)

+ t là thời gian (s)

* Chú ý:

- Nếu nhiệt lượng Q tính bằng đơn vị calo (cal) thì ta có công thức:

Q = 0,24.I2.R.t vì 1J = 0,24 cal

- Ngoài ra Q còn được tính bởi công thức: Q = U.I.t hoặc Q=U2Rt

- Công thức tính nhiệt lượng thu vào hoặc tỏa ra của một vật:

Q = m.c.t

Trong đó: + m là khối lượng (kg)

+ c là nhiệt dung riêng (J/kgK)

+ Dt là độ chênh lệch nhiệt độ (C)

- Hiệu suất sử dụng của các dụng cụ điện

H=AiAtp.100%=PiPtp.100%

Trong đó: Ai là năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng (J)

A là điện năng tiêu thụ (J)

H là hiệu suất sử dụng điện năng (%)

Pi là công suất điện có ích (W)

Ptp là công suất điện toàn phần (W)

2. Phương pháp giải

- Đối với các dụng cụ điện biến đổi toàn bộ điện năng thành nhiệt năng như: ấm điện, bếp điện. Điện năng mà các dụng cụ này tiêu thụ chuyển thành nhiệt năng tỏa ra. Phần nhiệt năng này dùng để đun nước, làm nóng các vật khác ….

- Các bước giải:

Bước 1: Tính nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn (trên các dụng cụ điện):

Qtoa=I2Rt=U2Rt

Bước 2: Tính nhiệt lượng vật thu vào:

Qthu=mct20t10

Trong đó:

+ m là khối lượng vật (kg)

+ c là nhiệt dung riêng của vật (J/kg.K)

+ t10,t20 là nhiệt độ ban đầu và lúc sau của vật

Bước 3:

+ Đối với trường hợp hiệu suất sử dụng của các dụng cụ điện là 100%, tức là bỏ qua hao phí do nhiệt lượng tỏa ra môi trường. Ta áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: Qtoa=Qthuvà rút ra đại lượng cần tìm.

+ Nếu tính đến hao phí thì hiệu suất sử dụng của các dụng cụ điện là:

H=QthuQtoa.100%

3. Bài tập ví dụ

Bài 1: Một ấm điện có điện trở 100W hoạt động bình thường có hiệu điện thế 220V. Sử dụng ấm để đun sôi 2 lít nước ở nhiệt độ 25°C thì mất bao lâu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Bỏ qua mọi hao phí.

Hướng dẫn giải:

Bước 1: Nhiệt lượng ấm tỏa ra:

Qtoa=U2Rt=2202100t=484tJ

Bước 2: Nhiệt lượng nước thu vào:

Qthu=mct20t10=2.4200.10025=630000J

Bước 3: Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt:

Qtoa=Qthu484t=630000t1301s22 phút

Bài 2: Một bếp điện sử dụng dây nung có điện trở R = 50W hoạt động bình thường khi cường độ dòng điện chạy qua bếp là 2A.

a. Tính nhiệt lượng bếp tỏa ra trong 10 phút?

b. Sử dụng bếp điện trên để đun 500 g nước ở nhiệt độ 20°C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K. Coi nhiệt lượng của bếp truyền hết cho nước. Tính thời gian đun sôi nước?

Hướng dẫn giải:

a) Nhiệt lượng bếp tỏa ra trong 10 phút:

Q=I2.R.t=22.50.10.60=120000J.

b. Gọi thời gian đun sôi nước là t

Nhiệt lượng bếp tỏa ra trong thời gian t: Qtoa=I2.R.t=22.50.t=200tJ

Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 20°C đến 100°C:

Qthu=m.c.Δt=0,5.4200.10020=168000J

Theo phương trình cân bằng nhiệt:

Qtoa=Qthu

200t=168000

t=840s

Bài 3: Một bếp điện được sử dụng với hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua bếp có cường độ 3 A. Dùng bếp này có thể đun sôi được 2 kg nước từ nhiệt độ ban đầu 20°C trong thời gian 20 phút. Tính hiệu suất của bếp điện. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K.

Hướng dẫn giải:

Nhiệt lượng toàn phần do bếp tỏa ra chính là điện năng mà bếp đã tiêu thụ: Q1=U.I.t=220.3.20.60=792000J.

Nhiệt lượng nước thu vào để tăng nhiệt độ từ 20°C lên 100°C

Q2=m.c.Δt=2.4200.80=672000J

Hiệu suất của bếp: H=Q2Q1.100%=672000792000.100%84,8%.

4. Bài tập tự luyện

Câu 1: Định luật Jun – Len-xơ cho biết điện năng biến đổi thành

A. Cơ năng.

B. Năng lượng ánh sáng.

C. Hóa năng.

D. Nhiệt năng.

Đáp án: D

Câu 2: Nếu đồng thời giảm điện trở của dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn đi một nửa thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây sẽ thay đổi như thế nào?

A. Tăng 4 lần.

B. Giảm đi 4 lần.

C. Giảm đi 8 lần.

D. Giảm đi 16 lần.

Đáp án: D

Câu 3: Điện năng biến đổi hoàn toàn thành nhiệt năng ở dụng cụ hay thiết bị điện nào dưới đây khi chúng hoạt động:

A. Bóng đèn dây tóc.

B. Quạt điện.

C. Ấm điện.

D. Ắc quy đang được nạp điện.

Đáp án: C

Câu 4: Trong mạch điện chỉ có điện trở thuần, với thời gian như nhau, nếu cường độ dòng điện giảm hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên mạch

A. Giảm hai lần.

B. Tăng hai lần.

C. Giảm bốn lần.

D. Tăng bốn lần.

Đáp án: C

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Nhiệt lượng tỏa ra trên vật dẫn

A. Tỉ lệ thuận với điện trở của vật.

B. Tỉ lệ thuận với thời gian dòng điện chạy qua vật.

C. Tỉ lệ với bình phương cường độ dòng điện chạy qua vật.

D. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

Đáp án: D

Câu 6: Thời gian đun sôi 1,5 lít nước của một ấm điện là 10 phút. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây nung của ấm là 220 V. Tính điện trở của dây nung này, biết rằng nếu kể cả nhiệt lượng hao phí để đun sôi 1 lít nước thì cần nhiệt lượng 420000 J. (Đáp án: 46 Ω)

Câu 7: Một bình nóng lạnh có ghi 220 V – 1100 W được sử dụng với hiệu điện thế 220 V.

a. Tính cường độ dòng điện chạy qua bình khi đó.

b. Tính thời gian để bình đun sôi 10 lít nước từ nhiệt độ 20°C,biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và nhiệt lượng bị hao phí là rất nhỏ?

c. Tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng bình như trên trong 30 ngày, biết rằng thời gian sử dụng trung bình mỗi ngày là 1 giờ và giá tiền điện là 1000 đ/kWh?

(Đáp án: a) 5A; b) 3054,5s; c) 33000 đồng)

Câu 8: Một ấm điện sử dụng dây mayso có điện trở 50 W hoạt động bình thường ở hiệu điện thế 100 V. Sử dụng ấm này đun sôi 200 g nước ở nhiệt độ 20°C mất thời gian bao lâu? Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và hiệu suất của ấm là 80%.

(Đáp án: t = 420s)

Câu 9: Một bếp điện đun hai lít nước ở nhiệt độ t1=20°C.Muốn đun sôi lượng nước đó trong 20 phút thì bếp điện phải có công suất là bao nhiêu? Biết nhiệt dung riêng của nước c = 4,18 kJ/(kg.K) và hiệu suất của bếp điện H = 70%.

(Đáp án: 796W)

Câu 10: Dùng ấm điện có ghi 220V – 1000W ở điện áp 220V để đun sôi 2 lít nước từ nhiệt độ 25°C. Biết hiệu suất của ấm là 90%, nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K), tính thời gian đun nước. (Đáp án: 698,33s)

Câu 11: Dùng ấm điện có ghi 220V – 1100W ở điện áp 220V để đun 2,5 lít nước từ nhiệt độ 20°C thì sau 15 phút nước sôi. Nhiệt dung riêng của nước là 4190 J/(kg.K). Tính hiệu suất của ấm. (Đáp án: 84,64%)

Câu 12: Một bếp điện có ghi 220 V – 1000 W được mắc vào hiệu điện thế 220 V.

a. Tính điện năng mà bếp tiêu thụ trong 1 giờ?

b. Bếp được sử dụng để đun sôi 1 kg nước ở nhiệt độ 20°C. Biết nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K, hiệu suất của bếp là 80%. Tính thời gian cần thiết để đun sôi lượng nước trên?

(Đáp án: 7 phút)

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 9 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Các dạng bài tập về định luật Ôm và cách giải bài tập

Các dạng bài tập về Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài, tiết diện, vật liệu làm dây dẫn và cách giải bài tập

Bài tập liên quan đến biến trở và cách giải bài tập

Bài toán Tính công suất điện và điện năng tiêu thụ và cách giải bài tập

1 2,895 04/01/2024
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: