Vở thực hành Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á - Kết nối tri thức

Với giải Vở thực hành Địa lí 7 Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm Bài tập trong VTH Địa lí 7 Bài 5.

1 2084 lượt xem
Tải về


Giải Vở thực hành Địa lí lớp 7 Bài 5: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Á - Kết nối tri thức

Giải VTH Địa lí 7 trang 16 Hoạt động hình thành kiến thức mới

Câu 1 trang 16 vở thực hành Địa lí 7 - Kết nối tri thức: Dựa vào thông tin và hình 1 trang 109, 110 SGK, hãy:

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của châu Á:…………………..

+ Tiếp giáp các đại dương: …………………..

+ Tiếp giáp các châu lục: …………………..

- Nêu hình dạng châu Á: …………………..

- Nhận xét kích thước lãnh thổ châu Á: …………………..

- Kể tên ba đảo lớn của châu Á: …………………..

Lời giải:

- Trình bày đặc điểm vị trí địa lí của châu Á: nằm ở bán cầu Bắc, trải dài từ vùng Xích đạo đến vùng cực Bắc.

+ Tiếp giáp các đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương

+ Tiếp giáp các châu lục: châu Âu và châu Phi

- Nêu hình dạng châu Á: dạng hình khối

- Nhận xét kích thước lãnh thổ châu Á: là châu lục rộng lớn nhất thế giới

- Kể tên ba đảo lớn của châu Á: đảo Xu-ma-tra; đảo Ca-li-man-ta; đảo Hôn-su

Câu 2 trang 16 vở thực hành Địa lí 7 - Kết nối tri thức: Nêu ba đặc điểm chung của địa hình châu Á.

Lời giải:

- Ba đặc điểm chung của địa hình châu Á:

+ Địa hình của châu Á rất đa dạng, gồm: núi và sơn nguyên cao, đồ sộ; cao nguyên và đồng bằng rộng lớn,…

+ Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh.

+ Các vùng núi cao, hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. + Các cao nguyên và đồng bằng thuận lợi hơn cho sản xuất và định cư.

Câu 3 trang 16 vở thực hành Địa lí 7 - Kết nối tri thức: Trình bày đặc điểm của các khu vực địa hình châu Á.

Lời giải:

Khu vực Đặc điểm
Trung tâm  
Phía bắc  
Phía đông  
Phía Nam và tây nam  

Lời giải:

Khu vực Đặc điểm
Trung tâm - Là vùng núi cao và hiểm trở nhất thế giới. Một số dãy nhí điển hình là: Thiên Sơn, Côn Luân, Hi-ma-lay-a
Phía bắc - Là các đồng bằng và cao nguyên thấp, bằng phẳng. Ví dụ: Đồng bằng Tây Xi-bia và cao nguyên Trung Xi-bia
Phía đông - Dạng địa hình chủ yếu là: núi, cao nguyên và đồng bằng ven biển. Ví dụ: đồng bằng Hoa Bắc…
Phía Nam và tây nam - Chủ yếu là các dãy núi trẻ, các sơn nguyên và đồng bằng nằm xen kẽ.

Câu 4 trang 17 vở thực hành Địa lí 7 - Kết nối tri thức: Nêu thuận lợi, khó khăn của đặc điểm địa hình châu Á đối với đời sống và sản xuất.

- Thuận lợi:

- Khó khăn:

Lời giải:

- Thuận lợi:

+ Các khu vực cao nguyên và đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho sản xuất và định cư.

+ Đa dạng về địa hình, có nhiều cảnh quan nhiên đẹp => thuận lợi cho phát triển du lịch

- Khó khăn:

+ Địa hình núi cao hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống.

+ Địa hình bị chia cắt mạnh => khi khai thác cần chú ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất.

Câu 5 trang 17 vở thực hành Địa lí 7 - Kết nối tri thức:

- Kể tên một số loại khoáng sản chính ở châu Á

- Nêu ý nghĩa của tài nguyên khoáng sản đối với sự phát triển kinh tế của các nước châu Á

Lời giải:

- Một số loại khoáng sản chính ở châu Á: than đá, dầu mỏ, sắt, crôm và một số kim loại màu như đồng, thiếc,…

- Ý nghĩa:

+ Tài nguyên khoáng sản phong phú là cơ sở cho sự phát triển các ngành khai thác, chế biến và xuất khẩu.

+ Cung cấp nguyên vật liệu cần thiết cho công nghiệp luyện kim, sản xuất ô tô…

Câu 6 trang 18 vở thực hành Địa lí 7 - Kết nối tri thức: Kể tên các đới, kiểu khí hậu ở châu Á.

Lời giải:

- Các đới khí hậu ở châu Á:

+ Đới khí hậu cực và cận cực

+ Đới khí hậu cận nhiệt.

+ Đới khí hậu nhiệt đới

+ Đới khí hậu xích đạo

- Các kiểu khí hậu ở châu Á:

+ Khí hậu ôn đới lục địa.

+ Khí hậu ôn đới gió mùa.

+ Khí hậu ôn đới hải dương

+ Khí hậu cận nhiệt địa trung hải

+ Khí hậu cận nhiệt gió mùa

+ Khí hậu cận nhiệt lục địa.

+ Khí hậu núi cao.

+ Khí hậu nhiệt đới khô

+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa

Câu 7 trang 18 vở thực hành Địa lí 7 - Kết nối tri thức: Hoàn thành bảng sau:

  Khí hậu gió mùa Khí hậu lục địa
Phạm vi    
Tính chất    

Lời giải:

  Khí hậu gió mùa Khí hậu lục địa
Phạm vi Phân bố chủ yếu ở: Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á Phân bố chủ yếu ở: các vùng nội địa và khu vực Tây Nam Á
Tính chất Mùa đông lạnh khô, ít mưa; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông lạnh, khô; mùa hạ khô, nóng; lượng mưa thấp khoảng 200 – 500mm.

Câu 8 trang 18 vở thực hành Địa lí 7 - Kết nối tri thức: Nêu ý nghĩa của đặc điểm khí hậu châu Á đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

Lời giải:

- Ý nghĩa của đặc điểm khí hậu châu Á đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

+ Thuận lợi: tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và hình thức du lịch ở các khu vực khác nhau.

+ Khó khăn: chịu nhiều tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai như bão, hạn hán, lũ lụt,…

Câu 9 trang 19 vở thực hành Địa lí 7 - Kết nối tri thức: Hoàn thành bảng sau:

ĐẶC ĐIỂM MẠNG LƯỚI SÔNG CỦA CÁC KHU VỰC CHÂU Á

Khu vực Đặc điểm mạng lưới sông Một số sông lớn
Bắc Á    
Đông Á,Đông Nam Á,Nam Á    
Tây Á,Trung Á    

Lời giải:

Khu vực Đặc điểm mạng lưới sông Một số sông lớn
Bắc Á - Mạng lưới sông dày.- Sông bị đóng băng vào mùa đông và lũ vào mùa xuân. - Sông Ô-bi- Sông I-ê-nít-xây- Sông Lê-na
Đông Á,Đông Nam Á,Nam Á - Mạng lưới sông dày, nhiều sông lớn; - Mùa lũ trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với mùa khô. - Hoàng Hà- Trường Giang- Sông Mê Công
Tây Á,Trung Á - Khí hậu lục địa khô hạn, sông ngòi kém phát triển. - Sông Ơ-phơ-rát- Sông Ti-grơ

Câu 10 trang 19 vở thực hành Địa lí 7 - Kết nối tri thức: Trình bày đặc điểm về khí hậu, thảm thực vật, động vật của đới lạnh, đới ôn hòa, đới nóng ở châu Á.

- Đới lạnh:

+ Khí hậu:

+ Thực vật:

+ Động vật:

- Đới ôn hòa:

+ Khí hậu:

+ Thực vật:

+ Động vật:

- Đới nóng:

+ Khí hậu:

+ Thực vật:

+ Động vật:

Lời giải:

- Đới lạnh:

+ Khí hậu: khí hậu cực và cận cực, lạnh giá khắc nghiệt.

+ Thực vật: chủ yếu là rêu, địa y, không có cây thân gỗ

+ Động vật: chủ yếu là các loài động vật chịu lạnh hoặc loài di cư

- Đới ôn hòa:

+ Khí hậu: khí hậu ôn đới lục địa (ở phía bắc); khí hậu cận nhiệt gió mùa (ở phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản); các khu vực nằm sâu trong lục địa có khí hậu khô hạn khắc nghiệt.

+ Thực vật: phong phú, đa dạng về thành phần loài

+ Động vật: phong phú, đa dạng về thành phần loài

- Đới nóng:

+ Khí hậu: khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo.

+ Thực vật: phong phú, đa dạng về thành phần loài

+ Động vật: phong phú, đa dạng về thành phần loài

Giải VTH Địa lí 7 trang 20 Hoạt động luyện tập và vận dụng

Câu 1 trang 20 vở thực hành Địa lí 7 - Kết nối tri thức: Trình bày đặc điểm thảm rừng ở châu Á. Nêu ý nghĩa của rừng đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên châu Á.

Lời giải:

- Đặc điểm thảm rừng ở châu Á:

+ Rừng lá kim phân bố chủ yếu tại vùng Xi-bia rộng lớn ở phía bắc

+ Rừng lá rộng cận nhiệt phát triển chủ yếu ở vùng phía đông, đông nam Trung Quốc và quần đảo Nhật Bản

+ Rừng mưa nhiệt đới và rừng nhiệt đới gió mùa phân bố ở Đông Nam Á và Đông Á.

- Ý nghĩa của rừng đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên:

+ Cung cấp nguồn gỗ

+ Điều hòa khí hậu

+ Là nơi cư trú của nhiều loài động – thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.

+ Chống xói mòn đất,…

Câu 2 trang 20 vở thực hành Địa lí 7 - Kết nối tri thức: Tìm hiểu và nêu đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta.

Lời giải:

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam được thể hiện thông qua nội dung sau:

+ Tổng bức xạ hàng năm lớn, điển hình là cán cân bức xạ luôn đạt dương.

+ Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20°C.

+ Lượng mưa lớn trong năm, phân đều các khu vực, dao động từ 1500 - 2000 mm.

+ Độ ẩm không khí rất cao (trên 80%) và cân bằng ẩm luôn dương.

Xem thêm lời giải Vở thực hành Địa lí lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Bài 6: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Á

Bài 7: Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực của châu Á

Bài 8: Thực hành: Tìm hiểu về các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi của châu Á

Bài 9: Vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên châu Phi

Bài 10: Đặc điểm dân cư, xã hội châu Phi

1 2084 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: