VTH Giáo dục công dân 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng - Kết nối tri thức

Với giải Vở thực hành Giáo dục công dân lớp 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong VTH GDCD 7 Bài 6.

1 3,928 02/10/2022
Tải về


Giải Vở thực hành GDCD 7 Bài 6: Ứng phó với tâm lí căng thẳng

Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 23

Bài 1 trang 23 vở thực hành GDCD 7: Hãy ghi lại 5 tình huống gây căng thẳng mà học sinh thường gặp và biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

Tình huống gây căng thẳng cho học sinh

Biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

   

Trả lời:

Tình huống gây căng thẳng cho học sinh

Biểu hiện của cơ thể khi bị căng thẳng

- Áp lực học tập, thi cử

- Mâu thuẫn, bất đồng quan điểm với bạn bè

- Sự thay đổi của ngoại hình của bản thân khi đến tuổi dậy thì

- Bị bạn bè trêu chọc

- Sự mâu thuẫn, bất đồng quan điểm giữa bố và mẹ

- Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ, đau đầu, tim đập nhanh, hoa mắt, chóng mặt, đổ mồ hôi, đau bụng, tâm lí dễ cáu gắt,…

Bài 2 trang 23 vở thực hành GDCD 7: Kĩ năng ứng phó với tâm lí căng thẳng mang lại lợi ích gì?

(Đánh dấu X vào trước phương án em chọn)

□ A. Giúp ta thành công trong cuộc sống

□ B. Giúp ta ứng xử với người xung quanh một cách vui vẻ, nhẹ nhàng

□ C. Giúp ta tránh được những cảm xúc tiêu cực, có hại cho sức khỏe

□ D. Giúp ta có số cân nặng như mong muốn

□ E. Giúp ta trưởng thành, vững vàng hơn trong cuộc sống

Trả lời:

- Lựa chọn các đáp án: A, B, C, E

Bài 3 trang 23 vở thực hành GDCD 7: Theo em, để phòng, tránh, hạn chế các tình huống gây căng thẳng, chúng ta cần làm gì?

(Đánh dấu X vào trước phương án em chọn)

□ A. Lựa chọn các mục tiêu phù hợp với khả năng

□ B. Thích gì làm nấy

□ C. Luôn suy nghĩ mọi việc theo chiều hướng tích cực

□ Thức khuya, dậy muộn

□ E. Thường xuyên tập thể thao

□ G. Thực hiện chế độ sinh hoạt, học tập, nghỉ ngơi hợp lí

□ H. Tránh những mâu thuẫn không đáng có với người khác

Trả lời:

- Lựa chọn các đáp án: A, C, E, G, H

Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 24

Bài 4 trang 24 vở thực hành GDCD 7: Em đồng tình và không đồng tình với ý kiến nào dưới đây về cách ứng phó khi bị căng thẳng? Vì sao?

a) Viết những cầu tiêu cực lên mạng xã hội để giải tỏa.

b) Chia sẻ với bạn bè, người thân về vấn để mình đang gặp phải.

c) Suy nghĩ tích cực.

d) Tích cực tập thể dục.

e) Nghỉ ngơi, thư giãn và ngủ đủ giấc.

g) Tìm hiểu và thực hành các kĩ năng thư giãn như ngồi thiền, tập yoga

h) Ăn uống lành mạnh với nhiều rau, quả.

1) Trút giận lên em nhỏ, bạn bè hoặc vật nuôi trong nhà.

Trả lời:

- Em đồng tình với các ý kiến: b), c), d), e) g), h). Vì: đây là những cách ứng xử tích cực khi phải đối mặt với các tình huống căng thẳng.

- Em không đồng tình với các ý kiến: a), i). Vì: đây không phải là cách ứng xử tích cực khi phải đối mặt với các tình huống căng thẳng.

Bài 5 trang 24 vở thực hành GDCD 7: Em hãy nhận xét hành vi của các bạn dưới đây:

a) Kim bị các bạn trong nhóm hiểu lầm và nói xấu. Bạn rất buồn và căng thẳng, Kim đã để nghị gặp các bạn để cùng nói chuyện, giải thích rõ mọi chuyện.

b) Hải bị điểm kém bài kiểm tra giữa kì. Vì sợ khi mẹ biết sẽ bị mắng nên Hải đã giấu bài kiểm tra đi và nói dối mẹ về kết quả của bài

Trả lời:

- Nhận xét:

+ Trường hợp a) Kim đã biết cách xử lí khi gặp tình huống căng thẳng, cách giải quyết này của Kim sẻ làm cho các bạn không còn hiểu lầm, loại bỏ tình huống gây căng thẳng

+ Trường hợp b) Hải chưa biết cách xử lý khi gặp tình huống căng thẳng, cách giải quyết này của Hải sẽ không loại bỏ được tình huống gây căng thẳng.

Giải Vở thực hành GDCD 7 trang 25

Bài 6 trang 25 vở thực hành GDCD 7: Xử lí tình huống

Tình huống 1: Một bạn trong lớp đe dọa em, bắt em cho bạn chép bài trong kì thi sắp tới.

Tình huống 2: Một người bạn thân của em đang hiểu lầm em nên đã không nói chuyện với em, bạn đó còn thuyết phục một số bạn khác không chơi với em.

Tình huống 3: Dù sắp thi học kì nhưng em vẫn chưa làm hết các bài ôn tập.

Tình huống 4: Em bị bố mẹ hiểu lầm và mắng oan.

Trả lời:

- Xử lí tình huống 1: Em sẽ bình tĩnh, nhanh chóng báo cáo sự việc tới thầy/ cô giáo chủ nhiệm để nhờ thầy/ cô giúp đỡ.

- Xử lí tình huống 2: Em sẽ: trực tiếp gặp người bạn thân đó để trao đổi, cùng nhau tháo gỡ những hiểu lầm; tâm sự với người thân (bố mẹ, anh/ chị…)

- Xử lí tình huống 3: Em sẽ sắp xếp lại thời gian biểu để đảm bảo cân đối giữa việc ôn tập kiến thức với các hoạt động giải trí, nhằm giúp cho tinh thần thoải mái (khi tinh thần loải mái, không căng thẳng thì việc ôn tập kiến thức sẽ tốt hơn, nhanh hơn).

- Xử lí tình huống 4: Em sẽ tâm sự, giải thích lại sự việc để tháo gỡ những hiểu lầm giữa bố mẹ với mình.

Bài 7 trang 25 vở thực hành GDCD 7: Em hiểu thế nào về câu nói: Hãy mỉm cười trên khuôn mặt và trong cả suy nghĩ, nguồn năng lượng tích cực sẽ đến với bạn giúp xóa tan những điều tiêu cực.

Trả lời:

- Câu nói “hãy mỉm cười trên khuôn mặt và trong cả suy nghĩ, nguồn năng lượng tích cực sẽ đến với bạn giúp xóa tan những điều tiêu cực” cho em thấy: sự lạc quan, suy nghĩ tích cực chính là sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách.

Xem thêm lời giải Vở thực hành Giáo dục công dân lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

1 3,928 02/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: