Trắc nghiệm Sai số của phép đo các đại lượng vật lí có đáp án – Vật lí lớp 10

Bộ 10 bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 Bài 7 Sai số của phép đo các đại lượng vật lí có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Vật Lí 10 Bài 7.

1 26,523 29/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lí

Bài giảng Trắc nghiệm Vật lí 10 Bài 7: Sai số của phép đo các đại lượng vật lí

Câu 1. Số avogadro có giá trị: NA = 6,022 13670. 1023 mol-1. Số (0) ở cuối có thể tăng hoặc giảm trong khoảng 4 đơn vị. Sai số tuyệt đối của hằng số này có giá trị nào?

A.±4mol1

B. 4.1023mol1

C. 4.1015mol1

D. giá trị khác A, B, C.

Đáp án: C

Giải thích:

Theo đề bài ra: Số (0) ở cuối có thể tăng hoặc giảm trong khoảng 4 đơn vị.

=> NA có thể đạt giá trị lớn nhất là:

NA = 6,022 13674. 1023 mol-1

Vậy: ΔNA=0,00000004.1023=4.1015mol1

Câu 2. Một học sinh đo độ tăng nhiệt độ của bình nước làm thí nghiệm bằng nhiệt kế chia độ tới 0,10C. Các nhiệt độ đọc được là: t1 = 26,50C; t2 = 31,20C. Độ tăng nhiệt độ có sai số kèm theo là bao nhiêu?

A.(4,70±0,05)0C

B.(4,7±0,1)0C

C.(4,7±0,2)0C

D. một kết quả khác

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có, độ tăng nhiệt độ:

t=t2t1ˉt=¯t2¯t1=31,226,5=4,70C

Theo công thức về sai số thì sai số tuyệt đối của t là:(Δt2+Δt1)

Mặt khác, đề bài cho bình nước làm thí nghiệm bằng nhiệt kế chia độ tới 0,10C

sai số tuyệt đối của Δt2=Δt1=12.0,1=0,050C

sai số tuyệt đối của Δt=(Δt2+Δt1)=0,10C

Kết quả:Δt=(4,7±0,1)0C

Câu 3. Tính điện trở theo định luật Ôm ta có:R=UI

Áp dụng công thức về sai số ta có kết quả nào?

A.ΔR=ΔU+ΔI

B.ΔR=ΔUΔI

C.ΔRR=ΔUU+ΔII

D. một kết quả khác

Đáp án: D

Giải thích:

Áp dụng công thức về sai số với một thương số, ta phải tính sai số tương đối và cộng tất cả các sai số có liên quan, được kết quả:

ΔRR=ΔUU+ΔII

Câu 4. Để xác định tốc độ của một vật chuyển động đều, một người đã đo quãng đường vật đi được bằng (16,0±0,4)m trong khoảng thời gian là (4,0±0,2)s. Tốc độ của vật là:

A.(4,0±0,3)m/s

B.(4,0±0,6)m/s

C.(4,0±0,2)m/s

D.(4,0±0,1)m/s

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có:

v=stˉv=ˉsˉt=164=4m/s

Sai số tỉ đối của thương số:

Δvˉv=Δsˉs+Δvˉv=0,416+0,24=0,075

Δv=0,075ˉv=0,075.4=0,3m/s

Kết quả:v=(4,0±0,3)m/s

Câu 5. Thả rơi tự do một vật từ đỉnh tháp thì thời gian vật chạm đất được xác định bằng (2,0±0,1)s. Nếu lấy gia tốc trọng trường tại nơi thả vật chính xác bằng 10m/s2 thì chiều cao của tháp là

A.(20±0,1)m

B.(20±0,5)m

C.(20±1)m

D.(20±2)m

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có công thức tính độ cao:

h=12g.t2ˉh=10.222=20m

Sai số tỉ đối:Δhˉh=2Δtˉt

Δh=2Δtˉtˉh=2.0,12.20=2m

Kết quả:h=(20±2)m

Câu 6. Lực F tác dụng lên một tiết diện hình vuông cạnh L. Nếu sai số tỉ đối trong xác định L là 2%. Xác định F là 4% thì sai số tỉ đối của phép đo áp suất là:

A. 8%

B. 6%

C. 4%

D. 2%

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có công thức tính áp suất: p=FSp=FL2

Sai số tỉ đối của phép đo áp suất là:

δ(p)=Δpˉp.100%δ(p)=Δpˉp.100%

Mà sai số tỉ đối:

Δpˉp=ΔFˉF+2ΔLˉL

=>δ(p)=Δpˉp.100%=(ΔFˉF+2ΔLˉL).100%=4%+2.2%=8%

Câu 7. Có hai điện trở: (3,0±0,1)Ω và (6,0±0,3)Ω. Phép đo điện trở tương đương của hai điện trở mắc nối tiếp sẽ có sai số tỉ đối bằng

A. 1,1%

B. 2,2%

C. 3,3%

D. 4,4%

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có:

Giá trị trung bình:

¯Rnt=¯R1+¯R2=3,0+6,0=9,0Ω

Sai số tuyệt đối:

ΔRnt=ΔR1+ΔR2=0,1+0,3=0,4Ω

Sai số tỉ đối:

δ(Rnt)=ΔRnt¯Rnt.100%=0,49,0.100%=4,4%

Câu 8. Thể tích của hai vật đo được bằng V1=(1,02±0,02)cm3V2=(6,4±0,01)cm3. Tổng thể tích của hai vật trên sẽ có giá trị bằng

A.(17,00±0,01)cm3

B.(16,60±0,03)cm3

C.(16,60±0,01)cm3

D.(17,00±0,03)cm3

Đáp án: B

Giải thích:

Ta có: V = V1 + V2

Giá trị trung bình:

ˉV=¯V1+¯V2=10,2+6,4=16,6cm3

Sai số tuyệt đối:

ΔV=ΔV1+ΔV2=0,02+0,01=0,03cm3

Kết quả V=(16,60±0,03)cm3

Câu 9. Khối lượng và khối lượng riêng của một vật rắn hình cầu đã đo được là (12,4±0,1)kg và (4,6±0,2)kg/m3. Thể tích của hình cầu là

A.(2,69±0,14)m3

B.(2,69±0,21)m3

C.(2,48±0,14)m3

D.(2,48±0,21)m3

Đáp án: A

Giải thích:

Ta có:V=mD

Giá trị trung bình:

ˉV=ˉmˉD=12,44,6=2,69m3

Sai số tỉ đối:

ΔVˉV=Δmˉm+ΔDˉD=0,112,4+0,24,6=0,051

=> Sai số tuyệt đối:

ΔV=0,051.ˉV=0,051.2,69=0,1370,14

Kết quả V=(2,69±0,14)m3

Câu 10. Đường kính của một quả bóng bằng (5,2±0,2)cm. Sai số tỉ đối của phép đo thể tích quả bóng gần bằng giá trị nào sau đây?

A. 4%

B. 11%

C. 7%

D. 9%

Đáp án: B

Giải thích:

Thể tích quả bóng là V=43πR3

Sai số tỉ đối của phép đo thể tích:

δ(V)=ΔVˉV.100%=3ΔRˉR.100%=3.0,25,2.100%=11%

1 26,523 29/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: