VTH Giáo dục công dân 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Kết nối tri thức

Với giải Vở thực hành Giáo dục công dân lớp 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH GDCD 7 Bài 9.

1 2,327 14/11/2022
Tải về


Giải Vở thực hành GDCD 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 35

Bài 1 trang 35 vở thực hành GDCD 7: Em hãy quan sát các bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

VTH Giáo dục công dân 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Em hãy nêu tên và hậu quả của tệ nạn xã hội ở các bức tranh trên.

b) Ngoài ra, em còn biết các tệ nạn xã hội nào khác?

Trả lời:

- Yêu cầu a) 

+ Các bức tranh, để cập đến các tệ nạn: đua xe, cờ bạc, nghiện rượu bia.

+ Các tệ nạn xã hội này gây ra những hậu quả tiêu cực về sức khỏe, tâm lý, kinh tế của bản thân và gia định; gây rối loạn trật tự xã hội.

- Yêu cầu b) Các loại tệ nạn xã hội phổ biến hiện nay: ma tuý, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu, bia,..

Bài 2 trang 35 vở thực hành GDCD 7: Theo em, nội dung nào dưới đây là không phải là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

(Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn)

A. Do thiếu kiến thức, thiếu kĩ năng sống

B. Do tò mò, lười lao động, ham chơi.

C. Do đua đòi, thích hưởng thụ, thiếu tự chủ

D. Do quá trình đô thị hoá.

Trả lời:

Lựa chọn đáp án D

Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 36

Bài 3 trang 36 vở thực hành GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?

a) Trò chơi điện tử có thể gây nghiện.

b) Cấn hút thuốc lá để thể hiện bản lĩnh đàn ông.

c) Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của tất cả mọi người.

d) Chỉ người lớn mới mắc các tệ nạn xã hội.

e) Tệ nạn xã hội chỉ ảnh hưởng xấu cho cá nhân, không gây hậu quả xấu cho xã hội

Trả lời:

- Ý kiến a) Đồng tình. Vì: các trò chơi điện tử được thiết kế theo cách: cuốn hút người chơi, tạo ra các trò chơi đủ thử thách để khiến bạn vào chơi nhiều hơn nhưng không quá khó để làm người chơi bỏ cuộc. Do đó, game thủ thường cảm thấy mọi chiến thắng đều không bao giờ là đủ. 

- Ý kiến b) Không đồng tình. Vì: bản lĩnh của người đàn ông không được thể hiện thông qua hành động hút thuốc lá. Hút thuốc lá không chỉ gây hại cho sức khỏe của bản thân mà còn tác động xấu tới sức khỏe của những người xung quanh.

- Ý kiến c) Đồng tình. Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của mọi cá nhân.

- Ý kiến d) Không đồng tình. Vì: trẻ em cũng có thể vướng vào các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, sử dụng chất kích thích, đua xe trái phép,…

- Ý kiến e) Không đồng tình. Vì: tệ nạn xã hội không chỉ ảnh hưởng xấu cho cá nhân, mà còn gây hậu quả xấu cho xã hội

Bài 4 trang 36 vở thực hành GDCD 7: Em đồng tình hay không đồng tình với hành vi nào dưới đây? Vì sao?

a) L rủ Các bạn trong lớp cá cược bóng đá, ai thua sẽ phá bỏ tiền mua đồ ăn sống cho những người thắng.

b) Bà N dùng bánh kẹo để dụ dỗ trẻ em vận chuyển ma tuý hộ mình.

c) H kiên quyết từ chối khi được các bạn cùng lớp rủ đi xem bói.

Trả lời:

- Trường hợp a) Hành vi của L là sai, đây là một hình thức đánh bạc trái phép.

- Trường hợp b) Hành vi của bà N là sai, vi phạm pháp luật và pháp luật Việt Nam nghiêm cấm các hành vị vận chuyển, buôn bán trái phép chất ma tuý, đồng thời quy định trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi các chất ma tuý.

- Trường hợp c) Hành vi của H là đúng đắn vì việc xem bói là mê tín dị đoan, trái với quy định của pháp luật.

Bài 5 trang 36 vở thực hành GDCD 7: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:

T sinh ra trong một gia đình có bố, mẹ làm công chức nhà nước. Bố mẹ T đã đặt rất nhiều niềm tin và hi vọng vào cậu con trai học hành chăm chỉ, biết nghe lời. Kết thúc năm học cấp hai với học lực khá, T thi đỗ vào một trường Trung học phổ thông của tỉnh. Trong lớp, T chơi thân với một nhóm bạn luôn tỏ ra sành điệu, nhiều tiền. T đã tham gia tất cả các buổi liên hoan, tụ tập của nhóm bạn đó khi được rủ rê với một lí do là để bằng bạn bè.

Dần dần, T ít quan tâm tới việc học và những lời dạy bảo của bố mẹ mà chỉ thích cũng bạn bè chơi bời, tụ tập. Trong một lần liên hoan, nhóm của T rủ nhau uống rượu, nhảy nhốt. Trong lúc hơi choáng váng T cùng nhóm bạn đã sử dụng ma tuý do một bạn trong nhóm mua. Sau lần đó, cả nhóm đã tụ tập nhiều lần để sử dụng ma tuý.

Từ đây, đã bắt đầu bị lệ thuộc vào thứ bột trắng chết người đó. Bố mẹ T đã phải chịu bao tủi hổ, đắng cay và thất vọng ê chề vì có con là thằng nghiện khi mới 16 tuổi – lứa tuổi lẽ ra có những ước mơ, hoài bão nhưng T lại không làm được gì và tương lai chỉ là một màu đen tối.

a) Nguyên nhân nào khiến T mắc vào tệ nạn ma tuý?

b) T và gia đình phải chịu hậu quả gì?

Trả lời:

- Yêu cầu a) Nguyên nhân khiến T mắc vào tệ nạn ma tuý là do: 

+ T thích chơi bời, tụ tập, không chăm lo việc học

+ T bị bạn bè xấu lôi kéo, rủ rê

+ Bản thân T thiếu bản lĩnh, thiếu nghị lực nên đã sa ngã

- Yêu cầu b) Hậu quả:

+ T phải bỏ học giữa chừng của học kì cuối năm lớp 10, bị lệ thuộc vào ma tuý. Lứa tuổi lẽ ra đã có những ước mơ, hoài bão song T lại chẳng làm được gì khi trước mắt tương lai chỉ là một màu đen tối.

+ Bố mẹ T phải chịu bao tải hố, đắng cay và thất vọng, ê chề khi có con nghiện,

Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 37

Bài 6 trang 37 vở thực hành GDCD 7: Em hãy quan sát các tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

VTH Giáo dục công dân 7 Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội - Kết nối tri thức (ảnh 1)

a) Em hãy nêu những việc các bạn đã làm để phòng, chống tệ nạn xã hội trong những bức tranh trên.

b) Ngoài ra, học sinh có thể làm gì khác để phòng, chống tệ nạn xã hội?

Trả lời:

- Yêu cầu a)

+ Tranh 1: Các bạn nghe chủ Công an giảng bài về phòng, chống tệ nạn xã hội để bổ sung kiến thức cho bản thân

+ Tranh 2: Các bạn tích cực tham gia hoạt động tuyên truyền phòng, chống tệ nạn xã hội

+ Tranh 3: Bạn học sinh gửi đơn, thư vào hòm thư tố giác tội phạm để tố cáo những người có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

+ Tranh 4: Bạn từ chối ngay khi được một người bạn rủ rê hút thuốc lá điện tử.

+ Tranh 5: Các học sinh tham gia một buổi tọa đàm thảo luận về những việc nên làm để phòng, chống tệ nạn xã hội.

Yêu cầu b) Những việc học sinh có thể làm để phòng, chống tệ nạn xã hội:

+ Trang bị cho bản thân các kiến thức về tệ nạn xã hội; nói không với tệ nạn xã hội.

+ Chủ động từ chối khi bị rủ rê tham gia tệ nạn xã hội; báo cáo kịp thời cho nhà trường hoặc lực lượng Công an khi phát hiện các hoạt động tệ nạn xã hội, các con đường dẫn đến tệ nạn, đường dây hoạt động ma tuý, mại dâm, cờ bạc,..

+ Rèn luyện cho mình một lối sống giản dị, lành mạnh, có ý thức trang bị cho bản thân những kiến thức về pháp luật, những kiến thức về tệ nạn xã hội, những kĩ năng sống cần thiết để không sa vào tệ nạn xã hội.

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật và tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn trong nhà trường và địa phương để hưởng tới xây dựng một đất nước văn minh,...

Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 38

Bài 7 trang 38 vở thực hành GDCD 7: Xử lí tình huống.

Tình huống 1: Thời gian gần đây, trong bản của Á có một số trẻ nhỏ bị sốt và nổi ban đỏ trên cơ thể khiến người dân vô cùng lo lắng. Thầy mo bảo rằng trong bản đang bị nhiều ma quỷ quấy rối và yêu cầu mọi người làm lễ cúng trừ tà.

Nếu là A, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Mùng Hạ Tết, S được anh trai dẫn qua nhà một người bạn chơi. Khi đến nơi, S thấy một số người đang tụ tập đánh bài ăn tiền. Anh trai S không mang tiền nên ngỏ ý muốn mượn tiền mừng tuổi của S để chơi cùng mọi người. Anh còn hứa sẽ cho 5 tất cả số tiền thắng được,

Nếu là S, em sẽ xử lí như thế nào?

Trả lời:

- Xử lí tình huống 1: Có thể lựa chọn một trong hai cách sau:

+ Cách 1: A trực tiếp giải thích cho mọi người hiểu nguyên nhân khiến một số em nhỏ bị sốt và nổi ban đỏ (ví dụ: trẻ bị sốt xuất huyết, bị sởi,...) và khuyên mọi người đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ. Giải thích cho người dân hiểu việc cúng bái trừ tà là một hoạt động mê tín dị đoan, trái pháp luật và không mang lại hiệu quả chữa bệnh.

+ Cách 2: A có thể nói chuyện với bố mẹ hoặc tìm gặp những người có uy tín ở địa phương như trưởng bản, cán bộ chính quyền, công an, bộ đội, cán bộ y tế để nhờ hỗ trợ giải thích cho người dân hiểu về nguyên nhân khiến trẻ em bị sốt và nổi ban đỏ.

- Xử lí tình huống 2: S nên từ chối cho anh trai mượn tiền, đồng thời kiếm cớ đòi anh rời đi, sau đó nhẹ nhàng giải thích cho anh hiểu việc đánh bài ăn tiền là trái pháp luật và khuyên anh không nên tham gia.

Xem thêm lời giải Vở thực hành Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Bài 8: Quản lí tiền

Bài 10: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình

Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương

Bài 2: Quan tâm, cảm thông và chia sẻ

1 2,327 14/11/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: